13/3/2016
Đường hoa đưa đến đường tình
Võ thanh Nghi
|
Nghề trồng hoa tốn lắm công phu để cho ra những chùm hoa đẹp theo ý mặc khách tao nhân. Ngày xửa ngày xưa mỗi dịp Xuân về nhà nào cũng trồng vài líp hay ít hơn vài chậu hoa để đón Xuân về cho vui nhà vui cửa. Sức tiêu thụ hoa thời ấy nhỏ lẽ nên người trồng hoa chỉ dùng tay để bắt sâu đuổi bướm, nay thì có khác, do sức tiêu thụ lớn nên nghề trồng hoa hôm nay biến tướng thành những làng hoa như ở Sa Đéc, Nha Mân…nhưng phải có sự tiếp sức của thuốc sát trùng và cơ giới mới tạo thành làng hoa. Tuy nhiên có những làng hoa không xuất phát theo chiều hướng đó mà do sức lao động cần cù cũng tạo ra được làng hoa: Đó là làng hoa của nghề làm chiếu ở Định Yên xã, Lấp Vò huyện, cách Sa Đéc khoảng 30 km trãi dài ở quốc lộ 54. Làng hoa nầy không theo chu kỳ của mùa Xuân đón Tết mà có quanh năm suốt tháng. Sản phẫm tiêu thụ khắp miền Tây để nuôi sống những nông dân tay lắm chân bùn.
Mỗi sáng tinh sương hai bên đường người dân đem những bó lác được nhuộm màu xanh đỏ tím vàng… phơi nắng trãi dài theo con lộ tạo nên vẽ đẹp của “đường hoa” như ngày Tết. Không phải là hoa tươi mà là đường hoa khô do những chùm cây lác tạo thành là nguyên liệu dùng trong nghề dệt chiếu.
đường hoa của chiếu
Nghề dệt chiếu Định Yên đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng vẫn được các thế hệ giữ gìn. Một sáng cuối tháng giêng Bính Thân, chúng tôi dừng chân tại ấp An Bình, dù thời điểm này không vào mùa lễ hội để chiếu “hút hàng” nhưng tiếng máy dệt chiếu vẫn “dập” không ngừng tại nhiều nhà dân trong ấp. Để có 1 chiếc chiếu thành phẩm, đẹp, người làm ra chiếu phải qua nhiều công đoạn. Trước tiên, tuyển lựa các sợi lác cho đều nhau, không to quá cũng không được nhuyễn quá, sau đó mang đi phơi nắng độ 30 phút đến 1 giờ, khi nước nhuộm được đun sôi, mang lác vào nhuộm. Sau đó, lác được tiếp tục mang phơi nắng độ 1 buổi rồi mới mang vào dệt. Khi dệt xong, chiếu lại được mang đi cắt bìa, buộc chỉ bìa và phơi nắng.
Ghe chở lác đến bán tại chợ Định Yên
Chợ chiếu Định Yên không có quầy, sạp kinh doanh cố định, nhưng người mua, kẻ bán nườm nượp. Cảnh mua bán cũng lạ đời: Người mua tìm một nơi cố định ngồi chờ, còn người bán lại vác sản phẩm chiếu trên vai đi tới đi lui rao hàng, phát giá. Sau khi chọn được hàng và ngã giá xong, người mua thanh toán tiền, người bán giao hàng. Sau hai, ba giờ mua, bán tất bật, các thương lái gom đủ số chiếu đưa xuống ghe thuyền chở đi tiêu thụ khắp nơi, còn người bán hàng nhận tiền trở về nhà, lại ngồi bên khung dệt để đến đêm khuya hôm sau đem chiếu ra chợ.
Phơi chiếu thành phẩm
Tại làng chiếu Định Yên, dân gian còn truyền tụng câu ca dao: "Định Yên có vựa chiếu to. Lấy chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm". Các cụ cao tuổi ở đây kể: Sở dĩ, chợ chiếu nhóm họp vào lúc nửa đêm cốt là để trốn nộp thuế cho chủ chợ. Mỗi người bán có cây đèn dầu hoặc đèn mù u nên cả chợ tối om, chủ chợ không thể nào thu nổi thuế của một phần ba số người bán chiếu.Dân gian nơi đây còn dí dỏm đặt cho cái tên chợ không đụng hàng “ Chợ Âm Phủ” là vậy, không lệch chổ nào. Còn trên bến sông, các thương lái đã đóng thuế buôn chuyến nên không phải nộp tiền cho chủ chợ. Giờ đây, mọi thứ đã khác xưa, nhưng tập quán của chợ chiếu vẫn còn lưu giữ.
Chợ âm phủ
Nhắc đến đèn đốt bằng dầu mù u cũng nên nhớ lại ca dao “ Mù u hai tiếng mù u, vợ chồng đánh lộn con c…u nhịn thèm”. Mà cũng có nghĩa rằng: Cây mù u có chất độc nên chim chóc không dám đậu ăn sâu, ăn trái. Ngày xưa nơi chợ “ Âm phủ” nầy đa số đốt đèn bằng dầu cây Mù U và đuốc lá dừa để tạo ánh sáng nhóm chợ. Nay dọc theo con đường hoa nầy lại xuất hiện nhiều khúc gổ cây Mù U để tạo thêm một nghề mới là nghề làm thớt để chặt, bầm thức ăn hàng ngày. Cái thớt bằng cây mù u ưu điểm của nó là chặt, bầm không bông ra dâm cây, sẽ trộn lẫn lộn vào thức ăn nên được ưa chuộn hơn những cây khác. Khúc cây Mù U có đường kính khoảng 3 đến 4 tất, cưa ngang dầy khoảng 4 đến 4 phân, bào láng, gọt vỏ cho tròn là thành tấm thớt, bán khoảng 50.000 đến 70.000 kể ra thu nhập cũng cao. Cách lấy dầu mù u cũng lắm công phu, đến tháng 2 tháng 3 trái mù u chín, người ta hái tất đem về đập bỏ vỏ, lấy hạt sắt nhỏ phơi khô. Bỏ hạt vào nồi hấp chín cách thủy, lấy yếm dừa bó lại thành cục như đòn bánh tét, đưa vào bàn ép như ép búng sẽ cho ra loại dầu sền sệt, hơi ngã màu xanh, đem đổ vào dĩa hoặc chai xá xị, có tim bằng vãi cuộn tròn là thành cây đèn mù u để đốt. Công dụng của dầu Mù U cũng rất ưa chuộng là để sức ghẻ ngứa, ghẻ hòm rất đại tài. Tên cây Mù U nghe đã quê mùa quá, nên cũng mấy ai biết đến cây nầy. Cây nầy mọc hoang theo mương rạch, thân gổ cứng dùng làm cột cất nhà cũng tốt, trái chín rụng trôi theo dòng nước phát tán khắp nơi, nên nó mọc tự do khắp vùng nam bộ nên ít ai đề ý tới.
Cái thớt bằng gổ mù u thành phẩm
Rời làng hoa của chiếu Định Yên dong ruổi đến Định Hòa xã, Lai Vung huyện, chúng tôi có hẹn ngày họp mặt đồng môn NLS Cần Thơ niên khóa 1963, tại nhà anh Huỳnh Văn Công ở xa mới về để phụng dưỡng từ mẫu ở tuổi 98. Còn chúng tôi cũng ở tuổi “thất thập cổ lai hy” mà ai còn Mẹ, còn Cha cũng là điều hiếm. Xin chào mừng những anh, chị ở xa tận Xuân Lộc, Cần thơ, Cao Lãnh, An Giang đến dự còn mạnh khỏe lạng lách bằng Honda, và cũng buồn cho số bạn chân yếu tay mềm cũng như vĩnh viễn ra đi, nên đến dự ngày nầy cũng ít như: Anh Phước NLS/BL phu quân Chị Trừ, chị Lẹ, anh chị Nguyệt, anh Tâm, anh Kiệt, anh Thinh, anh Nghi cũng có vài anh đăng ký nhưng rồi cũng bận rộn nên lỗi hẹn. Chúng tôi đến dự với tấm lòng, trước là vấn an từ mẫu anh Công, thứ đến hàn huyên tâm sự trên 50 năm xa cách, nhưng ai ai cũng rộn ràng vui vẻ chào đón sung sức quá, nhiệt tình quá.
Điểm son ý nghĩa nhứt là các anh, các chị đến với anh Công có lẳng hoa tặng Mẹ. Không xa hoa đắc tiền, nhưng thiết kế theo ý tưởng hình “Nhủ hoa” cách điệu của người phụ nữ, người Mẹ đã cho giọt sửa đầu đời để tạo ra dóc dáng hình hài như ngày hôm nay. “Nhủ hoa” được nhô cao như dòng sửa căng đầy, xung quanh là 98 hoa vạn thọ chúc mừng Mẹ thọ ở tuổi 98, với dòng chử “ Chúc Thọ Mẹ 98 tuổi” tạo thêm duyên dáng cho Mẹ hôm nay, để tiếp sức cho Mẹ sống thêm ngày mai kiêm niên trường thọ với con với cháu. Chúng tôi cùng Chồng Vợ anh Công quây quần với Mẹ để chộp những tấm hình lưu niệm thật rỏ nét gây ấn tượng cho ngày họp mặt bỏ túi nầy.
Trái qua: Chị Công, chị Nguyệt,em anh Công, anh Thinh
Trái qua:A Phước, a.Công, a Nghuyệt, c Công, c Nguyệt, C Trừ, a Thinh,c Lẹ, a Chí Tâm a Nghi.
Ngồi: Mẹ anh Công và em gái .
Không khí trang trọng đã qua, chúng tôi được anh chị Công cùng gia đình anh chiêu đãi. Đặc sắc nhất là những món “ Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày…” thật tuyệt vời dù đi đâu, ở đâu những món ăn dân dã thuần túy của thôn quê rỏ nét, thấm thía tình bạn đồng môn xa lắc xa lơ. Không vui sao được, chúng tôi dù nam hay nữ cũng hòa chung một điệu như cùng giới tính, mà thời còn chung trường, chung lớp nào dám đâu. Đây nè, có vô vài lon thì bắt đầu “nổ” banh xác, những câu chuyện tiếu lâm mở màng cho những trân cười vở rạp. Xin phép tạm gợi lại vài câu chuyện, nếu không thích hảy cho qua…
-Uống sửa quá đát: Một chàng thanh niên rất trẻ, đẹp trai cưới một bà giàu có và… già, văn chương ngày nay gọi là “lái máy bay đầm già”
Sau tiệc cưới, chú rể trẻ và cô dâu già đi hưởng tuần trăng mật. Đêm đầu tiên, cô dâu và chú rể động phòng.
-Ai cũng chợt lo cho bà già, e rằng chàng rể đang tuổi sung mãn sẽ khiến cụ bà không chết thì cũng… lết!
Sáng hôm sau, mọi người nhận được hung tin: Chú rể trẻ lăn đùng ra chết lúc trời vừa hừng sáng.
Mọi người ai cũng quá đỗi ngạc nhiên, không ai chịu tin cho đến lúc tận mắt nhìn chàng trai nằm bất động!
Gia đình chàng trai quyết định nhờ một hội đồng bác sĩ rất giỏi khám nghiệm, tìm lý do.
Chỉ sau vài giờ làm việc, hội đồng bác sĩ đồng thanh kết luận: 'Chết do ngộ độc sau khi uống sữa quá hạn!'.
-Đi khám bệnh cho chồng: Vợ chồng của lảo nông thấy chồng mình biếng ăn mất ngủ, nên đến BS khám bệnh. Soi rọi một hồi BS phán rằng: Chồng bà có bú cổ phải không?(bướu cổ). Bà vợ rất đổi ngạc nhiên cải lại BS -Thưa BS tôi ăn ở với chồng tôi trên 40 mươi năm, có tói 7 đứa con, tôi biểt ý chồng tôi lắm. Ông nhà thường bú vú chớ không bao giờ bú cổ của tôi. Tôi vệ sinh tắm rửa cổ thường xuyên lắm, làm sao mà nhiểm bệnh nầy được. - BS: Bó tay…
Cả bàn tiệc vổ tay tán thưởng, các chị thì vô tư cười nức nẻ.
Đúng lúc đó, chị Công bưng đĩa chim rô ti ra còn giới thiệu mua tận Mỹ an Tháp Mười về đãi khách quí. Một anh ngẩu hứng đọc thơ “ Những cô gaí bán chim ở Bắc Mỹ Thuận” thời xa xưa đó:
“Đi qua bắc Mỹ Thuận
Nhộn nhịp khách lữ hành
Cô em mời đon đả
“Ăn chim em đi anh”
Nè, chim em mập lắm
Nè chim em ít lông
Chim em vừa mới lớn
Anh, ăn chim em không?
Chim em toàn những nạc
Chim em chẳng có xương
Anh sờ đi: toàn thịt
Lại to hơn chim thường
“Ừ, chim em bự lắm
Nhưng anh cũng… có rồi
Anh dừng lại xem thôi
Để anh đi, em nhé “
Xe chuyển bánh nhè nhẹ
Cô em còn ghé theo
Chim em, chim rất nhiều
Lần sau anh mua nhé
Nay qua sông Mỹ Thuận
Gặp cây cầu ước mơ
Thương cô em mười tám
Biết tìm đâu bây giờ?…”
Quí anh, quí chị thấy không, dân NLS là như thế, đến đâu cũng nhiều chuyện tiếu lâm góp vui là chính, ăn uống là mười…ôi vui quá xá là vui…
Vui cho mấy tiệc cũng phải tàn, chia tay nhau thật quyến luyến, hy vọng chúng ta còn gặp lại nhiều lần nữa.Đó là đường tình NLS.
Kính chúc quí đồng môn an khang, hạnh phúc, cát tường.
Ngày 9 tháng 3 năm 2016.
Võ Thanh Nghi- 1963 NLS-Cần Thơ.