Nông dân vui với ruộng đồng,
No cơm ấm áo mênh mông tình người.
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruông vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.
Trong lịch sử, nhiều nền văn minh lấy nông nghiệp làm nền tảng đã phát triển giai cấp nông dân, được tổ chức chặt chẽ nhất là trong nền văn minh Ai Cặp. Đến thời kỳ Hy Lạp, La Mã, hình thành dần tầng lớp tiểu nông từ những cơ sở ruộng đất lớn của chủ đất, hay chúa đất. Tiếp đó, ở nông thôn tầng lớp phú nông, địa chủ.
Ngày nay, nông dân có sinh hoạt tổ chức khác nhau trên từng địa phương, quốc gia. Nhìn chung, nông dân là những người nghèo, bị phụ thuộc vào các tầng lớp trên hay còn gọi là tá điền, nông nô. Ở các quốc gia vùng châu thổ các sông lớn ở Đông Nam Á, người nông dân lao động nặng nhọc nhưng hiệu quả công việc và khả năng làm việc. Ở các nước phương Tây, trung nông là tầng lớp quan trọng, tầng lớp tiểu nông ngày các ít đi. Ở Mỹ, chủ trang trại có sự hợp đồng với các công ty vật tư, hóa chất, cơ khí và sử dụng các nhân công tạm thời. Các chủ trang trại chiếm 10% nhưng nông dân làm ra gấp đôi sản lượng.
Nông dân Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến triển quan trọng đối với nông nghiệp ở nông thôn, đây là lực lượng chiếm số lượng đa số trong cả nước.
Nông dân chính là những người tích cực tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn, chủ động, sáng tạo trong xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng trong xã hội; trong quá trình tổ chức sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; trong gìn giữ nếp sống văn hóa, thuần phong mỹ tục và là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị cho xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay, nông dân giữ vị trí chủ thể. Đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn về kinh tế với văn hóa và xã hội, đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính.
Nhiều người Việt Nam với suy nghĩ rằng ngành nông nghiệp hay cụ thể nghề nông dân là một công việc vất vả, không cần phải đào tạo qua trường lớp. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của đất nước ta, đây hoàn toàn một quan niệm sai lầm. Nông nghiệp không chỉ là nghề trồng lúa, trồng cây mà hiện nay nông nghiệp còn gắn liền với công việc sản xuất và phân phối thực phẫm. Qua đó, vai trò và trách nhiệm của người nông dân cũng được củng cố đáng kể. Công nghệ khoa học mới đòi hỏi người nông dân phải có những kiến thức cơ bản và đúng đắn, có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả.
Bên cạnh đó, những tác động về công nghệ và phát triển xã hội, những người đầu tàu trong lĩnh vực này còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nông thôn, cụ thể là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Sinh viên tốt nghiệp có thể chọn làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn như nông nghiệp, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học dựa trên các vấn đề môi trường… Ngoài ra, sinh viên còn có thể chọn nhiều ngành khác.
Theo con đường truyền thống, các bạn trẻ sau khi học cấp trung học phổ thông có thể tham dự kỳ thi vào trường đại học để tiếp tục theo học ngành chuyên nghiệp về lãnh vực chuyên khoa nông nghiệp như: Đại học Nông Nghiệp, Đại học Nông lâm… Tùy thuộc vào ý thích của thí sinh muốn định hướng công việc của mình như thế nào trong tương lai thì có thể chọn các ngành học tương ứng như: Khoa Nông Học; Khoa Chăn nuôi; Khoa Thủy Sản; Khoa Thú Y; Khoa Quản Lý Đất Đai; Khoa Môi Trường Sống...
Lai Vung nổi tiếng quýt hồng,
Cư dân Đồng Tháp gieo trồng quanh năm.
Ngày 09/02/2017
Trần Văn Diên NLS Cần Thơ 1970-73