|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Dấu tích trường xưa-Giảng đường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
26/3/2017
Dấu tích trường xưa
Bùi Tho
|
DẤU TÍCH TRƯỜNG XƯA
Viết về trường TH Nông Lâm Súc Bảo Lộc.
CÁC GIẢNG ĐƯỜNG
Chúng ta quen gọi nôm na là nhà học hay văn hoa hơn là giảng đường.
Trường có 3 nhà học nằm chênh nhau cùng nhìn ra quốc lộ 20 mang tên A, B, C Lối kiến trúc như nhau với nền nhà hình chữ U, mái lợp fibro cement, tường gạch , đặc biệt hai đầu hồi xây đá kiểu, phía trước là một mái bê tông cốt thép che trọn phần hành lang đi lại. Cửa kính, riêng cửa sổ mặt trước là cửa lật nhỏ, mặt sau là cửa chống nguyên cánh. Đây là lối kiến trúc miền núi xứ lạnh.
Mỗi nhà gồm 8 phòng chính và 2 phòng vệ sinh. Riêng nhà C chỉ có 7 phòng vì có một phòng rộng gấp đôi và không thể nào chúng ta quên tên là C6.
Thời Nông Lâm Súc, ba nhà được phân như sau :
-Nhà A ban Canh Nông
-Nhà B ban Thủy Lâm
-Nhà C ban Mục Súc.
1/ Nhà A : phòng 1 chưng bày tiêu bản vật phẩm Canh nông.
Phòng 2 Thí nghiệm Canh Nông.
Phòng 3,4,5,6 phòng học.
Phòng 7 sinh hoạt gia đình.
Phòng 8 phòng thính thị.
2/ Nhà B : Phòng 1 chưng bày tiêu bản ,vật phẩm Thủy Lâm ( chú ý nhất là những lóng gỗ to gồm: Cẩm lai ,gõ đỏ ,Trắc, Căm xe.....)
Phòng 2 kho máy móc công cụ chung của các ban CN,TL,MS..
Phòng 3,4,5 phòng học.
phòng 6,7 thí nghiệm hóa học.
Phòng 8 thí nghiệm Vật Lý.
3/ Nhà C : Phòng 1 Tiêu bản vật Phẩm Mục Súc. ( gồm các bộ xương ngựa, bộ xương heo, và các lọ đựng mẫu vật chú ý nhất là một phôi quái thai heo có 2 đầu..)
Phòng 2 thí nghiệm Mục Súc.
Phòng 3,4,5,6,7 phòng học. Riêng phòng 6 là phòng rộng gấp đôi mang tên là phòng C6.
Nói riêng về Phòng C6,
Phòng này thường được dùng để học ghép 2 lớp dành cho những môn học chung, hình như từ năm 1968 phòng này được dành riêng cho lớp 10 Thủy lâm , tại đây, hằng năm gần hè ban Thủy Lâm thường tổ chức "Cúng Lớp ".Không biết lệ cúng nay có từ lúc nào, do ai chủ trương . Dự lễ cúng là học viên cùng các giáo sư Thủy Lâm . Khách mời là ban Giám đốc và đại diện các ban..
Buổi cúng bắt đầu từ 18 giờ thường vào chiều thứ bảy, phòng được thiết trí gồm bàn thờ đặt ngay tại bảng đen với đầy đủ đèn, nhang hoa quả ..phẩm vật tiến cúng gồm đầu heo, xôi, rượu., gạo muối, giấy vàng bạc..Quanh theo phòng được xếp bàn để khi vào tiệc thì thầy trò có thể nhìn thấy nhau để trò chuyện nhau được thân mật hơn..
Ngay năm đầu , 1970 từ Tây Ninh , tôi là khách mời, nhưng các năm sau các bạn thấy tôi rành việc chùa chiền nên giao cho tôi làm chủ lễ.
Vào lễ ,tôi là người niệm hương trước bàn thờ , đến các giáo sư và tập thể học viên, Tôi nhớ bài khẩn của tôi đại ý như sau:
*Hôm nay ngày..tại phòng C6 trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo lộc, thầy trò ban Thủy lâm bằng tất cả lòng thành sắm sửa lễ vật hương hoa dâng cúng tưởng nhớ công lao các bậc tiền bối Thủy lâm, tưởng nhớ quí thầy cô NLS. Tưởng nhớ chư hương linh học viên Thủy lâm đã quá vãng.
Xin phù hộ độ trì cho chúng tôi trên đường học vấn và phục vụ ngành nghề. chúng tôi xin hứa luôn gìn giữ và phát huy những gì đã học - luôn tưởng nhớ lời dạy và uy danh của các vị, sẽ là một thành viên NLS mẫu mực sẽ là người kế thừa gìn giữ núi rừng tươi đẹp của Việt Nam...*
Sau khi lễ xong, tất cả tập trung ra trước phòng chụp ảnh kỷ niệm, hàn huyên sau đó là nhập tiệc. Ai đã từng dự một tiệc như thế thì mới thấy thấm thía tình cảm thầy trò, tình bè bạn TL, tình NLS.
Trong không khí khói hương những tâm tình, những trao gửi kẻ ở người đi như có một cái gì thiêng liêng trân quí.
Trở lại vấn đề , tìm hiểu lý do tại sao lại có buổi lễ này thì được biết về lớp Thủy lâm thường là Nam sinh nên việc gì nêu ra thấy hợp lý là anh em đồng tình và làm với tinh thần rất cao , việc cúng hằng năm theo tìm hiểu thì được hình thành bởi các ý sau :
1- Theo ghi nhận thì từ ngày có lớp TL bất kể NLM hay NLS thì dường như năm nào cũng có một anh quá vãng ( vì lính tráng ,vì tai nạn,vì bệnh hoạn..)việc cúng kiến hàm chứa giá trị tâm linh mong sao không xảy ra việc mất mát nữa.
2- Mỗi năm có một số học viên TL sẽ rời trường. Đó là các bạn thi xong Tú tài 2 sẽ rời trường đề có thể học đại học, cao đẳng con số này không bao nhiêu phần đông thì phải khoát chinh y, nên việc gặp gỡ thầy cô, bạn bè coi như tiệc giã từ. Trách nhiệm tổ chức là lớp 12 của năm đó, việc nấu nướng thường là các tay đầu bếp nam sinh và còn được nhờ các bạn gái ban canh nông, mục súc giúp sức.
Khi vào tiệc, trưởng lớp ngỏ lời cảm ơn nhà trường, thầy cô..cùng xin lỗi những sai phạm đã xảy ra trong thời gian học, sau đó là lời hứa gìn giữ uy danh của NLS Bảo lộc, cùng lời nhắn nhủ với bạn bè lớp dưới...cuối cùng là tiệc có uống rượu. Đây là một phá lệ bởi qui định của trường không được uống rượu, nhất là lại uống rượu trong phòng học. Nhưng vỉ cúng giỗ lại thêm việc chia tay nên nhà trường cũng lơ đi.
Trở lại truyền thuyết thủy lâm mỗi năm mất một người ?Nó xảy ra từ thời Nông Lâm Mục. Không rỏ các lớp trước thế nào, riêng lớp tôi ( TL 63) khi đang học Cao Đẳng Sư Phạm tại Sài gòn năm 1968 thì Huỳnh Biên mất vì ung thư , tiếp đó là Trần Minh Hồng mất vì tại nạn xe cộ ,rồi phải kể đến Trần văn Bưu CN, Văn Xuân Trường MS.
Việc cúng đó , thầy Nguyễn văn Khuy hiệu trưởng, thầy Phan bá Sáu giám học và cả thầy Mai bách Huyên cũng tỏ ý không đồng tình..trong lúc một số người khác cho là phòng C6 dành cho lớp Thủy Lâm bấy lâu nay bị cái "huông "< một sự việc thường xảy ra như thế>. Cho nên vào năm 1971 trường không bố trí cho lớp TL học ở đó nữa thay vào đó là lớp 10 CT. Và chắc chúng ta không quên, vào học không bao lâu một học viên học tại phòng này đã mất, đó là Trần Hữu Thạnh 10 Công Thôn bị chết đuối ở hồ Nam Phương ngày 16 tháng 9 năm 1971. Thật là hoảng hốt , một phần vì gia đình Thạnh là chỗ thân quen với gia đình tôi, một phần nghĩ rằng cái "huông" chết người đó vẫn còn ở phòng C6 ?. cũng nghĩ rằng, có lẽ Thủy Lâm đã thoát nạn? Nào ngờ một thời gian ngắn sau Huỳnh Thọ 10 TL từ trần vì tai nạn xe cộ ở đèo Bảo lộc. Lại một anh Thủy lâm. Sự việc như thế, tôi cho là một tình cờ, ngẫu nhiên nhưng ít nhiều đọng trong tâm tư bạn bè nhiều nỗi sợ.
Việc Thủy Lâm cúng hằng năm trở thành thông lệ để tưởng nhớ, để ghi ơn, để hứa hẹn , để tâm tình để giã biệt nhau....và cũng để cầu mong sao trong năm học không còn cảnh anh em vĩnh viễn ra đi.
Đặc biệt các giảng đường trên được trang bị ghế cá nhân có tì tay rộng thành bàn viết, chất liệu là gỗ sồi được nhập từ Mỹ. Loại này chỉ dành cho học viên chính thức, nhà trường còn dành cho con của gia đình công chức thuộc ngành theo học gọi là học viên bàng thính thì họ phải đóng một ghế giống như mẫu để ngồi học.
Hệ thống giảng đường là như thế, nhưng đến 1971 do nhu cầu dành lớp cho học viên thuộc cấp 3 vì có thêm ban Công Thôn cùng lúc phải tiếp nhận nhiều học sinh ở các trường Tiểu học cộng đồng, nên nhà trường quyết định dùng tầng trệt của cư xá E bằng cách phá vách ngăn giữa 2 phòng ngủ liền kề tạo thành phòng học, như vậy là có thêm 8 phòng học nữa dành cho học sinh cấp 2 .
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1061972 visitors (3175110 hits) |