23/8/2015
Phần 9 : DÂN CƯ
--------------------------------
Lời ngỏ : trong bài này có kể đén tên rất nhiều người, tất cả được dùng là tên thật, tên thường gọi thời ấy. Người viết nghĩ rằng có thể một bạn nào đó từng sống ở Blao, có thể có họ hàng hoặc thân quen với những người được nêu, nếu là thế hệ trẻ hãy theo dõi loạt bài này để phần nào hiểu được cuộc sống của ngày ấy. Còn quí vi sống cùng thời với người viết, rất mong được sự bổ sung cho đầy đủ hơn,với ý nguyện là sẽ làm lưu cảo cho chi tộc họ Bùi tại Bảo Lộc.( Bùi Tho)
Thủ phủ Hành Chánh của quận Blao tỉnh Đồng Nai Thượng đặt trong trại lính khố xanh mà dân tình quen gọi nơi làm việc của “Sếp đề lê ghê” (chef delegué) ở đó là một ngôi nhà xây mái ngói làm văn phòng và một số nhà ván lợp tôn dùng làm chỗ ở cho lính, ngoài vòng rào ở cánh tây là dảy nhà gia binh, cùng một chuồng lừa được làm bằng tranh tre nứa, vách đất. Cơ ngơi này có cổng nhìn về hướng bắc, với một khoảng đường ngắn nối với quốc lộ 20.
Dân cư sống theo con đường 20 kéo dài hơn một cây số nhà cửa đều làm bằng gỗ vách ván , mái tranh vách phên, lợp tôn hay lợp tranh, hầu như đều nằm ở mạn nam con đường, phía bên kia một cơ ngơi được lập nên qui cũ hơn với rừng cây thảm cỏ với những nhà sàn mái tôn vách ván, một lãnh địa riêng mà rất ít người được quyền lai vảng vào đó, dù có công nhân nhưng ít thấy người đi lại. Nơi ấy thể hiện có sự hoạt động nhờ sáng, trưa, chiều với hồi trống đầu tằm, tan sở cái âm thanh thùng thùng vì bị va đập vào cây cối vọng về để đến tai người nghe thành tiếng Bằm Bằm như được đánh trên mặt trống ướt. Đó là Sở Mới, cái cơ ngơi này được thành lập từ năm 1930 làm vai trò nghiên cứu canh nông, được gọi là sở Mới bởi trước đó có một cơ sở đã được thành lập các nơi này về phía Đà lạt 5 cây số được gọi là Phẹc , trung tâm thực nghiệm mà dân tình bấy giờ thường gọi là sở con trâu coi như là Sở Cũ.
Sở Mới riêng phần xây dựng nhà cửa gần văn phòng quận và trục lộ 20 gồm một số nhà cao cẳng cho các quan chức và văn phòng cùng một số nhà trệt dành cho công nhân thường là nhà gỗ lợp tôn, riêng nhà cao cẳng thì được đặt trên các trụ cao xây bằng đá chẻ, lối nhà này nhằm tránh thú dữ cũng như loại côn trùng độc hại, rắn rết…tương tự như nhà sàn ở miền trung du.
Đầu làng là một ngôi đình nhỏ vách gỗ mái tranh quanh đình là khu đất còn rừng lưa thưa đặc biệt là có nhiều cây đa to lớn tạo nên một khung cảnh có vẽ âm u. Nhắc lại rằng thời ấy mới lập làng đã hình thành tổ chức quản lý làng xã mà nhóm hương chức còn nhớ đến như quí ông Xã Bắc, Bộ Xu, Phó Ngữ, Hương Kiểm Búa, Thập Lân, Hương Cu, Bộ Cửu..đặc biệt nhất là có ông Đồng văn Giáp giữ tới chức Chủ Tịch hội đồng thị xã Blao. Quí vị hương chức ấy đã quyết định xây dựng đình làng Công Hinh, một người hiện còn sống năm nay 93 tuổi là ông Trần Đình Vọng có kể rằng thời ấy ông và ông Bùi Thơm là những thành viên mới nhập cư của làng, đã vào rừng đốn cây cắt tranh lập cái đình đầu tiên.
Cạnh đình một cặp vợ chồng canh giữ, chồng tên Phòng vợ tên Lượng bà vợ bị tàng tàng thường la mắng vu vơ, thời ấy người ta bảo rằng do giữa làng lập một cái lò rèn là không nên, cái lò rèn này lại nằm lề đường, cạnh nhà ông năm Cung một người ở Phan thiết lên lập nghiệp hình như ông ta làm việc ở ferme . Sát nhà ông Năm về cánh đông là cái nghĩa địa cũ không biết có từ lúc nào, cái lò rèn nằm ngay đầu nghĩa địa tiếng búa chan chát suốt ngày làm động các hương hồn nên mới khiến cho người giữ đình bị điên ? nói là điên nhưng chính là chị ta tàng tàng hát ca liên miên và cự nự khi nghe ai nói đến tiếng điên, chị ta chưa hề phá phách, làm phiền ai, cái lạ là vẫn ăn ở với ông chồng đàng hoàng, có điều hai vợ chồng lại không có con. Trong thời chiến tranh ,ông bà có nuôi một đứa con lai, người con này hiện định cư ở Mỹ vẫn thỉnh thoảng ghé về chốn cũ thăm bà con dù ông bà không còn.
Từ con đường 20 nối Sài gòn Đà lạt còn có những nhánh đường đất thường dẫn vào các đồn điền, ở mạn nam có sở trà của Vua Bảo Đại dân quen gọi như thế, kỳ thực có tên Sở Trà là Nam Phương, là tên bà hoàng hậu mà đức vua sủng ái lấy tên bà đặt cho đồn điền. Con đường bắt đầu ngay một trạm xá mà ngày ấy bà con quen gọi là nhà thương thí là một nhà gỗ lợp tôn, vách ván cứa kính kiến trúc từa tựa như những nhà của sở mới phía bên kia đường 20, đừơng dẫn vào sở chạy qua khu nhà công nhân, khu trồng trà đến sóc thượng Bà-lao Sê-Rê đến tận bờ sông dưới chân núi Đại Bình và tên con sông được gọi là sông Đại Bình, chữ đại bình người ta giải thích là bức bình phong lớn ngăn gió biển vì phía bên kia núi là đất Phan Thiết, nhưng chính xác xét từ tiếng người Thượng ở đây thì chữ Đại được người Kinh phiên ra từ chữ Đạ (là nước , dòng suối, dòng sông) nói rỏ ra là tên là dòng suối Dà Binh ( Chữ Koho )? Như vậy là núi được lấy tên dòng sông, Núi Đại Bình đó cách gọi văn hoa, chứ người dân lập cư ở đây quen gọi một cái tên cung kính khác mà theo tập tục nhiều nơi, nhiều dịa phương người ta vẫn gọi như thế : Núi Bà. ví dụ như ở Tây Ninh có núi Bà Đen.
Mạng nam đối diện với nghĩa địa cạnh nhà ông Năm Cung còn một con đường rẻ nữa vào một đồn điền trà và cà phê chủ là môt người Pháp tên Martin Chauvel, ông chủ này dùng toàn công nhân là người Thượng, người ta cũng kháo nhau rằng chính ông ta cũng lấy vợ là người Thượng nữa. Lãnh địa này không có người nào dám lai vãng bởi chỉ dùng người Thượng canh giữ khá nghiêm ngặt còn được sự hổ trợ của đàn chó berger rất dữ dằn.
Mạn bắc theo trục lộ 20, một con đường đối diện với đường vào văn phòng quận là đường của sở mới đi đến chuồng bò và suối số 3.
Cách đường đó khoảng 50 m về phía tây là đường phụ của sở mới, có những nhà cao cẳng dành cho quan chức và những nhà trệt thấp dành cho dân phu, đặc biệt có một nhà trệt xây dựng theo kiểu cách và vật liệu giống những nhà cao cẳng của sở được chính quyền đương thời làm trạm bưu điện mà dân thời ấy quen gọi là nhà dây thép. (Đàng sau đó là những nhà dài làm kho, đến 1958 thì Linh Mục Phạm Ngọc Lan mở trường tư thục trung hoc Cộng Hòa)
Cái làng Công hinh đó kéo dài từ đình làng theo quốc lộ 20 cho đến suối ông Bảy Chẻ, dân cư dường như được chia thành hai cụm, một cụm là xóm trong và một cụm là xóm ngoài ở dọc theo quốc lộ 20.
a/ Xóm trong gồm khu công nhân cho sở trà Bảo Đại họ được ở trong những căn nhà xây gạch lợp ngói, đa số người làm cho sở Bảo Đại là dân Huế cũng có thể là nhà vua bấy giờ ưu tiên đưa người mình vào khẩn hoang, lập nghiệp như các gia đình ông Vỹ, ông Quãng, ông Vọng, ông Sệ.... vườn trà của sở này có ranh giới được trồng một hàng cây dẻ cách biệt với xóm làng.
Cùng đi theo nhóm người làm sở Bảo Đại, hoặc bà con hoặc quen biết đã kéo thêm một số người Huế khác vào lập cư tạo thành một khu chuyển tiếp được gọi là xóm trên từ cổng sở mới vào sở Bảo Đại với những tên Bộ Xu ( Theo ông Loan cho biết thì ông Nguyễn Xu vào xứ này từ đầu thập niên 1930 ) Sau đến thợ Giàu, Diện Lùn, Diện Cao, Dương Pháp, Cai Hiền… có thêm hai nhà người Quảng đó là ông Ba Trì, Bốn Trác một trong hai nhà này có cây quế to, cả làng ai cũng biết.,…qua một con suối nhỏ thì có một nhóm dân cư ở gọi là xóm giữa sau trại lính khố xanh về mạn nam giáp giới với sở trà Chauvel phần đông là dân miền Trung là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên như ông Hương Kiểm Búa (bà hương kiểm là người mụ đỡ đầu tiên ở cái làng Bà Lao này)Tôn Cụt, Cai Lân, Hai Ý, Năm Non, sáu Nhơn, Bảy Phò, Tám Thơm, Chín Út., Hương cu....Qua nghĩa địa làng bên kia con đường dẫn vào sở trà Chauvel một cụm dân cư nữa được gọi là xóm dưới có nhà Bảy Sành, Năm Su, Mười tu, Tám cược, Cai Lợi, cai Dậu…
b/ Còn dọc theo quốc lộ, đầu làng được tính từ Sài gòn lên nhà đầu tiên phải kể đến là gia đình Đỗ Hữu, căn nhà gỗ khá bề thế ở mạn nam con đường đối diện với cột mốc ranh giới đất của sở mới, nhà có người con gái tên là Đỗ thị Sâm kết duyên với ông Quách Minh một tài xế chạy xe Sài gòn - Đà lạt nhờ quen biết với giới xe đò nên vợ chồng lập ra một tiệm trà ướp hương là một ngôi nhà gỗ trước cột mốc lấy tên là Đỗ Hữu, đó là hiệu trà đầu tiên ở Blao nổi danh từ Nam chí Bắc lấy nhản hiệu có hình chim bồ câu ngậm ngọn trà, Cơ sở này thành hình có thể cũng từ tác động của ông Đỗ hữu Thảo vốn là nhân viên của sở trà Cầu Đất, sau vì nhu cầu được vua Bảo Đại đem về làm cai ở sở trà Nam Phương..qua khỏi đình làng thì các nhà ông Bật, ông Lượng, ông Quản Chí vốn là một người lính cao hơn chức dội về hưu nhờ có học nên ông mở lớp dạy học, là người khai tâm cho rất nhiều con em của đất Blao thời ấy vì chưa có trường học.Tôi là một người trong số đó, kế đến là nhà ông Giáo Cầm còn gọi là ông Đồng văn Giáp, chính ông là thành viên hội đồng hành chính của Quận Blao thời ấy. Tiếp đó là nhà ông Hai ốm, bà Bảy Bụt, ông Ba Lực, Cai Miều, ông Vui, bà Tham Tùng, Sáu Thuyết (là phụ huynh của Nguyễn thị Đăng Đàn NLS Bảo Lộc), đến ông Tư Giản, Tám Đầu Hủ, Hai Hườn.
Khu trung tâm là nơi gần văn phòng quận có các nhà Tư Xuân, Ba Khìn, Thợ Triêm, Hòa Ký, bà Bảy Sên Xáng, Vận Ký, Bình Ký…rồi đến nhà Ông Xã Bắc, Hương Cu, Bộ Cửu, ông Bác Thảo, Ông Mới, Ba Phấn, Quản Chương, Ba Nghĩa, Vĩnh Lợi, Sáu nhị, Phan Mành , Hai Thắng, Cu Nghinh, Bảy Vẽ, Tổng Phi,Lý Xướng, ông bà Thư, Bốn chạng, Bảy chẻ…
Mạn bắc con đường 20 có một số dân vốn là công nhân của sở mới vì họ ở trong phần đất thuộc sở, đàng sau những gian nhà đó rừng rậm vẫn còn.
Với con số nhớ được như đã nêu trên thì số lượng dân cư ngày ấy rỏ ràng không nhiều, đây là nêu những người tự tìm kế sinh nhai đã đến khẩn hoang xứ này. Trong lúc hình thành chính nhóm người Kinh thường là do dân mộ vào các đồn điền trà, sở mủ ngo hoặc dân phu lục lộ trong quá trình làm đường thấy khí hậu đất đai ở đây tốt nên chọn làm đất sống. Dĩ nhiên phải kề đến những tác động mạnh nhất là do những người làm việc cho văn phòng hành chánh quận Blao, những người làm việc cho các trung tâm thực nghiệm canh nông như ở Ferme có các ông Cai Qui, Cai Liêm …và Sở Mới như quí ông Huỳnh Hòa, Trần văn Điều.. Ông Điều còn làm Trắc Địa Viên cho quận Blao là một Phật tử thuần thành của Chi Hội Phật Học Công Hinh, ông từng làm Gia trưởng GĐPT Minh Đức, một người mà chúng ta biết tên vốn là Giáo Sư trường Trung Học Nông Lâm Súc Cần Thơ, thầy Nguyễn Hiền Lương là con rể của ông, và một người nữa hiện nằm trong hội Cựu Học Sinh NLS Bảo Lộc ở Hoa Kỳ đó là Trần Danh Dự là con trai của ông.
Những người làm Quản lý cho các đồn điền của Pháp như gia đình ông Trần văn Vinh, từ Trà Vinh làm quản lý cho sở trà Pitchené chính là con rể của ông bà Trần văn Ngữ, mà dân thời ấy quen gọi là ông Phó Ngữ.
Ông Trần văn Ngữ từ Phan thiết lên, chỉ huy làm đường quốc lộ 20 từ đầu thập niên 1930 khúc đường Djiring lên Đa lạt sau về lập vườn ở Ferme, được biết trước đó ông đã làm từ quốc lộ 1, rồi đường rẻ từ Ma lâm qua Gia Bắc đền Djiring rồi tiếp tục là quốc lộ 20 hướng lên Đà lạt.
***
Sau năm 1955 dân cư Blao tăng nhanh bất ngờ nhờ phong trào di cư, và khu vực mới thành hình gọi là trại định cư như Thánh tâm, Tân Bùi ,Tân Hà, Tân Thanh, Tân Phát, Lam Sơn……
Bùi Tho
Vua Bảo Đại
Hoàng Hậu Nam Phương