RAU CẢI TRỜI
Cải trời luộc chấm cá kho, ngon tuyệt vời!
Rau cải trời là một loại rau hoang dã (rau rừng) mà dân thành phố mấy ai có được cái may mắn được thưởng thức món ăn dân dã nhưng thật ngon nầy?
Rau có mùi vị đặc biệt thoang thoảng lúc con non khi chưa trổ bông; có thể ăn sống chấm với đồ kho, lẩu mấm, luộc chín, xào, hoặc nấu canh đều ngon tuyệt! Để rau già mùi sẽ nặng hơn, khó ăn. Cải trời còn là một cây thuốc nam.
Mỗi năm khi gió chướng về ở miền Tây Nam bộ rau là rau cải trời bắt đầu mọc rộ trong vườn nhà tôi, xanh mướt nỏn nà. Xách rổ đi một vòng vườn nhà là hái đủ ăn. Mỗi năm rau chỉ mọc một mùa mà thôi, từ tháng 10-3 âm lịch. Hết mùa rau muốn ăn phải đợi sang năm! Cải trời thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae), có tên khoa học là là Gynura crepidioides và tên tiếng Mỹ là O kinawan spinach.
Ta phải công nhận là ca dao tục ngữ và những chuyện huyền thoại có tính cách lịch sử Việt Nam được truyền khẩu trong nhân gian là môt kho tàng văn học vô cùng phong phú. Chỉ là một loại rau rừng hoang dại thôi mà nó đã được người dân gắn bó với một dữ kiện lịch sử biến cây cải trời thành môt chuyện cổ tích để đời, nói lên đời sống khổ đau của một nàng thứ Phi của Nguyễn Ánh tên tục là Răm, dù là thân phận nữ nhi nhưng vì lòng yêu nước đã bạo dạn khuyên chồng đang bị thảm bại dưới đại quân quân Tây Sơn không nên cầu viện với Pháp xin viện quân, cổng rắn về cắn gà nhà để đánh với quân Tay Sơn, nên đã bị đài ải giam cầm chịu bao nỗi dắng cay. Con trai bà là Hội An tức cậu Cải vì bênh mẹ bị cha giết chết vất xác xuống bể. Con (cậu Cải) đã chết (về trời), người mẹ khổ đau (Răm) ở lại sống cuộc cay đắng.
Dân gian cảm thông nỗi khổ của bà nên sáng tác hai câu ca dao được truyền tùng rộng rãi trong nhân gian:
Gió đưa cây Cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay
Chú Chín Cali