10/4/2016
Trở lại Kalaw (tt)
Gần đây, vấn đề thiếu nước ở đồng bằng sông Mekong đã làm “dậy sóng” internet khu vực, theo các chuyên gia, nguyên nhân chính ngoài biến đổi khí hậu còn là bởi việc xây dựng hệ thống đập thủy điện thượng nguồn một cách vô trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc. Nhiều người còn xem đó như là “vũ khí nước” mà chính phủ bá quyền phương Bắc sử dụng để ép các quốc gia hạ nguồn qui đầu vào vòng ảnh hưởng của họ. Tùy theo vị trí địa dư mà các nước giải quyết vấn nạn khô hạn theo cách riêng của mình, ví dụ Thái Lan đã dẫn một phần nước Mekong ở đoạn giòng chảy này đi ngang qua, vào các hồ dự trữ; Việt Nam thì đối phó bằng cách…xin anh cả xả nước giúp em! Mấy hôm nay, đồng ruộng An Giang và khu vực, nông dân bận rộn xuống giống khi nghe nói Cảnh Hồng xả nước, mọi sự có vẻ thuận lợi, nhưng người nông dân vẫn hồi hộp chờ cho tới khi những giọt nước trời rơi xuống vào tiết Cốc Vũ(khoảng từ 19 đến 21 tháng Tư dl)! Thế mới thấy tầm quan trọng tuyệt đối của nước.
Trong sản xuất, dù thô sơ cực kỳ hay hiện đại tối tân, yếu tố mà người ta đặc biệt chú ý đến chính là nước, ví dụ, điều kiện trước tiên để mở một nhà máylà người ta xem địa điểm được chọn có gần nguồn nước hay không? Thế nên các giòng sông luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.
Ngoài ra, như chúng ta biết, từ thời xa xưa, đường thủy là phương tiện thuận lợi nhất để đi lại và vận chuyển hàng hóa, nên các thành phố lớn, các trung tâm thương mại, các khu công nghiệp…luôn nằm trên bờ các con sông lớn hoặc dựa kề đại dương. Yangon trở thành cửa ngỏ giao thương quan trọng nhất của Miến Điện từ trước đến nay, nhờ nằm trên ngã 3 sông Yangon và sông Bago, lại cách vịnh Martaban chỉ 30km, do vậy các công trình quan trọng để phục vụ cho hoạt động thương mại, phát triển kinh tế …chính là những công trình được xây dựng trước tiên, khi chính quyền Anh đặt ách đô hộ lên đất nước này.
Sau một hồi chụp ảnh tại bến cảng, Zaw Minn chở tôi trở lại đường Strand, chạy ngược trở về hướng cũ, lần lượt vượt qua các công trình cổ thời thuộc địa nằm dọc theo 2 bên lề. Tôi xin phép giới thiệu một vài tòa nhà mà mình đi ngang qua nằm trên đường Strand.
1/Đầu tiên là Đại sứ quán Anh, tại số 80 đường Strand, xây dựng năm 1900, trước kia là Tổng hành dinh của Scottish Firm J&F Graham&Company.(Không kịp chụp ảnh)
2/Tiếp đến là Tổng cục Bưu Điện(General Post Office).
3/Khách sạn Strand, tại số 92 đường Strand, xây dựng năm 1896, là một trong những khách sạn lớn và lâu đời nhất Đông Nam Á.
3/Myanmar Airway, nằm sát với Văn phòng Cảng Vụ Myanmar.
Top of Form
Top of Form
Top of Form
4/Văn phòng Cảng vụ Myanmar (Myanmar Port Authority Office).
Myanmar Port Authority, tạm gọi là Cảng vụ Myanmar, thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải, đảm nhiệm việc quản lý và điều tiết hoạt động của các cảng biển Miến Điện. Cảng bắt đầu hoạt động từ năm 1880 nên các công trình phụ trợ cũng được xây dựng vào lúc này. Trên đường Strand, ngay góc Pasodan là một khối nhà với các cửa có vòm cuốn tròn theo phong cách Baroque và một tháp bánh ích rất nổi bậc, đó là văn phòng điều hành của Cảng vụ Myanmar, khối nhà này có mặt chính nằm trên đường Pasodan, từ số 2 đên 20. Đây cũng là một trong những hình ảnh tiêu biểu của kiến trúc thuộc địa Yangon, xây dựng năm 1920. Bên phía đối diện là một khối nhà, tuy không nổi bậc, nhưng cũng mang vẻ cổ xưa thú vị! Cả 2 đều thuộc Cảng Vụ Myanmar.
5/Tòa nhà thuế quan Myanmar(Customs House Building).
Năm 1852, tòa nhà Thuế Quan bằng gỗ được cất tại số 132 đường Strand, Yangon, chính là vị trí hiện tại của Hải Quan Myanmar. 15 năm sau, Ông Arthur Phayre, lãnh đạo Hải Quan Myanmar khi đó, đã dỡ bỏ để xây dựng lại tòa nhà gỗ 2 tầng cho kịp với đà phát triển kinh tế.
Từ 1886, khi chính quyền Anh tuyên bố toàn thể Myanmar là thuộc địa, thì nhiều hãng tàu, công ty nước ngoài đã tiếp cận, giao thương với Myanmar, như P.Handerson Shipping Line, Suact Channel(1869), Asia-Europe Voyage,…Đến lúc tuyến đường sắt xuyên lục địa New York-Sanfrancisco hoàn thành(1869), thì cũng là lúc các hãng tàu buôn thi nhau thành lập, các thương thuyền tăng tốc ngang dọc trên các đại dương, Yangon cũng như hầu hết các thương cảng lớn ở Á châu cũng bước vào thời kỳ nhộn nhịp!
Đến đầu thế kỷ 20, năm 1913, Tướng Toàn Quyền Harvey Adamson cho phép Ông Nicholson, 1 lần nữa, tháo dở tòa nhà Hải Quan bằng gỗ 40 năm tuổi, để thay thế bằng tòa nhà “mới” 4 tầng, theo lối kiến trúc thuộc địa đương thời, công trình hoàn thành năm 1915, tồn tại đến ngày nay, là một trong những công trình kiến trúc kiễu thuộc địa được bảo tồn tốt nhất.