Y học thường thức Bác sĩ Trần V Diên
Zikalà một loại siêu vi khuẩn phát hiện năm 1947 lấy tên từ khu rừng Zika gần hồ Victoria ở Uganda. Siêu vi khuẩn Zika gây bệnh có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da, viêm não Nhật Bản, và West Nile. Zika lây truyền qua vết cắn của muỗi Aedesđã bị nhiễm vi khuẩn. Bệnh Zika đã có mặt ở khu vực nhiệt đới của châu Á và châu Phi từ năm 1950. Năm 2007, bệnh này lan truyền đến đảo Yap, liên bang Micronesia, sau đó về phía đông qua Thái Bình Dương đến Polynesia thuộc nướcPháp, tiếp đến đảo Phục Sinh; đến 2015 qua Trung Mỹ, vùng Caribbean, và Nam Mỹ, nơi sốt Zika đã đạt đến cấp đại dịch. Các trường hợp đầu tiên được phát hiện ở Brazil; quốc gia này đang bị ảnh hưởng nặng nhất với hơn 1 triệu rưởi trường hợp chiếm đến con số 0,72% của dân số Brazil.
Bệnh do virusZika gây ra hiện chưa có thuốc điều trị và cũng chưa có thuốc chủng ngừa vì vậy diệt siêu vi khuẩn truyền lây bệnh với sự tham gia tích cực của cộng đồng là biện pháp hiệu quả nhất nhờ vào việc phòng bệnh.
Nhiễmvirus Zika thường không có hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, tương tự như dạng rất nhẹ của bệnh sốt xuất huyết. Zika có thể lây từ bà mẹ qua thai nhi. Điều này có thể dẫn đến tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và các biến chứng não nghiêm trọng khác. Người lớn có thể nhiễm Zika rất hiếm, nhưng khi bị nhiễm bệnh dẫn đến hội chứng Guillain Barrehiện diệnvới hội chứng tổn thương thần kinh có thể gây tê liệt.
Vào tháng 01/2016, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ CDC (Control Disease Center) đã ban hành hướng dẫn du lịch các nước bị ảnh hưởng, bao gồm cả việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa tăng cường, và hướng dẫn cho phụ nữ mang thai nên xem xét hoãn chuyến du lịch. Chính phủ một số nước và các cơ quan sức khỏe trên thế giới cũng đưa ra cảnh báo du lịch tương tự.
Ngày 01/02/2016, Tổ chức WHO (Wolrd Health Center) ban bố tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế về Zika, sau khi tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hàng đầu về dịch tễ học, y tế công cộng và bệnh truyền nhiễm từ khắp thế giới tại một cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp y tế quốc tế. Zika đã lây hơn 70 quốc gia, trong đó có 57 quốc gia tiếp tục có sự lây truyền của virus Zika do muỗi truyền lây, khiến nguy cơ xảy ra dịch là rất lớn. Tổ chức này cảnh báo dịch Zika có thể diễn biến trước khi được kiểm soát và khuyến cáo các biện pháp chống muỗi và tránh bị muỗi đốt.Có hai dòng Zika: dòng châu Phi, và dòng châu Á. Nghiên cứu loài cho thấy virus lây lan ở châu Mỹ có liên quan chặt chẽ nhất đến dòng châu Á, trong đó có đợt bùng nỗ dịch tại Pháp. Trình tự bộ gen hoàn chỉnh của Zika đã được xuất bản. Ở Tây bán cầu Zika được tìm thấy là 89% giống với kiểu gen Phi, nhưng liên quan di truyền chặt chẽ nhất là ở Polynesia, Pháp năm 2013-2014.
Virus Zika lây truyền cho người qua trung gian là muỗi cái Aedes aegypti, dân gian gọi là muỗi vằn. Muỗi này rất thích đốt người, hút máu ban ngày cao điểm vào sáng sớm và chiều tối. Ngoài ra cũng có một số dòng muỗi cùng chi với Aedes aegypti Aedes như A. africanus , A. apicoargenteus, A. furcifer, A. hensilli, A. luteocephalus và A. vitattus cũng có thể lan truyền siêu vi khuẩn. Sau khi hút máu có chứa virus Zika, thời gian để siêu vi khuẩn phát triển trong muỗi là khoảng 10 ngày, sau đó muỗi có khả năng truyền Zikađến người hoặc động vật khác khi hút máu và truyền bệnh.
Sự lây lan do muỗiAedes aegypti được đánh giá là rộng lớn nhất, hầu như loài muỗi này đã có mặt ở hầu các châu lục, bao gồm Bắc Mỹ và các ngoại vi của châu Âu.Các hoạt động thương mại và du lịch làm tăng sự lây lan loại siêu vi khuẩn Zika này.Ngoài lây truyền qua muỗi đốt là con đường chủ yếu, còn nhiều đường lây truyền khác có thể truyền Zika từ mẹ sang thai nhi, qua quan hệ tình dục. ARN của Zika được phát hiện trong máu, nước tiểu, tinh dịch, dịch não tủy, nước ối và sữa của người nhiễm Zika.Zika có thể được truyền từ đàn ông cho các đối tác tình dục của họ. Tính đến tháng 4/2016 đã ghi nhận ở 6 quốc gia: Argentina, Chile, Pháp, Ý, New Zealand và Hoa Kỳ ghi trong đợt dịch năm 2015.
Năm 2009, Brian Foy, một nhà sinh học tại Đại học bang Colorado Hoa Kỳ đã truyền Zika sang vợ của ông. Trước đó ông đã đến thăm Senegal để nghiên cứu về muỗi, và đã bị muỗi cắn. Một vài ngày sau khi trở về Mỹ, ông cảm thấy bị bệnh, được xác định là một căn bệnh gây ra bởi virus Zika, khi có quan hệ tình dục không an toàn với người vợ của mình. Sau đó, bà ta đã phát triển các triệu chứng của bệnh Zika như nhạy cảm quá mức với ánh sáng. Foy là người đầu tiên mà được biết tới đã truyền siêu vi khuẩn Zika từ muỗi qua đường tình dục. Và một người đàn ông tại Texas (Mỹ) được phát hiện nhiễm siêu vi khuẩn Zika do quan hệ với bệnh nhân vừa trở về từ vùng bệnh dịch ở Venezuela. Thông tin được Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Dịch bệnh Mỹ (CDC) xác nhận ngày 02/02/2016.
Các nhà khoa học đưa ra cảnh báo rằng virus Zika có thể tồn tại trong tinh trùng của người đàn ông, tuy nhiên người ta vẫn chưa biết nó sẽ sống được bao lâu và khi nào nó sẽ bị lây nhiễm khi quan hệ tình dục. Trong khi chờ đợi, CDC khuyên những người đàn ông trở về từ các vùng có bệnh Zika hãy tạm ngưng quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su trong một thời gian (chưa xác định).Zika có thể lây từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.Nhiễm virus Zika gần hạn khả năng có thể được truyền đi trong cả thai kỳ và lúc sinh con, mặc dù đến nay cho điều này vẫn chưa được chứng minh một cách khoa học.
Ngày 04/02/2016, Brazil đã xác nhận 2 trường hợp nhiễm virus Zika qua đường máu.Ngày 05/02/2016, các nhà khoa học tại một viện y tế công cộng của Brazil thông báo đã tìm thấy virus Zika trong nước bọt và nước tiểu của hai bệnh nhân được xác định là nhiễm loại virus nguy hiểm này. Đây là lần đầu tiên,virus gây teo não Zika được phát hiện. Gia tăng mối lo ngại loại virus này có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau.
Thời kỳ ủ bệnh Zika vẫn chưa rõ, nhưng có khả năng là vài ngày. Chẩn đoán phân biệt sốt zika bao gồm Sốt xuất huyết Dengue, Chikungunya, Parvovirus, Rubella, Enterovirus, Adenovirus, Alphaviruses, Sởi; nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng như Leptospirosis, Rickettsia, nhiễm liên cầu tan huyết nhóm A, Sốt rét. Với các dấu hiệu bệnh lý như khởi phát sốt nhẹ (37,8-38,5 °C), phản ứng viêm, phản ứng dị ứng có ban sần trên da, viêm kết mạc, viêm khớptrông giống như bệnh gout. Những triệu chứng này thường nhẹ và kéo dài từ 2 đến 7 ngày.
Sốt Zika bắt đầu với một cơn đau đầu nhẹ và tiến triển thành phát ban sần với sốt và đau lưng. Sau hai ngày, phát ban bắt đầu giảm. Đến ngày thứ ba, cơn sốt giảm xuống chỉ còn phát ban. Sốt Zika là một bệnh tương đối nhẹ, chỉ một trong 5 người có các triệu chứng điển hình không gây tử vong, nhưng tác nhân thực sự để gây bệnh của virus này thì chưa rõ.Việc chẩn đoán cần dựa vào biểu hiện lâm sàng cũng như yếu tố dịch tễ gợi ý.
Virus này có thể được phát hiện bởi test phản ứng nhanh Elisa, qua sự hiện diện của kháng thể immunoglobulin M(IgM) chống lại virus Zika trong huyết thanh. IgM có thể phát hiện từ 3 ngày sau triệu chứng khởi phát đầu tiên, tuy nhiên có thể sai sót khi xuất hiện phản ứng chéo với các virus khác trong nhóm flavivirus như Dengue. Các xét nghiệm chẩn đoán nhanh chóng tìm kháng thể chống lại virus dengue có thể xảy ra trường hợp dương tính giả trong một cơn sốt Zika, đặc biệt là nếu bệnh nhân đã bị nhiễm flavivirus trước đây có thể dẫn đến việc chẩn đoán sai. Trường hợp đầu tiên là ở Quần đảo Yap, ba bệnh nhân sốt Zika được thực hiện một chẩn đoán nhanh bệnh sốt xuất huyết tích cực.
Việc chẩn đoán xác định dựa trên các phát hiện của virus bằng RT-PCR hoặc phân lập virus trong tế bào nuôi cấy. Các tìm kiếm có thể được thực hiện bằng PCR trên các mẫu máu thu được trong giai đoạn virus trong máu nhiễm trong vòng tối đa 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng, nhưng một nghiên cứu gần đâyvào tháng 1/2016, dựa trên 1.067 mẫu được thực hiện với 855 bệnh nhân trong 6 tháng cho thấy RNA Zika được phát hiện tốt hơn bằng PCR trong nước bọt và trong máu, nghiên cứu này cho thấy nước bọt tăng tỷ lệ phát hiện tổng thể phát hiện virus Zika và phương pháp này có lợi ích bổ sung cho lấy mẫu máu đang còn gặp khó khăn. Mẫu nước bọt được sử dụng để chẩn đoán sốt Zika tại Polynesia Pháp.
Ngày 02/02/2016, các nhà khoa học tại Đức cho biết đã phát triển thành công một phương pháp xét nghiệm nhanh virus Zika.Theo đó, phương pháp xét nghiệm nhanh ADN để phát hiện xem bệnh nhân có bị nhiễm virus Zika hay không đã được phát triển thành công. Sau khi lấy máu xét nghiệm, phương pháp này sẽ cho kết quả chính xác chỉ trong 2-3 giờ.Tổ chức WHO công bố virus Zika là nguyên nhân của hai hội chứng rối loạn thần kinh. Đó là gây teo não ở trẻ sơ sinh và hội chứng làm tê liệt hệ thần kinh ở người lớn (GuillainBarré).Virus Zika gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, có đầu nhỏ được định nghĩa là sự thoái hóa hay dị dạng não ở trẻ sơ sinh với kích thước đầu nhỏ hơn bình thường và đôi khi dẫn đến tử vong.
Tổ chức WHO cho biết có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Mỹ Latin bị ảnh hưởng bởi virus Zika, trong đó có Barbados, Bolivia, Guadeloupe, Guatemala, Puerto Rico và Panama, dự đoán khoảng ba đến bốn triệu người sẽ bị nhiễm virus Zika ở khu vực châu Mỹ nói chung trong năm 2016.Brazil là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus Zika, có gần 4.000 trẻ sơ sinh bị bệnh đầu nhỏ, với 49 người bệnh Zika bịtử vong.
Ngày 15/02/2016 một nhóm bác sĩ Argentina cho rằng nguyên nhân gây chứng teo não không phải virus Zika mà do hóa chất diệt ấu trùng muỗi có trong nguồn nước sinh hoạt tại Brazil. Loại hóa chất này có tên Pyriproxyfen này đã được sử dụng trong chương trình diệt muỗi quy mô lớn do chính phủ Brazil triển khai. Tuy nhiên, sau đó vài ngày, các quan chức y tế Brazil và WHO bác bỏ nhận định trên, rằng không có bằng chứng thuốc diệt muỗi chứa Pyriproxygen gây ra đợt bùng phát dị tật đầu nhỏ và vẫn nghiêng về giả thuyết thủ phạm là virus Zika.
Theo các chuyên gia của WHO, hội chứng GuillainBarré là một bệnh lý hiếm gặp khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần hệ thần kinh ngoại biên. Những triệu chứng đầu tiên của chứng rối loạn này bao gồm nhiều cấp độ của những cảm giác suy yếu hoặc tê buốt ở chân tay và phần trên cơ thể. Những triệu chứng này gia tăng cho đến khi các cơ không còn sử dụng được nữa và người bệnh gần như liệt hoàn toàn. Mặc dù có bệnh nhân hồi phục được, song phần lớn vẫn tiếp tục cảm nhận mức độ suy yếu. Hiện tại trong giới y học đang áp dụng phương pháp tăng globulin miễn dịch liều cao để điều trị.
Ngoài các hội chứng trên, một số nhà nghiên cứu cũng đã báo cáo trường hợp các bệnh nhân nhiễm virus Zika có triệu chứng phát triển viêm não và viêm tủy. Khi các tế bào thần kinh bị tổn thương, có thể dẫn đến rối loạn thần kinh. Bệnh nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước để chống mất nước. Dùng các thuốc hạ sốt,giảm đau như paracetamol, acetaminophen. Không dùng aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) như ibuprofen và naproxen cho đến khi loại trừ được sốt xuất huyết Dengue. Nếu đang dùng các loại thuốc cho những bệnh khác, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho dùng thêm thuốc bổ sung. Tuần lễ đầu tiên virus Zika được tìm thấy trong máu và truyền từ người bị nhiễm bệnh qua muỗi lây lan đến người khác.
Theo dõi các biểu hiện yếu, liệt cơ sau khi bị bệnh để phát hiện, xử trí sớm hội chứng Gulain Barre nếu có. Theo dõi phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh bị nhiễm virus Zika. Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai mỗi 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi. Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh.
Hiện chưa có thuốc để chống lại virus Zika. Việc điều trị chủ yếu dựa trên điều trị các triệu chứng. Thuốc paracetamol có thể được sử dụng để làm giảm cơn đau và sốt. Nên tránh việc sử dụng ibuprofen, aspirin, vì có khả năng gây ra hội chứng xuất huyết, phổ biến ở flaviviroses. Nếu phát ban có triệu chứng ngứa có thể dùng diphenhydramine. Việc phòng chống lây nhiễm chủ yếu thông qua kiểm soát các vector truyền bệnh.
Muỗi và nơi sinh sản của chúng là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với nhiễm virus Zika. Phòng ngừa và kiểm soát dựa trên việc giảm muỗi. Tại vùng có dịch cần triển khai các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng, vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước như các mảnh vỡ chai lọ, lốp xe, vỏ lon, vũng nước đọng... Đậy kín các lu chứa nước. Thả cá để diệt loăng quăng. Mọi cá nhân trong vùng dịch nên áp dụng các biện pháp hạn chế muỗi đốt như: Mặc quần áo kín, sáng màu, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, ngủ có mùng. Những nguyên tắc này cũng áp dụng đối với những người đã bị nhiễm bệnh nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Dùng những chất chống côn trùng,hướng dẫn trên nhãn sản phẩm phải được thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt chú ý và giúp đỡ nên được trao cho những người có thể không có khả năng tự bảo vệ mình đầy đủ, như trẻ em, người yếu hoặc người già. Trong thời gian bùng phát, cơ quan y tế có thể tư vấn để phun thuốc. Thuốc được đề nghị bởi đề án đánh giá thuốc diệt muỗi, WHO cũng có thể được sử dụng như larvicides để điều trị chứa nước tương đối lớn. Khuyến cáo người dân không nên đi du lịch đến các vùng đang có dịch bệnh để tránh lây lan bệnh. Tại Pháp, ngày 28/01/2016, Marisol Touraine, Bộ trưởng Bộ Y tế Pháp Marisol Touraine nhấn mạnh phụ nữ mang thai nên hoãn các kế hoạch chuyến đi đến Caribbean và French Guiana.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc chủng ngừa hiệu quả để chống lại các Flavivirus. Ví dụ, thuốc chủng ngừabệnh sốt vàngda và viêm não Nhật Bản đã được giới thiệu vào năm 1930, trong khi thuốc chủng ngừasốt xuất huyết chỉ mới gần đây. Việc hướng tới sự phát triển một loại thuốc chủng ngừa đang nghiên cứu ráo riết. Người ta ước tính có thể mất ít nhất 10-12 năm nữa sẽ có thuốc ngừa virus Zika.Ngày 02/02/2016hãng dược phẩm Sanofi (Pháp) thông báo đã bắt đầu nghiên cứu dự án phát triển thuốc chủng ngừa virus Zika.Bharat Biotech, một công ty dược phẩm Ấn Độ cũng tuyên bố sẽ phát triển thuốcchủng ngừa bệnh này.
Tuy vậy, trong thời gian chờ đợi thuốc chủng ngừa sẽ được phát minh, các nhà khoa học đề xuất ý tưởng dùng muỗi đột biến gen để ngăn ngừa virus Zika lây lan. Các thí nghiệm của Oxitec được tiến hành tại nhiều địa điểm khác nhau ở châu Mỹ La tinh và châu Á. Kết quả cho thấy giảm số lượng đến 90%. Mở ra một giải pháp mới cho việc giảm sự lây lan bệnh xuất xuất huyết và virus Zika trong khi các phương pháp chữa trị đang được nghiên cứu.
Virus được phát hiện ra vào năm 1947 từ khỉ Macaca Mulatta trong rừng Zika của Uganda.Vào năm 1968 đã được phát hiện trên con người ở Nigeria. Từ năm 1951 đến năm 1981, bằng chứng nhiễm trên con người đã được báo cáo từ các nước châu Phi khác như là Cộng hòa Trung Phi, Ai Cập, Gabon, Sierra Leone, Tanzania, và Uganda, cũng như tại một số nước châu Á bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam. Trong năm 2015, đã được phát hiện RNA của virus Zika trong ối của hai bào thai, chỉ ra rằng đã vượt qua nhau và có thể gây ra lây truyền dọc của các bệnh từ mẹ sang con. Ngày 20/01/2016, các nhà khoa học từ tiểu bang Parana ở Brazil đã phát hiện ra vật liệu di truyền của virus Zika trong nhau thai của một người phụ nữ bị sảy thai nhi vì tật đầu nhỏ, họ khẳng định rằng virus này có khả năng truyền qua nhau thai.
Sau Brazil, virus Zika lần lượt tấn công các quốc gia ở khu vực Nam Mỹ, các nước lân cận khu vực này và nhanh chóng lan sang Châu Á. Các quốc gia láng giềng của Việt Nam như Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore,... lần lượt lên tiếng xác nhận về những trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika. Đến ngày 05/04/2016, Bộ Y tế Việt Nam chính thức xác nhận 2 bệnh nhân dương tính với virus Zika tại Khánh Hòa và Sài Gòn. Ngay sau khi công bố thông tin trên, Bộ Y tế Việt Nam đã nâng mức cảnh báo với virus Zika trên toàn quốc.Ngày 29/08/2016, Y tế Singapore chính thức xác nhận có 1 trường hợp bị nhiễm Zika, và đặc biệt bệnh nhân này không đến bất kì quốc gia nhiễm Zika nào trong thời gian gần đây. Đến ngày 31/08/2016, số bệnh nhân tăng lên 82 người.
Ngày 02/02/2016, WHO ban bố Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế về virus Zika, được đặt trong cùng hạng mục với Ebola. Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi Zika gây bệnh đầu nhỏ là “sự kiện bất thường”, đòi hỏi phản ứng phối hợp nhanh chóng của toàn nhân loại.Văn phòng Tây Thái bình dương của WHO ở Manila (Philippines) dự báo virus Zika sẽ xuất hiện tại Đông Nam Á vì khu vực này có nhiều muỗi Aedes.Bộ Y tế các nước Đông Nam Á khuyến cáo tất cả khách du lịch, đặc biệt là những người đến từ Nam Mỹ và Trung Mỹ khi có triệu chứng sốt và sần đỏ phải báo cáo đến cơ sở y tế gần nhất.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế Việt Nam cùng với các cơ quan chức năng đang triển khai các hoạt động kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế; giám sát chặt chẽ các hành khách nhập cảnh, đặc biệt những người đi về từ những vùng đang có dịch để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cách ly, xử lý kịp thời; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh do virus Zika đáp ứng các hoạt động khi dịch bệnh xâm nhập.
Hơn 150 chuyên gia y tế trong một bức thư ngỏ đề nghị di dời thời gian hoặc không gian của Thế vận hội tại Rio vì dịch Zika. Trong một bài viết được công bố ngày 27/5/2016 viết cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Geneva, các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ sức khỏe toàn cầu. Nửa triệu người đi xem các trận đấu thế vận hội có thể bị nhiễm ở Rio de Janeiro và mang bệnh này về quốc gia của họ. 151 người ký là chuyên gia của các đại học và các trung tâm y tế ở 29 nước, bài viết được soạn thảo bởi Amir Attaran của đại học Ottawa (Canada), Arthur Caplan và Lee Igel của đại học New York (Hoa Kỳ)và Christopher Gaffney của đại học Zürich(Germany). Nhưng, Ủy ban Olympic Quốc tế bác bỏ bức thư này vì cho rằng, thời gian tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2016 ở Brasil tỉ lệ bị nhiễm Zika tại đây rất thấp, thậm chí là 0%.
BS Trần Văn Diên ngày 20/09/2016