27/12/2015
Blao, chuyện của mình
Người thời ấy
|
Bt.
Cái làng Công Hinh được thành lập ngày ấy do người ta lấy tên của một con suối tên là konhinh đạ ở buôn Bà Kẹ, không nhớ là lãnh địa nó đến đâu, nhưng tự nhiên có sự phân biệt là Blao và Phẹc sự phân biệt này xuất phát tự cái tính thực dụng của người dân bấy giờ vì Blao là khu dân cư quanh cái văn phòng quận thực sự quận Blao có diện tích khá to, trong lúc Phẹc chỉ là một cái trang trại, như một cái đồn điền thôi. Sự nâng tầm vô tình ấy , vì người ta nghĩ rằng cái chức Sếp đề-lê-ghê cũng ngang ngữa với chức sếp của trang trại ,bởi lẽ cũng là hai ông tây, bên dưới cũng có thầy phán thầy ký, cơ sở cũng có văn phòng, cũng có phạm vi quyền lực. dù rằng Phẹc nằm trong địa bàn hành chính của làng Công Hinh, quận Blao. Có chút khác biệt là Ferme chỉ chuyên công nghiên cứu thực nghiệm, thuộc nha khảo cứu bộ canh nông.
Khi nói đến Phẹc thì người ta nhắc đến những người có ảnh đến quí ông bà Phó Ngữ, Ba Ngô, Cai Liêm ,Cai Qui, Tư Nhựt..mỗi người có một ảnh hưởng khác nhau mà dân tình thời ấy ít nhiều trong vọng để được lưu danh một thời.
Theo lời anh Công kể lại , ông Trần văn Ngữ người Duy Xuyên , Quảng Nam làm cai lục lộ theo quốc lộ 1, là nhóm mở đường đầu tiên từ Ma Lâm lên Djiring quen gọi là đừơng Gia Bắc, thời đó việc đi lại từ Ma Lâm lên Djiring chủ yếu là xe bò, đi ngựa và cả đo bộ .Đến khoảng 1932 thìông tiếp tục làm đường quốc lộ 20 khoảng Djiring đi Đa Lạt. Cuối cùng gia đình ông chọn Blao làm nơi lập nghiệp, cùng thời một người nữa cũng từ Phan thiết lên đó bà Ba Ngô hình như hai gia đình này có họ hàng với nhau ?. Khi lập làng Công Hinh Blao ông làm hương chức của làng, giữ chức phó lý, nên tên thường gọi là ông Phó Ngữ. Khoảng năm 1944-45 ông bị Pháp bắt và sát hại ở Đại lào.
Thời gian sau đó bà Ba Ngô và Bà Phó Ngữ tiếp tục xây dựng cơ ngơi là lập vườn, mua bán trà khô. Năm 1952 Gia Đình bà Phó ngữ đã có xe đò chạy Blao Đà lạt với tên Trung Đức, còn cánh Bà Ba Ngô thì mua bán cá Phan Thiết qua đường Gia Bắc, cho đến đầu thập niên 1960 cứ chiều tối với chiếc Land Rover khởi hành từ Blao đi Phan Thiết, thì sáng hôm sau đem cá tươi về phân phối tại chợ Blao. Hai gia dình này đóng góp nhiều công sức cho hội Phật Học Công Hinh.
Ông Lại thế Liêm người quê Nam Định, theo mộ phu vào phía nam làm việc trong đồn điền cao su Chúp ờ Cao miên từ năm 1936 được vài năm thì trở lại quê nhà , ra làm việc ở Cửa lò, Cẩm phả . Sau đó cùng em là Lại thế Qui trở lại đồn diền Chup, khoảng năm 1939 được tin ở Blao mới lập làng, cho khẩn đất lập cư, anh em ông về Blao, chỗ ở hiện nay của con cháu vẫn còn ở vị trí cũ, nhờ có làm việc cho Pháp và có chuyên môn về trồng trọt nên ông làm việc cho Ferme ( Trung tâm thực nghiệm canh nông thuộc nha khảo cứu sài gòn ) phụ trách mảng công nhân , quen gọi là Cai Liêm..Theo lời kể của ông Lại thế Tiêm ( em ông Liêm, Qui trong giai đoạn 1944-1945 ông trong lúc sở đang tập trung công nhân để kiểm tra về việc có ai theo Nhật, thì ông Liêm vắng mặt vì phải tìm kiếm một người bạn đi đánh bạc, việc này làm cho Pháp nghi ngờ bắt ông thẩm tra , sau lại được thả ra. Cũng theo ông Công kể lại, đợt băt bớ này cùng với việc bắt ba ông là ông Trần văn Ngữ, nhờ ông Liêm làm cho Pháp nên ông được tha và làm đầu bếp nấu ăn, khi xử bắn những người như ông Phó Ngữ, thầy Tập,ông Trần minh Ngân tức ông thợ rèn..qua khe cửa ông Liêm thấy cũng như biết được hố chôn tập thể chỉ cho gia đình đến lấy xác về chôn.
Trong khi ông Liêm ở ferme , thì ông Lại thế Qui làm việc cho đồn điền của ông Si-Na ( sở trà đại nga –Lộc Nga bây giờ ) Và cũng được gọi là Cai Qui..
Cũng theo ông Tiêm kể thì gần nhà quí ông có nhà ông bà bảy Hội, ông ba Khá, ông ba Dục, ông Tư Nhựt…là nhóm người đến khẩn hoang, phần đất đầu tiên được gọi là” tạm trưng” về sau các gia đình quyết định ở lại lâu dài, chính quyền lúc bấy giờ mới cấp giấy là “thực trưng”. Trong nhóm thực trưng đó có gia đình ông ba Khá vốn cũng làm nhân viên cho ferme, ông ba Khá được điều về là tài xế lái xe cho nha khảo cứu Canh nông ở Sài gòn, sau phần đất ấy được bán để ra Djiring ở căn nhà góc đường chợ cũ Di Linh vốn là nhà của bà cô theo chồng đi về Pháp, để lại. Căn nhà này gần bên tiệm bán hàng cho tây có ông chủ là Si-Tếc.
. Ông Tư Nhựt có khu đất trước sở con trâu, tù thập niên 1940 đã mở ga-ra sửa xe hơi, đó là Garage sửa xe đầu tiên của đất Blao,sau ông ba Dục rời đi thì ông Nguyễn đăngLạc đến ở.
Khu đất gồm những vị nêu trên nằm bên này đường trước Trung tâm thực nghiệm ( Sở con trâu)
Qua khoảng đó theo hướng đi Đa Lạt, đường xuống một dốc khá cao một bên là lãnh địa của ferme một bên là sở trà của ông Lê Minh Sanh, vốn là một người Nam bộ lên lập nghiệp làm đồn diền trồng trà, ngày nay (2015) Cơ ngơi đó chỉ còn lại khu nhà và một mãnh vườn nhỏ trồng cà phê, thuộc công ty Lê Lai của người con rể của ông Lê Minh Sanh. Và con dốc được nói trên dân quanh vùng vẫn còn gọi là dốc Lê Minh Sanh.Theo lời anh Công con bà Phó Ngữ kể rằng chính bà Phó Ngữ đã mai mối cho ông Lê Minh Sanh mua miếng đất trước nhà bà mà nhiều người Blao thời ấy vẫn gọi là sở trà Lê Minh Sanh, ở đây vừa trồng trà còn có thiết lập nhà máy làm trà đen, xưởng cưa gỗ. Tôi nhớ mãi thời còn đi học có nhóm bạn là Tồn, là Kiên là con của những người vốn người nam bộ lên làm cho sở, ngay đầu đường chỗ cổng vào được biết một cây lạ lẩm thời ấy là cây mít tố nữ, ngày nay cây mít ấy vẫn còn, chúng ta có thể thấy được vì nằm bên cạnh trạm xe Phương Trang ( 2015).
Tiếp tục tiến về phía Đà lạt, qua khỏi cầu Đại Ròn là sở trà của ông Trần văn Vinh, cũng là một người nam bộ, quê quán Trà vinh, ông làm quản lý kỹ thuật cho đồn điền Pitchené, một đồn điền khá rộng có nhà máy làm trà khô, có sân bay và máy bay riêng, cuối thập niên 1960 thì sở trà này được bán lại cho ông Jean vốn là một việt kiều Pháp.
Sau năm 1975 ông Vinh được điều về làm phó giám đốc kỹ thuật Nông trường trà Minh Rồng cùng với con là Trần ngọc Sỹ, Trần Ngọc Ẩn. Sau khi về hưu đến năm 1993 thì mất, ông là con rể của bà Phó Ngữ . Theo gia đình kể lại ông Trần văn Vinh đã đươc tổng thống Nguyễn văn Thiệu tặng bằng khen về công lao đóng góp cho ngành trà Blao.
Cách đó khoảng 7 km nữa,một sở trà cũng của một người Nam bộ làm chủ là sở trà Ngô Văn( nhà hàng Tâm Châu lộc an-2015 ) của ông Ngô văn Luông ở sở này có nhiều người nam lên làm việc, dù ở khá xa văn phòng quận Blao nhưng hoạt động của nơi đây có ảnh hưởng nhiểu đến cuộc sống dân cư quanh vùng nhờ hoạt động thể thao,đờn ca tài tử, chiếu phim tại rạp của nhà thờ Blao với những phim Benhur, Hercule, Samson et Dalida, Tarzan,Quos vadis….giai đoạn này có đoàn cải lương Mai Lan Phương-Ngọc Chiêu lên diễn ở Blao và An Lạc, sau đó rả đám mở tiệm ăn trước cổng quận khi chợ Blao mới thành hình..
Theo như lời của anh K’Liuh kể thì Đinh trang Hòa ( trước gọi là Đinh trang Hạ = Dinhtrang sous chef . Còn vùng Bà lao, bà Kẹ gần văn quận Blao người Pháp gọi là Dinhtrang chef = Đinh trang thượng) theo thói quen gọi trước nay là cây số 16 là ranh giới của Di Linh và Bảo lộc trước 1975 có một dòng suối. Bờ suối về phía Bảo lộc có sở trà của Bác Sĩ Nguyễn Tú Vinh, và sở Đại Tá khai hoang lập Đồn điền ,nơi có 2 cây diệp cổ thụ xỏa nhánh hiện nay vẫn còn.
Đó là những ngươi có ảnh hưởng lớn về cánh đông từ Ferme hướng về Đa Lạt, trong việc hình thành nép sống của Blao. Ngoài ra còn phải kể đến một số người hoa mà người bấy giờ gọi là “Cắc Chú “ nó xuất phát từ chữ “ khách trú’ họ chuyên vê mua bán, một số người kỳ cựu xứ này cho biết dân quanh văn phòng “Sếp Đề lê ghê” vẫn phải ra mua hàng ở các tiệm chạp phô này. Lý do quá rỏ vì Ferme được thành hình từ 1924 ?
Bt. Blao