8/10/2015
Trong hai tỉnh – vùng Trung Quốc Việt Nam cần biết rỏ hơn, đây là đôi chút về :
Tỉnh Vân Nam - Yunnan, Trung Quốc
GS Tôn thất Trình
|
Vân Nam là một trong 23 tỉnh Trung Quốc ngày nay, cùng với vùng tự trị Qủang Tây, có biên giới chung với Việt Nam. Còn tỉnh Quảng Đông - Guangdong lại không tiếp giáp gì với nước nhà cả ( xem bản đồ đính kèm ). Quảng Tây -Guangxi tiếp giáp nhiều với Bắc Việt, lại không phải là một tỉnh Trung Quốc, mà là một vùng tự trị như Nội Mông, Ninh Hạ- Ningxia , Tây Tạng và Tân Cương- Xinjiang . Biên giới cùng Myanmar - Miến Điện , thuộc các tỉnh hay tiểu bang Shan và Kachin; cùng Lào thuộc các tỉnh Phongsaly, Oudomxay và Luang Namtha và cùng Việt Nam thuộc các tỉnh Hà Giang , Lào Cai , Lai Châu và Điện Biên ; dài đến 4060 km. Ở vùng biên giới đếm ra có 12 cảng sông quốc gia, 8 cảng biên giới tỉnh và trên 90 đường bộ dẫn tới các quốc gia láng giềng. Những nơi vượt biên giới là Hà Khẩu ( Hekou )- Lào Cai bằng đường bộ và đường xe lữa và đây là cửa khẩu biên giới duy nhất Việt ( Nam )- Trung ( Quốc ) chỉ mở cửa cho ai không phải là Tàu ( Hoa ) - không phải là Việt. Cửa khẩu Lào và Trung Quốc là Boten. Cửa khẩu Ruili - Muse là nơi duy nhất mở cửa cho ai không phải là Tàu, không phải là Miến Điện. Thêm vào đó, địa lý Vân Nam kế cận Thái Lan, Căm Bốt, Bangladesh và Ấn Độ. Diện tích tỉnh Vân Nam là 394 000 km 2, nghĩa là lớn hơn tổng diện tích Việt Nam chỉ là 329 277 km2 ( niên giám thống kê 2002 ). Nhưng chỉ đứng hàng thứ 8 về diện tích các tỉnh Trung Quốc .Biên giới Vân Nam chung với các tỉnh Trung Quốc là Tây Tạng - Tibet , Tứ Xuyên Sichuan, Quí Châu - Guizhou và Vùng tự trị Quảng Tây- Guangxi . Tọa độ Vân Nam là 25003’ Bắc vĩ tuyến và 101 0 52’ kinh tuyến Đông.
Dân số Vân Nam, năm 2006 là 40.5 triệu người, năm 2010 là 45.97 triệu , năm 2014 là 47.14 triệu . Ít hơn Việt Nam năm 2002 đã là 79.7 triệu rồi. Tính đến 1 tháng 7 năm 2014 dân số Việt Nam là 92,5 triệu, theo Ngân hàng Thế giới. Vân Nam là tỉnh Trung Quốc có 25 tộc dân, nhiều tộc dân nhất Trung Quốc, trong số 56 tộc dân Trung Quốc công nhận ( vùng tự trị Tân Cương - Xin Jiang chỉ có 47 tộc dân). Muốn được công nhận, tộc dân phải có ít nhất là 5000 người. Tộc dân chánh ở Vân Nam ngày nay là Hán , chiếm 67 % tổng số năm 2010. Cũng như nhiều nơi vùng Tây Nam Trung Quốc , Nhật chiếm đóng miền Bắc trong Thế Chiến Thứ II đã khiến dân Hán phải di cư vào Vân Nam. Nay Hán là đa số dân Vân Nam . Các tộc dân khác thành thiểu số chỉ còn chiếm 33 % tổng số, kể cả tộc dân chánh là “ Nghi - Yi”, chiếm 11 % tổng số. Các tộc dân khác là Bái( 3.6 % ), Hà Nhì ?-Ha Ni ( 3.45 ) , Tráng - Zhuang ( 2.5 7 % , Đại ( 2.7 % ), Miêu - Miao 9(2.55 % ), Hồi Lisu ( 1.55 %), Tây Tạng ( 0.3 % ), La hủ ?- La hu , Va , Naxi, Dao , Mán- Yao, Jingpo, Blang, Pumi, Nu, Achang, Benglong, Mông Cỗ, Drung, Ji nuo ….
Về hành chánh quản trị , nay Vân Nam gồm có 16 phủ, huyện - prefecture chia ra làm 8 thị tấn cấp huyện và 8 thị trấn tự trị xem bản đồ ghi số 16 phủ huyện tỉnh Vân Nam)
25 tộc dân thiểu số sống thành cộng đồng đông đúc , mỗi cộng đồng trên 5000 dân. 10 tộc dân thiểu số sinh sống ở các vùng biên giới và các thung lũng sông gồm các tộc dân Hồi - Hui( hồi giáo ) Mãn Châu , Bái , Naxi , Mông Cổ , Tráng - Zhuang , Dai , Achang , Buyei, và Shuiu cọng chụng lại là 4.5 triệu người, các tộc dân Hani, Yao, Lahu, Va, Jingpo , Blang và Jino, tổng số là 5 triệu, sinh sống ở các vùng núi thấp ; và ở các vùng núi cao là Miao, Lisu, Tây Tạng , Pumi , và tổng số là 4 triệu. Đa tộc dân cho nên ngôn ngữ cũng da dạng nói tiếng Miến Tạng là Bái, Nghi- Yi , Tây Tạng , Hani, Jingpo, Lisu, La hu , Naxi . Nói tiếng Thái ( Việt Nam gọi là tiếng Tày - Thái ) là Tráng - Zhuang, Bouyei, Dong, Shui, Thái Lự ? - Tailu và Thái Nùng ? Tainua . Cũng như ngôn ngữ Mèo, Hmong, Miêu - Miến. Đặc biệt là tộc dân Naxi nay dùng chữ viết - script Dongba là hệ thống chữ viết dựa trên hình vẽ -pictographic writing system , duy nhất còn dùng trên thế giới ngày nay. Chữ viết Dongba là cốt để cho các thầy chùa- sư sải Dongba chỉ thị cách nào thực hiện lễ lạc , nay chỉ còn là một đặc điểm cố hút dẫn khách du lịch mà thôi. Đa số thổ ngữ Tàu nói ở Vân Nam thuộc chi nhánh Tây Nam ngôn ngữ phụ tiếng Quan thọai - Mandarin và như vậy rất gần thổ ngữ địa phương các tỉnh Tứ Xuyên hay Quý ( Quế ) Châu - Guizhou. Ngòai các thổ ngữ địa phương, dân Vân Nam cũng nói tiếng Hoa ( Tàu ) tiêu chuẩn - standard chinese ( Hoa phổ thông - putonghua , cũng thường được gọi là “ quan thọai - mandarin : báo chí, chánh phủ hay để dạy học dùng. Về tôn giáo thì có 5 triệu người theo 5 tôn giáo Trung Quốc chấp nhận : 2.6 triệu nghĩa là 6 % tổng số dân là Phật giáo, 620 0000 hay 1.4 % là Hồi giáo, 530 000 hay 1.2 % là Tin Lành -Protestants, 240 0000 hay 0.5 % là Đạo( Lảo ) giáo - Taoists , và 66 000 hay 0.1% là Cơ đốc- Catholics Theo các điều nghiên các năm 2004 và 2007 thì các năm đó chừng 32.22% thờ đạo ông bà- thờ cúng tổ tiên và 2.75% tuyên bố là theo Thiên Chúa Giáo . Tàu Hán theo các tôn giáo truyền thống, dân Nghi - Yi theo Bimoism ?, dân Bai theo Benzhuism ? . Dân Dai là một trong vài tộc dân Tàu theo Phật Giáo Theravada ( Tiểu thừa ? ) . Đa số dân Hui theo Hồi Giáo và đa số các tộc dân Lisu, Jingpo và Derung theo Thiên chúa giáo - Christianity.
Chút ít lịch sử tỉnh Vân Nam
Người tiền cổ Nguyên mẩu -Yuanmou Homo erectus các kỷ sư làm đường xe lữa khai quật vào thập niên 1960, đã được qui định là họ người- homonid xưa cổ hóa thạch nhất Trung Quốc . Vào thờI kỳ Đồ Đá Mới ,Tân Thạch- Neolithic period đã có nhiều người định cư ở vùng hồ Dian, dùng dụng cụ bằng đá và dựng lên nhà gỗ sơ sài. Khỏang thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, CN- BC , vùng trung tâm Vân Nam là quanh thủ phủ Côn Minh- Kunming ngày nay, có tên là Di An . Tướng nhà Châu ( Chu ) là Tráng Kiều - Zhuang Qiao chiếm vùng này từ thượng lưu sông Dương tử - Yangtse River , tự xưng là “Vua Dian - King of Dian” . Chính ông và những kẻ theo ông đem tới Vân Nam ảnh hưởng Tàu ( Hán ? ) , khởi đầu một cuộc di cư và mở rộng văn hóa vùng này. Năm 221 trước C. N., Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc và nới rộng uy quyền về phía Nam . Các khu quân sự và phủ huyện được thành lập ở Vân Nam. Một đường cũ ở Tứ Xuyên tên gọi là “Đường Năm Bộ - Five Foot Way “ được mở rộng về phía Nam gần Qùi, Cù kinh ? - Qujing ngày nay, ở phía Đông Vân Nam .
Các cuộc chiến tranh Hán ( Tàu ) và Dian bắt đầu thời vua Vũ , muốn mở rộng triều đại nhà Hán. Năm 109 trước CN , vua Vũ phái tướng Quốc Thường ( Chương ? )- Guo Chang tiến đánh Vân Nam , thiết lập dinh quân sự Nghi, Nghĩa Châu - Yizhou và 24 huyện. Dinh đóng quân là huyện Dianchi - Di an Trì , thị trấn Kim Ninh- Jinning ngày nay. Một huyện khác có tên là Vân Nam - Yunnan lần đầu tiên. Để mở mang thêm buôn bán với Miến Điện và Ấn Độ, Vua Vũ cũng phái Đường Mãng,, Mạnh - Tang Meng đên duy trì và nới rộng “ Đường Năm Bộ” , đổi tên là” Đường Man Di Tây Nam - SouthWest Barbarian Way “. Tới lúc này, kỷ thuật nông nghiệp đã cải thiện đáng kể ở Vân Nam. Dân địa phương đã sử dụng dụng cụ đồng thau, nuôi một lọat súc vật như trâu bò, ngựa, cừu, dê,heo và chó. Các nhà nhân chủng học đã qui định là các dân gian này liên quan đến tộc dân Thái. Họ sinh sống bằng cộng đồng bộ lạc , đôi khi do dân Tàu bị đày ải lảnh đạo. Vào thời đại Tam Quốc , lảnh thổ Vân Nam, Tây Quý Châu và Nam Tứ Xuyên gọi chung là Nam Trung - Nanzhong . Suy sụp uy quyền Tàu trung ương đưa đến một tự trị lớn hơn cho Vân Nam và uy quyền lớn hơn cho cơ cấu bộ lạc địa phương. Năm 225 sau CN, nhà chánh trị lỗi lạc Gia Cát Lượng( Khổng Minh ) - Zhuge Liang chỉ huy 3 đạo quân đánh dẹp các bộ lạc Vân Nam . Ông bắt Mạnh Họach - Meng Huo bảy -lần và được ca dao truyền khẩu Tàu ca tụng.
Trong thế kỷ thứ 4, miền Bắc Trung Quốc bị các bộ lạc du mục phía Bắc chiếm cứ . Vào thập niên 320, nhóm Khương ? -Cuan di cư vào Vân Nam. Trần Khương - Cuan Chen tự xưng Vương và bá chủ Hồ Dian, khi đó còn tên là Hồ Côn Chuân - Kunchuan . Nhóm Cuan cai trị Vân Nam trên 400 năm. Năm 738 , Phì Lạc Cát ?- Piluoge, được vua Đường xác nhận là Vua Vân Nam , thiết lập vương quốc Nam Châu- Nanzhao. 13 vua Nam Châu cai trị hơn 2 thế kỷ và đóng một vai trò quan trọng cho liên hệ năng nổ giữa Trung Quốc và Tây Tạng . Năm 937, Đòan Tây Bình- Duan siping lật đổ Nam Châu và thiết lập vuơng quốc Đại lí - Dali. Năm 1253, Đại Lí bị đế quốc Mông Cổ chiếm đóng, triều đại Đòan nhập vào Mông Cổ và trở thành tòan quyền tỉnh mới . Hòang tử Mông Cổ gửi đến cai trị vùng này bị giết chết. Năm 1273, Hốt Tất Liệt- Kublai Khan cải cách tỉnh và bổ nhiệm Semuren Sayid Ajall làm tòan quyền . Tỉnh Vân Nam thời nhà Nguyên cũng gồm có miền Thượng Miến Điện, sau các chiến dịch Miến Điện vào các thập niên 1270 và 1280. Nhưng khi nhà Nguyên thất thủ năm 1368, triều đại Minh phá tan các kẻ trung thành với nhà Nguyên do Basalaxarmi lảnh đạo và chiếm Vân Nam các năm đầu thập niên 1390. Nhắc lại là năm thế kỷ từ buổi đầu độc lập, dưới các triều Ngô (939 - 965 ), Đinh ( 968 - 979 ), tiền Lê ( 980 - 1009 ) đến các triều Lý ( 1010 -1225 ), Trần ( 1226 - 1400 ), Lê ( 1428- 1527 ), nước Việt Nam đã thành tựu tiêu biểu một nền văn minh Phục hưng Đại Việt , hay nền văn hóa Thăng Long, kế thừa và phát huy di sản văn hóa cổ đại thời dựng nước vừa phát triễn nâng cao cơ sở sáng tạo của nhân dân và giao lưu văn hóa với các nước láng giềng. Trong thời kỳ này, dân tộc ta còn ghi vào lịch sữ những võ công hiển hách của hai lần phá Tống ( 981 và 1077 ) , ba lần bình Nguyên –Mông ( các năm 1258, 1285- 1288 ) và 20 năm đuổi Minh( 1407 – 1427 ) .
Trong triều đại Minh và Thanh, nhiều vùng rộng lớn Vân Nam được cai quản dưới quyền chế độ tù trưởng - thủ lảnh địa phương. Cuộc chiến với Miến Điện cũng xảy ra ở thập niên 1760, vì các tù trưởng địa phương cả hai nước Trung Quốc và Miến Điện đều cố gắng cũng cố đất đai biên giới. Dù rằng phần lớn đã bị bỏ quên, cuộc Nổi Lọan Panthay đẩm máu của tộc dân Hồi hồi giáo và các tộc dân thiểu số khác chống lại nền cai trị Mãn Châu của triều đại Thanh đã gây ra cái chết của gần 1 triệu người tại Vân Nam. Chánh sách Thanh triều có tên là làm sạch tỉnh khỏi dân hồi giáo - washing off the Muslims -xiHui. Vân Nam cũng bị các sự cố chiến tranh kháng Nhật, khiến cho nhiều dân tị nạn miền Biển Đông và các cơ xưởng công nghệ dờì sang Vân Nam. Tỉnh đảm nhận một ý nghĩa chiến lược, đặc biệt khi Con đường Miến Điện - Burma Road từ Lashio ỏ Miến đến Côn Minh được chống giữ mảnh liệt, vì đây là con đường cung cấp quan trọng sống chết cho cố gắng chiến tranh của Trung Quốc, Chống Nhật. Viện đại học Liên Đại - ? Lianda University ở miền Đông Trung Quốc bỏ chạy đến Trường Sa - Changsa , thủ phủ tỉnh Hồ Nam - Hunan. Nhưng quân Nhật thả bom Trường Sa tháng hai năm 1938. 800 giáo viên và sinh viên phải chạy trốn một lần nữa, cuốc bộ 1000 dặm ( trên 1600 km ) đến Côn Minh, thủ phủ Vân Nam thuộc vùng núi non Tây Nam Trung Quốc. Nơi đây họ thiết lập Viện đại học Liên Đại - Lianda. Trong 8 năm trời chiến tranh thảm khốc, họ đã sống còn và họat động ở những nhà của tạm dựng, thỉnh thỏang còn bị Nhật dội bom. Thiếu thốn đủ mọi thứ thực phẩm, trang bị, sách vỡ, áo quần và các nhu cầu khẩn thiết khác; thế nhưng họ đã quản trị một viện đại học cận đại. Trong 8 năm chiến tranh ( 1937 -1945 ), Lianda đã nổi tiếng khắp Trung Quốc vì đã đào tạo ra rất nhiều nhà hàn lâm, học giả, các nhà khoa học và trí thức Trung Quốc. Đặc biệt là hai nhà duy nhất đọat giải Nobel vật lý học của Trung Quốc, đã tòng học ở Lianda tại Côn Minh.
Đôi chút địa lý
Địa chất
Vân Nam là bìa mép viễn đông của nâng cao Hy Mã Lạp Sơn. Được đẩy lên vào thời Pleitoxen - Pleistocene, đặc biệt Trung Pleistocene, dù rằng nâng cao vẫn tiếp diễn ngày nay. Phía Đông tỉnh là một cao nguyên đá vôi có địa hình Karst và sông ngòi không đi lại được chảy qua các hẻm - gorge núi cao. Các hình thành chánh yếu trên mặt cao nguyên là Hình thành Mao Khẩu -Mao Kou thời Permian Thấp hơn-Lower Permian, đặc điểm là các trầm tích đá vôi dày ; Hinh thành thời Lower Permian Kỳ Hạ - Qixia đặc diểm là đá vôi đolomitic và đá đôlomitic - dolostones, các basalt của Upper Permian của Hình thành Ermeishan( tên củ là cao nguyên basalt Omeishan ) và các đá cát đỏ, đá bùn, đá đất thịt và các tập hợp của Mesozoic - Paleogene, gồm luôn cả Hình thành Lữ Phong - Lufeng và nhóm Lữ Nam - Lunan,( Lumeiyi, Xiaotun , và các hình thành Caijiacong ). Ở vùng này là Rừng Đá - Forest Stone hay Thích Lâm -Shi Lin , những tháp nhọn xoi mòn thẳng đứng đá vôi ( Hình thành Mao Khẩu ). Ở vùng miền Đông này, sông ngòi chảy theo hướng Đông. Nửa phần Tây có đặc điểm là các rặng núi và các sông ngòi chảy theo hướng Nam hay hướng Bắc.
Khí hậu
Vân Nam là một khí hậu dịu dàng, thời tiết dễ chịu và hiền lành, vì tỉnh nằm về phía sườn núi hướng Nam, nhận ảnh hưởng cả hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương , nhưng dù cho thời gian canh tác được dài, địa thế gồ ghề cống hiến ít đất đai trồng trọt được. Theo xếp lọai khí hậu Koppen, phần lớn tỉnh nằm trong cao nguyên phụ nhiệt đới ( Koppen Cwb ) hay vùng phụ nhiệt đới ẩm thấp ( Cwa ), có mùa đông dịu dàng đến ấm áp, và mùa hè vừa phải. Ngòai phía Nam gần như nhiệt đới, nơi nhiệt độ thường cao hơn 300 C ( 86 0 F ) trong nữa năm ấm áp. Tổng quát, nhiệt độ trung bình tháng giêng là từ 210 đến 27 0C ( 70- 81 0 F ). Vũ lượng trung bình hàng năm là từ 600 mm đến 2300 mm ( 24 đến 91 ngón - inch Anh ) . Phân nữa mưa rơi xuống từ tháng 6 đến tháng 8. Vùng cao nguyên có nhiệt độ ôn hòa. Vùng vực sâu - canyon phía Tây nóng nực và ẩm thấp tại các đáy thung lũng, nhưng trên các đỉnh núi gió băng giá thổi qua.
Địa hình
Lảnh thổ Vân Nam phần lớn núi non, đặc biệt ở phía Bắc và phía Tây. Những lọat dãy núi cao lan tràn khắp tỉnh. Có một vùng vực sâu khác biệt phía Tây và một vùng cao nguyên phía Đông. Độ cao trung bình là 1960 m ( 6500 bộ Anh ). Các núi cao nhất là ở phía Bắc, có khi trên 5000m- 16000 bộ ( nhắc lại là PhăngXiPăng cao nhất Việt Nam chỉ hơn 3000m ). Phía Nam, núi không cao qúa 3000 m ( 9800 bộ ). Núi cao nhất phía Bắc là đỉnh Kawagdebo ở huyện Deqin- Đức Khâm thuộc cao nguyên Di Khánh- Diking cao 6 740 m ( 22 110 bộ ). Núi thấp nhất ỏ thung lũng sông Hồng huyện Hà Khẩu, gần biên giới Việt Nam, chỉ cao 76.4 m ( 251 bộ ) .
Vân Nam có rất nhiều hồ. Tỉnh chứa 9 hồ lớn diện tích trên 30 km2( 12 dặm Anh vuông ). Gồm: Hồ Dian Trì- Dianchi gần thủ phủ Côn Minh, Hồ Phúc Hiến - Fuxian ở Dư Tây- Yuxi là hồ sâu đưng thứ hai Trung Quốc , Hồ Erhai gần TP Đại Lí , Hồ Lữ Gù - Lugu ở Ninh Lăng - Ninglang gần ranh giới Tứ Xuyên, Hồ Kỳ Lữ - Qilu phía Nam hồ Fuxian ở huyện Tống Hải- Tonghai , Hồ Dương Vĩnh - Yangzong ở huyện Yi Liang, Hồ Yilong và hồ Hưng Tôn - Xing yun …
Vân Nam là nguồn hai sông Tây Giang- Xi River ( tên địa phương là Nam Phan ? - Nanpan và Suối Hồng - Hongshui ) và sông Nguyên - Yuan River. Hongshui là suối nguồn chánh của Sông Tây . Bắt nguồn từ Nanpan ở phía Đông Vân Nam, chảy về Nam và về Đông làm thành ranh giới giữa tỉnh Quý Châu và vùng tự trị Quảng Tây . Dài 345 km ( 214 dặm Anh ) , nó hiệp với sông Dư - Yu ỏ Quý Bình , rồi sau đó trỏ thành Tây Giang. Đúng ra, Vân Nam có 6 hệ thống sông chánh yếu chảy qua :
-Sông Dương Tử tại tỉnh có tên là Tân Sa Giang - JinshaJiang ( sông Cát vàng - Golden Sands ) ỏ phía Bắc
- Sông Châu - Pearl River bắt nguồn gần Cù?kinh- Qujing chảy về Đông
- Sông Cửu Long ( Mê kông )- Lạn Thương Giang, Lancang jiang, chảy từ Tây Tạng đến Nam Hải ( Biển Đông ) làm thành biên giới giữa Lào và Miến Điện, giữa Lào và Thái Lan và ngang qua Lào, Căm Bốt và Việt Nam
- Sông Hồng - Red River ( Nguyên - Yuan, hay Hồng Hà- Honghe ) bắt nguồn ở núi phía Nam Dali rồi đến Biển Đông qua Hà Nội, Việt Nam.
- Sông Salween - Nujiang chảy đến Vịnh Martaban và Biển Andama, ngang qua Miến Điện.
- Sông Irrawaddy bắt nguồn từ nơi hai sông hợp nhau của tiểu bang Kachin - Miến Điện, có vài phụ lưu nhỏ tại viễn tây Vân Nam, tỉ như Dulongjiang và sông Taping và các sông thuộc huyện Đức Hồng - Dehong.
Tài nguyên thiên nhiên
Nguồn giàu có Vân Nam là tài nguyên khóang chất rộng lớn. Khai thác hầm mỏ là công nghệ đứng hàng đầu tỉnh. Vân Nam đã chứng minh chứa 86 trầm tích khóang chất lọai lớn nhất nước ở 2 700 vị trí. Chừng 13% trầm tích khóang chất chứng minh lớn nhất Trung Quốc và ⅔ trầm tích cũng thuộc lọai lớn nhất thung lũng sông Dương tử và miền Nam Trung Quốc. Vân Nam đứng hàng nhất nước về trầm tích kẻm, chì, thiếc, cadmium, indium, thallium , và crocidolite. Các trầm tích khác là sắt, than đá , đồng, vàng, thủy ngân, bạc, antimony và sulfur. Hơn 150 lọai khóang chất đã được klhám phá ở Vân Nam. Tiềm năng các trầm tích chứng minh trị giá 3 ngàn tỉ đồng nhân dân tệ, 40% là khóang chất nhiên liệu, 7.3% là khóang chất kim lọai và 52.7 % là khóang chất không kim lọai.
Vân Nam có đủ và nhiều sông, hồ. Dòng nước chảy hàng năm trong tỉnh là 200 km khối – cubic kilometers, 3 lần hơn sông Hòang Hà – Yellow River. Các sông từ ngòai chảy vào tỉnh tăng thêm 160 km khố , có nghĩa là mỗi ngườI Vân Nam có hơn 10 ngàn mét khối nước. Đây là con số 4 lần hơn trung bình Trung Quốc. Các nguồn tài nguyên thủy tính này tạo ra năng lượng thủy điện cao. Trung Quốc đang xây một lọat đập trên sông Mê Kông để phát triễn giao thông đường sông và nguồn điện lực. Đập thủy điện đầu tiên là ở Manwan năm 1993.
Đa dạng sinh học
Vân Nam là tỉnh đa dạng sinh học cũng như văn hóa nhất Trung Quốc. Tỉnh chứa núi đỉnh tuyết phủ đầy vàcác môi trường nhiệt đới thật sự, cho nên giúp hổ trợ một quang phổ to lớn nhiều lọai các lòai và cây cối khác nhau. Hoa trà mi Vân Nam – Camellia reticulata là biểu hiệu tỉnh. Mùa hè, Đại Cao Nguyên Tây Tạng hành động như thể một rào cản gió mùa, chụp bẩy ẩm thấp cho tỉnh. Điều này giúp cho hệ thực vật núi cao – alpine flora Vân Nam có lần được xem là “Tình trạng um tùm không nơi nào có cả” . Địa hình phối hợp với ẩm thấp nhiệt đới chịu đựng đa dạng sinh học cao cực kỳ và tính cách đặc hửu – endemism cao độ, có lẽ giàu thực vật học nhất các vùng ôn đới thế giới . Tỉnh đếm được 17 000 lòai thực vật cao cấp, trong đó ước lượng 2500 lòai là đặc hửu. Có người đã nói: Tỉnh Vân Nam chứa đa dạng thực vật trổ hoa bằng tất cả mọi loài cây cối trổ hoa nhập chung của Bắc Bán Cầu.
Vân Nam chỉ chiếm ít hơn 4 % lảnh thổ Trung Quốc , nhưng lại chứa khỏang phân nữa chim chóc và lòai vật có vú Trung Quốc . Vân Nam là gia cư của con min – gaur Đông Nam Á , con bò rừng khổng lồ - giant forest dwelling ox , cọp Đông dương, và voi Á châu . Vài lòai đã biến mất ,có thể đã tuyệt tích tỉ như rùa hộp box turtle Vân Nam ,và vượn thần giữ nhà – lar gibbon Vân Nam . Khỉ mủi tẹt hếch snug nosed mon key Vân Nam hay khỉ Đen mủi tẹt hếch là một lọai linh trưởng – primates họ Cercopithecidae đang bị hiểm nguy.
Phần II: sẽ tiếp Phát triễn Vân Nam
Nông nghiệp Vân Nam
Nông Nghiệp Vân Nam giới hạn vào các đồng băng trên cao , các thung lũng mở và các đồi núi bậc thang . Đất bằng hiếm có, cho nên chỉ có 5% đất đai Vân Nam trồng trọt được . Lúa gạo là mùa màng chánh, sau nđó là bắp ( ngô ) lúa mạch , lúa mì , hột cải làm dầu ăn - rapeseed , khoai lang, đậu nành ( đổ tương ), trà , mía, thuốclá và bômg vải . Trên dốc núi cao ở miền Tây, nuôi súc vật và trồng cây đốn gỗ tỉ như giá tị - teck , một tài nguyên gía trị ở Tây Nam. Thuốc lá là sản phẩm xuất cảng chánh yếu và là một thành phần lớn của GDP . Hơn nữa , tiềm năng cạnh tranh mạnh mẽ của Vân Nam là công nghệ trồng cây trái và rau đậu –vegetables , đặc biệt là rau đậu tươi hay sấy khô và táo tây-pom tươi. Vân Nam là một trong những vùng thế giới tài nguyên dồi dào nhất về nấm hoang dã ăn được. Trung Quốc kê khai là có 938 lọai nấm ăn được, trong số này 800 lọai thuộc Vân Nam . Năm 2004, Vân Nam xuất khẩu 7 740 tấn nấm hoang dã ăn được, chiếm 70% tổng số nấm Trung Quốc xuất cảng . Lọai nấm tên gọi là “ nấm thông- pine mushroom” là một sản phẩm chánh yếu của tỉnh và xuất khẩu số lượng lớn sang Nhật.