|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Lớp học gốc me |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14/12/2018
Lớp Học Gốc Me
JIMMY LEE·THỨ NĂM, 13 THÁNG 12, 2018
Làm lụng suốt quanh năm, gia đình tám con, đất ít không mầu mở, ruộng trồng trọt trên mãnh đất hoang và nước nhiều phèn nên thu hoạch hàng năm thường thất mùa, lúa chỉ có vừa đủ ăn, Mai và gia đình vẫn còn sống chật vật trong cảnh nghèo. Mai và vợ mỗi ngày thức sớm lo nấu gói cơm cho thằng Khoẻ và thằng Chẳng đi học. Mai thường nói với vợ: Con lớn rồi, lượm được chử nào hay chử đó, Mai và vợ không mong gì cho con mình làm quan hay đỗ đạt, chỉ mong cho con có it́ chữ không có dốt như đời mình không biết một chữ biết tính toán là đủ toại nguyện. Nhà phía sau xóm Xã Thoàn, mỗi khi đi học anh em cũa Khoẽ phải chống xuồng đi cã buổi sáng. Mai nhìn ra phía bờ kinh sáng, chép miệng thèm thuồng xa xôi nói một mình: Ước gì nhà mình được dời nhà về bờ kinh sáng, thì con mình sẽ đi học dễ dàng hơn. Chính vợ cũa Mai biết ý chồng cũng nói như để cho Mai nghe: Đời mình không được,nhưng đời con mình sẽ được. Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời. Ăn ở hiền lành trời sẽ không phụ. Chính nói với chồng: Thôi ông ra coi cho heo ăn, tôi ra chụm cũi nấu cơm lẹ lẹ cho tụi nhỏ kịp đi học. Mặt trời hừng sáng rồi. Mai bước nhanh ra phía sau nhà, Chính bước đến bếp nghe cơm sôi dở nấp nồi sơ nồi cơm xong chắc nước rồi bớt lữa ông táo. Chẳng tay lấy nón lá đội lên, tay cầm giõ cơm hối Khoẽ: Mình chống xuồng săn săn lên không thì trễ lớp. Khoẽ cầm cây sào chống mạnh xuống nước, chiếc xuống phóng tới phía trước lướt nhanh trên con kinh phẵng lặng như còn đang say sưa ngũ. Nhìn Hai bên mé kinh, Chẳng thấy bông súng ma trổ màu trắng lóm đóm khắp nơi nỗi bật trên mặt nước màu xanh đậm đẹp như bức tranh thiên nhiên. Chẳng ngồi gần về phía trước mũi xuồng cho cân bằng,say sưa chiêm thưởng thức cảnh đẹp êm đềm của đồng quê. Hơi gió lành lạnh từ bên dưới con kinh tạt vào mặt làm Chẳng khoan khoái hít một hơi dài, Khoẽ hõi Chẳng: Hôm qua mầy viết chính tả trúng hết không? Chẳng trã lời sãng khoái: Không trúng hết nhưng không trật chử nào. Ông thầy cho tui mười điểm. Khoẽ cười khen ngợi nhưng cũng trã lời: Bài đặt nói vòng vo tam quốc. Trúng thì nói trúng, trật thì nói trật. Không trúng không trật, cha xài từ mới làm cho có vẻ văn hóa cao. Chẳng cười: Thì mình có đi học là có văn hóa, có văn hóa thì nói qua nói lại cho vui. Chứ nói như anh thì hết chuyện rôì. Cả hai anh cùng cười vang vội trên con kinh, tiếng cười như đánh thức cãnh vật đem theo một ngày bắt đầu vui mới. Xuồng ghé lại bên bờ đập, Chẳng nhanh nhẹn nhảy lên bờ,tay cầm tập, tay cầm dây trước mũi cột lại gốc cây bình bát phía trước, trong khi Khoẽ lo khệ nệ bưng cơm vào lớp học. Lớp học nhà quê là cái chòi nhỏ được dựng lên dưới gốc me cuối xóm, bên cạnh là nhà của bà điền chủ góa chồng tốt bụng, bà Chủ cho đất nền để dân làng cất lớp học. Dân trong xóm kính trọng bà không gọi tên cúng cơm của bà mà chỉ gọi bà là Bà Chủ. Lớp học do dân cùng nhau góp lại dựng lên, chỉ có mái lá che nắng phía trên. Thầy giáo thường được gọi là giáo Ở, Ông là người lưu lạc từ Saìgòn được mướn để dạy học trong xóm, lương của ông không có trã bằng tiền, học trò đem gạo cho thầy, có khi cá, mấm, khoai, chuối, tất cã những gì học trò có thì đem cho thầy như là trả lương, thầy giáo Ở cũng không đòi hỏi học trò, phần đông gia đình sống xóm Xã Thoàn ai cũng là nông dân nghèo .
Lớp học chỉ dạy vào mùa nắng và thời gian xong mùa cấy, trời mưa thì lo làm mùa, cày cấy nên không ai đến lớp. Bàn ghế học trò được đóng bằng mấy cây đước rừng lỏm chỏm mắt được đẻo gọt sơ sài không láng trơn tru, học trò phải ngồi chòm hỏm, hoặc lót tập phía dưới cho những cạnh nhọn không đâm vào da thịt, để có thể chịu đựng ngồi trên ghế trong hai giờ học. Lớp học nền đất, ḥọc trò thay phiên quét dọn tưới nước cho bụi không bay lên trước khi lớp bắt đầu. Hàng cột cũa lớp bằng cây mấm bốn bên chống đòn tay và mái lá nhưng không có vách bốn bên, không có cữa ra vào, chỉ có tấm vách phía sau lưng bàn thầy để che tránh hướng gió mạnh. Mỗi khi cơn gió thổi đến, lá vàng trên cây me bên cạnh lớp bay vào rơi lã tã lên bàn học trò, trên bàn cũa thầy giáo. Thầy trò cùng nhau phủi lá cây sạch rồi ê a tiếp tục đọc bài trên bảng. Phía trước lớp học nhìn ra giòng sông Xã Thoàn. Thỉnh thoảng xuồng đi ngang cất tiếng lanh lảnh rao bán hàng làm học trò lơ đãng quay phía sau nhìn ra sông không nhìn trên bản đọc bài.
Giờ nghỉ trưa ăn cơm là lúc tụ họp dưới gốc me ăn uống nói chuyện. Chẳng và Khoẽ bày cơm ra ăn với mấm sống, gừng và ớt. Hai anh em ngồi ăn chung với đám học trò cùng lớp nhìn qua bên nhà của bà chủ. Thấy bóng con gái trong nhà bước ra, Khoẽ khều Chẳng hỏi: Biết con nhỏ đó là ai không? Chẳng trả lời như chắc lắm: Thì con cháu hay bà con với bà Chủ. Khoẽ hỏi gằn lại: Con ai, bà con làm sao? Tới lâu chưa sao lâu nay tao không thấy? Chẳng trả lời với giọng tin tưởng: Mai mốt tui sẽ cho anh biết rõ. Trên đường chống xuồng về, Khoẽ hỏi Chẳng: Mầy thấy sao? Con nhỏ đó coi được quá. Chẳng có sẽ suy nghỉ trả lời: Ừ, coi được lắm, nhưng con nhà khá, cháu hay bà con bà Chủ, khó lắm… Rồi Chẳng bỏ lửng câu nói. Khoẽ biết em mình có ý gì nên không hõi thêm nửa. Khoẽ thứ tư trong gia đình mười sáu tuổi được kêu là Tư Khoẻ và Chẳng tức Năm Chẳng lên mười lăm là tên người con thứ năm trong gia đình cả hai đã lớn mới được đến lớp học vở lòng, Năm Chẳng và Tư Khoẻ sớm làm quen với bạn cùng lớp, phần đông đến lớp vở lòng tuỗi vào độ tráng niên, vì nhà nghèo phải ở nhà giúp việc, làm lúa là điều cần thiết hơn đi học. Hai anh em Khoẻ và Chẳng chỉ có một bộ đồ lành đi học, nên hàng ngày chống xuồng từ Hậu Bối ra Xã Thoàn vào lớp học, Khoẻ và Chẳng thay phiên mặc bộ đồ nầy. Chẳng và Khoẻ là hai người lớn tuổi và lớn người nhất trong lớp sơ cấp. Chẳng bắt đầu hiểu biết vào tuổi mới lớn, biết ngắm nhìn mấy cô gái trang tuổi nhà gần lớp học. Chẳng cảm thấy bối rối đỏ mặt khi đi ngang con gái với bộ quần áo quá củ của mình, mỗi ngày sau khi học xong về nhà phãi giặt và phơi khô để mai mặc lại vào lớp. Chỉ có một bộ đồ lành đến lớp không có quần áo nào khác. Buổi chiều trước khi ngũ, Chẳng khều Khoẽ ra sau nhà nói chuyện: Ngày mai tui đi làm quen con nhỏ nhà bà Chủ, anh cho tui bận bộ đồ tốt được không? Khoẻ nhìn em có vẽ chọc: Chắc không đó? Biết cách o bồ không? Chẳng có vẻ tự tin: Tui có cách, để rồi anh coi, tui o con bồ nầy anh sẽ thấy. Khoẻ gật gù: Được rồi, mai để chú bận đi o mèo. Nhớ đừng để xẩy. Hai hôm sau, Chẳng khoe với anh: Dính rồi, tui biết nó là cháu của bà Chủ tên là Trường, thứ hai quê ở ngã năm. Khoẻ có vẽ mừng rở hỏi: Sao, chú làm sao nữa? Chẳng trả lời có vẻ mắc cở: Tui nắm tay nó, nó hơi dựt lại, nhưng tui miết không buông ra. Khoẻ hỏi mau: Rồi sao, chú không sợ con gái người ta la lớn sao? Chẳng hơi cười đỏ mặt nói: Tui cũng coi mặt mới biết là Trường có vẽ bằng lòng nên miết không buông, nếu cổ làm dử là mình trốn xuống đất cũng không kịp, làng xã đến bắt tôi dê con gái là nặng lắm. Mỗi tuần sau hôm đó, Chẳng thường mặc bộ đồ tốt đến xin nước uống buổi trưa tại nhà bà Chủ, và làm quen với Trường. Hôm nay Khoẻ cũng đến xin nước uống nhưng không thấy Trường, bà Chủ bước ra hỏi: Cậu kiếm ai vậy? Chẳng đưa mắt nhìn về phía trong nhà rồi rụt rè trả lời: Dạ, cháu xin nước uống. Cháu học lớp thầy giáo Ở. Bà Chủ đem cho Chẳng một ca nước trà ấm và hỏi Chẳng như dò xét: Cháu ở xóm nào vậy, con nhà ai? Chẳng trả lời hơi run, vì lần đầu Chẳng nói chuyện với bà Chủ: Dạ.. Dạ. Nhà cháu trong Hậu Bối, con của Tư Mai… Chẳng hơi ngạc nhiên vì Bà Chủ hình như biết rỏ về tía mình, bà hỏi: Cháu là con Tư Mai hả? Chẳng chỉ biết trã lời: Dạ.. dạ.. Bà Chủ hõi tiếp: Tía con khoẽ không? Lâu quá bà không có thấy tía con ra chợ. Bà biết tía con hồi còn nhỏ. Bà Chủ nói như đuổi khách: Cháu để cái ca trên bàn, bà ra ôm củi nấu cơm. Chẳng nhanh lẹ trã lời: Để Cháu tiếp ôm củi vô dùm cho, nặng lắm, bà Chủ có gì kêu cháu làm cho, cháu học kế bên nhà. Chẳng không để bà Chủ kịp trả lời, bước vôi ra trước sân ôm cũi khô vào trong bếp, Chẳng hỏi bà Chủ: Bà muốn để đâu cho dễ lấy. Bà Chủ chi tay về phía ông táo: Cháu để kế bên đây. Bà nói như than thở: Ở nhà chỉ có con Trường nấu nướng, bà không có làm, mấy bửa rày nó đi vắng nên bà lấy củi lụ̣i hụi quá. Chẳng không bỏ lở dịp làm quen: Cháu ra đây mỗi ngày, cháu qua nấu cơm làm tiếp công chuyện cho bà. Bà Chủ có vẽ mừng rỡ: Đàn ông con trai mà nấu bếp được sao cháu? Chẳng mừng rở không bỏ lở cơ hội: Dạ, dạ… cháu làm việc gì cũng được hết, cháu phụ giúp khi nào bà không cần thì th̀ôi. Bà Chủ mừng rở nét mặt vui ra: Ừ, cháu giúp thì cám ơn lắm. Nhà bà đơn chiết, cháu ra tiếp làm mỗi ngày bà đền công cho. Chẳng nói với giọng e ngại : Không sao đâu, cháu làm giúp khỏi công cán gì đâu. Mười ngày sau Trường trở về, bà chủ vẩn tiếp tục cần Chẳng đến giúp việc nhà. Chẳng siêng năng giúp mọi chuyện, tình cãm giữa Chẳng và Trường càng đậm đà hơn và rõ hơn, Năm sau, bà Chủ hỏi Chẳng: Bà muốn nói chuyện với Tía má cháu. Chẳng hơi lo nên hỏi lại: Dạ.. dạ… cháu có làm trật gì không? Bà Chủ ra vẻ bí mật: Sao Cháu thấy con Trường như thế nào? Cháu có ý với nó không? Chẳng biết bà Chủ đã hiểu tình cảm cũa mình nên ấp úng chỉ trả lời: Dạ..dạ.. Bà Chủ nói tiếp: Ba ngày nữa là ngày cúng cơm Ông Chủ, cháu nói với tía má cháu là bà lụm cụm lên xuồng không vững nên không vô nhà mời tía má cháu được, nhờ cháu mời dùm cho bà. Chẳng mừng pha lẩn hồi hộp, lo âu. Chẳng tự hỏi: Không biết có bị mắng vốn gì không? Phãi nói chuyện nầy với anh Khoẽ mới được, Tan lớp Chẳng xuống xuồng không nói lời nào, Khoẻ chống xuồng ra đến nữa đoạn về nhà mới lên tiếng hỏi: Sao hôm nay chú có vẽ lo lắng, không hó hé cái gì hết vậy? Có chuyện gì không? Chẳng biết không thể nín nữa nên mới nói ra: Bà Chủ muốn ba ngày nữa mời tía má ra ăn đám giổ. Chắc không ổn à anh Tư. Tư Khoẽ gật gù à một tiếng: Hồi đó tới bây giờ, tía má biết bà Chủ nhưng không có qua lại, bây giờ nhắn chú mời tía má ra ăn giổ chắc là có chuyện…. Mà chuyện gì đây… Tư Khoẽ cố ý chọc Chẳng nên làm có vẻ hiểu biết: Anh chắc là mắn vốn rồi. Chẳng trầm ngâm suy nghỉ, còn Khoẽ thì gật đầu ngẫm nghỉ một lúc rồi chợt à lớn: Chú có xúc phạm gì đến hai Trường không? Chẳng vẩy hai tay lia lịa từ chối: Không có, không có đời nào. Tui chỉ nắm tay cổ thôi, chắc bà Chủ thấy. Khoẻ gật đầu: Thì ra vậy, thôi về nhà rồi tính sau. Dù biết gia cảnh cũa Chẳng không khá, nhà bà Chủ đơn chiếc không có đàn ông gánh vác công việc. Bà Chủ vui lòng gả Trường cho Chẳng bắt rể. Tía má của Chẳng vui mừng đồng ý kết hợp mối duyên nầy. Tình đến nhờ gốc me và lớp học gốc me đóng vai bà mai cho Chẳng và Trường bắt đầu cuộc đời hạnh phúc ở mai sau. Lớp học gốc me đã đi vào quá khứ, gốc me sống hơn trăm tuổi, dù cây me không nói và diễn tã tình cãm như con người nhưng Lớp học và gốc me đã làm chứng, ghi nhận nhiều lời hò hẹn trăm năm của trai gái trong xóm Xã Thoàn. Vùng quê mộc mạc, tình người hoà nhịp cùng cảnh vật chung quanh, những mối tình bắt đầu tiếp xúc từ bàn tay, cãm giác đầu tiên đi len lén vào tâm hồn, dù thế hệ nào, tình yêu cũng nẫy mầm từ cãm giác đồng ý cũa đôi tay nắm với nhau.
San Jose, March 6.2015
Lê Văn Lý (K6 CĐSP NLS/SG)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1061757 visitors (3174414 hits) |