25/10/2015
Hành Trình Khám Phá Vương Quốc Cambodia
KS Nguyễn Quốc Nam
|
TẠI CỬA KHẨU MỘC BÀI - TÂY NINH LÀM THỦ TỤC QUA BIÊN GIỚI...
NGÔI CHÙA RẮN
Lần này sang Cambodia không còn qua phà neak Luang mà được thay thế bằng chiếc cầu bê tông dài do chính phủ Nhật viện trợ. Qua cầu Neak Luang khoảng 25 km phía bên phải có một con đường nhỏ vào khoảng 1km là có NGÔI CHÙA RẮN xây dựng theo kiến trúc Ấn Độ giáo...
VÀI HÌNH ẢNH Ở CHÙA RẮN...
Theo quan niệm của con dân xứ Angkor, rắn 3 đầu tượng trưng cho thiên – địa – nhân, 5 đầu theo thuyết ngũ hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, thần Naga 7 đầu tượng trưng cho sự đắc đạo trong tu hành và 9 đầu chính là con đường dẫn lên thiên đàng. Rắn Naga 7 đầu còn tượng trưng cho bảy sắc dân trong xã hội Campuchia cổ xưa, cũng như biểu trưng cho năng lực của người nam, sự vĩnh hằng, sự vô tận và sự bất tử. Rắn Naga 7 đầu còn phù hợp với 7 sắc cầu vồng. Cũng có rắn Naga 6 đầu, biểu trưng cho người nữ, trái đất, thể xác và sự chết...
HOÀNG CUNG VƯƠNG QUỐC CAMBODIA VÀ CHÙA VÀNG CHÙA BẠC...
THÁP MỘ QUỐC VƯƠNG NORODOM SIHANOUK
BÊN CẦU CỔ KAMPONG KDEY...
Kompong Kdei (phiên âm tiếng Việt: Cầm -pông- Kơ- Đây) là một cây cầu cổ có số tuổi trên 1000 năm, nằm trên quốc lộ số 6, con đường huyết mạch dẫn vào thành phố Xiêm Riệp - cố đô của vương quốc Angkor xưa. Cây cầu được xây dựng dưới thời vua Chayravaman VII. Cầu dài khoảng 85 mét, cao 14 mét, mặt cầu rộng chừng 14 mét. Cầu làm kiểu vòm với rất nhiều trụ bằng đá ong. Kiến trúc cầu tương tự những chiếc cầu vòm bằng đá do người La Mã xây ở Châu Âu. Ở hai đầu cầu có tượng rắn thần Naga 7 đầu khá linh thiêng được người dân tôn thờ như thần thánh, thân cầu cũng mang dáng dấp thân hình của rắn thần này. Nhằm mục đích bảo tồn cây cầu nên khi cho xây dựng lại quốc lộ số 6, người ta đã làm một con đường tránh để không cho xe tải nặng qua cầu nữa.
ANGKOR THOM
Angkor Thom đã được xây dựng để làm thủ đô vương quốc của Jayavarman VII, và là trung tâm của chương trình xây dựng khổng lồ của ông. Một tấm bia được tìm thấy trong thành phố đã viết về Jayavarman VII như là chú rể và thành Angkor Thom như là cô dâu của ông.
Ngôi đền cuối cùng được biết là đã được xây dựng tại Angkor Thom là Mangalartha, được khánh thành năm 1295. Từ đó, các công trình thỉnh thoảng lại được sửa chữa, nhưng các công trình mới được xây dựng bằng các vật liệu dễ hỏng đã không tồn tại được đến nay. Trong các thế kỷ tiếp theo, Angkor Thom vẫn là thủ đô của vương quốc trong thời kỳ suy tàn cho đến khi nó bị bỏ hoang bắt đầu từ khoảng trước năm 1609, khi một du khách phương Tây viết về một thành phố bỏ hoang: "kỳ diệu như Atlantis của Plato" mà có người cho là đã được xây dựng bởi Hoàng đế La Mã Trajan
ANGKOR WAT
Angkor Wat (tiếng Khmer: អង្គរវត្ត) là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới. Ban đầu nó được xây dựng như một đền thờ Ấn Độ giáo dành của Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ 12.[1] Vua Khmer Suryavarman II[2] xây dựng Angkor Wat vào đầu thế kỷ 12 tại Yaśodharapura (tiếng Khmer: យសោធរបុរៈ, Angkor ngày nay), thủ đô của Đế quốc Khmer như là đền thờ và lăng mộ của ông. Khác với truyền thống theo theo đạo Shaiva (thờ thần Shiva) của các vị vua tiền nhiệm, Angkor Wat thờ thần Vishnu. Được bảo tồn tốt nhất trong khu vực, Angkor Wat là ngôi đền duy nhất vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo. Ngôi đền là đỉnh cao của phong cách kiến trúc Khmer. Nó đã trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia,[3] xuất hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút du khách hàng đầu đất nước.Truyền thuyết kể rằng Angkor Wat được xây dựng theo lệnh của Indra để làm cung điện cho con trai Precha Ket Mealea.[6] Theo nhà ngoại giao Chu Đạt Quan (thế kỷ 13), một số người tin rằng ngôi đền được xây dựng chỉ trong một đêm bởi một kiến trúc sư nhà Trời.[7]
Việc thiết kế và xây dựng được tiến hành vào nửa đầu thế kỷ 12 dưới thời vua Suryavarman II (trị vì từ năm 1113 - 1150). Thờ thần Vishnu, ngôi đền được coi như thủ đô và đền thờ của nhà vua. Do không tìm thấy tấm bia nền móng cũng như bất kỳ bản khắc nào nhắc đến ngôi đền vào thời đó, tên ban đầu của nó vẫn là một dấu hỏi, nhưng nó có thể đã được gọi là "Varah Vishnu-lok", theo tên của vị thần được thờ. Công việc có vẻ như đã kết thúc sau khi nhà vua băng hà không lâu, dựa vào một số bức điêu khắc vẫn còn dang dở.[8] Năm 1177, 27 năm sau cái chết của Suryavarman II, Angkor bị tàn phá bởi người Chăm Pa, kẻ thù truyền kiếp của người Khmer.[9] Sau đó vua Jayavarman VII đã phục hưng đế quốc và thành lập một thủ đô và đền thờ mới (Angkor Thom và Bayon) cách Angkor Wat vài kilo mét về phía bắc.Một trong những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Angkor là António da Madalena, một nhà sư người Bồ Đào Nha đến đây vào năm 1586 và nói rằng "nó là một kiến trúc phi thường mà không giấy bút nào tả xiết, chủ yếu là vì nó không giống bất kỳ công trình nào khác trên thế giới. Nó có những tòa tháp, lối trang trí và tất cả sự tinh xảo mà con người có thể tưởng tượng ra."[11] Giữa thế kỷ 19, nhà tự nhiên học và thám hiểm người Pháp Henri Mouhot đã đến đây và giúp phương Tây biết đến Angkor Wat nhiều hơn bằng các ghi chép của mình.