9/8/2015
Hồi thứ 4
*Bt.Blao
Để giúp cho quí vị hiểu thêm về cây này, tôi xin giới thiệu một số bài liên quan trên các trang mạng sau đây:
Trích caysua.org
Gỗ sưa dùng làm gì? Giá trị thực của gỗ sưa đỏ
MARCH 4, 2013
Gỗ sưa đỏ, một số nơi gọi là gỗ huê, gỗ huỳnh, gỗ trắc là gỗ thuộc nhóm IA trong sách đỏ Việt Nam, cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994.
Đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, hiện nay cây mọc hoang trên rừng rất ít, hầu như là đã bị khai thác hết. Do người dân săn lùng loại gỗ này ráo riết với mong muốn đổi đời. Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên đều có giá hàng chục tỷ đồng “gỗ sưa trăm tỷ”, một số lượng nhỏ cây sưa đỏ nằm trong các công viên, nhà chùa,… được trông coi cẩn thận, nhưng vẫn phải đối mặt với “sưa tặc” bất cứ lúc nào.
Vì sao gỗ sưa lại có giá trị như vậy?
Cách đây một thời gian, từ sau nhiều vụ trộm chặt gỗ sưa bán sang Trung Quốc, 1 phái đoán gồm các nhà khoa học lâm nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc tìm hiểu thực hư về cây sưa cùng giá trị của nó, nhưng chuyến đi thất bại hoàn toàn. Sau 1 thời gian tìm hiểu thì đáp án vẫn chưa có câu trả lời đúng.
Phải nói là rất đáng xấu hổ khi một nhóm nhà khoa học sang tận Trung Quốc tìm hiểu về gỗ sưa, nhằm đưa ra thông tin chính thức về công dụng của loại gỗ này, nhằm định hướng dư luận, song kết quả gần như thất bại hoàn toàn. Câu hỏi, người Trung Quốc thu mua loại gỗ này để làm gì lại càng chìm vào bí ẩn, huyễn.
Trên các diễn đàn mạng của Việt Nam một thời, người ta đồn thổi không biết bao chuyện huyễn hoặc về gỗ sưa. Rằng, người Trung Quốc mua gỗ sưa bán cho giới mafia, để chúng nghiền thành bột, pha trộn với ma túy, để tăng lợi nhuận mà vẫn giữ được công dụng của ma túy. Rồi, các đại gia Trung Quốc thu mua gỗ sưa làm chất ướp xác, làm bùa ngải hại người. Thậm chí, hài ước đến nỗi, người ta còn đồn rằng, người Nhật mua gỗ sưa ép lấy dầu dùng cho việc… phóng tàu vũ trụ!
Hương liệu ướp xác, pha chế ma túy – Không có cơ sở
Nhiều luồng tin cho rằng, các “đại gia” Trung Quốc, Hồng Kông dùng Huê mộc vàng để ướp xác sau khi tạ thế, còn giới mafia thu mua nghiền thành bột, cô đặc pha trộn với ma tuý theo một tỉ lệ nhất định để tăng lợi nhuận… khiến “cơn sốt” săn tìm loại gỗ này thêm nóng bỏng.
Để làm rõ thông tin gỗ sưa có được dùng như một hương liệu phục vụ trong ướp xác và sự thật trong các ngôi cổ mộ đã được khai quật ở Việt Nam dùng gỗ sưa như là một hương liệu bảo quản xác chết hay không, chúng tôi đã tìm gặp Phó giáo sư, tiến sỹ, nhà nhân chủng học Nguyễn Lân Cường.
Ông cho biết: “ướp xác là phải cây có tinh dầu thơm, cây sưa không có đặc tính ấy. Nói là nghiền để ướp xác thì tôi không tin”. Ông cũng cho biết: Gỗ dùng trong các ngôi mộ hợp chất có xác ướp đã được khai quật ở Việt Nam đã xác định là Hoàng đàn rủ, có tên gọi cũ là Ngọc am và tên la tinh là Cupressus funebris (Trung Quốc gọi là San mộc)
Giá trị thực của gỗ sưa
Cây sưa chính là “trắc thối Giao Chỉ”, một thứ gỗ cực quí từ cổ La Hy. Không phải làm bùa ngải ướp xác hay gì cả. Gỗ sưa không cứng, nhưng không mối mọt và thơm rất lâu, mùi thơm rất quí tộc. Gọi là thối vì quả nó đốt lên thối um, chính là “cây quả thối”. Phần quí chỉ là lõi gỗ trong của cây, phần dát cũng như dát lim, không giá trị. Nhưng lái buôn không dám lấu lõi bỏ dát, vì sợ phạm lõm cái lõi quí, nên mua cả, đem về thợ lành nghề mới phá lấy lõi. Đa phần các cây như trong ảnh lõi chỉ đủ làm hạt gỗ nhỏ.
Đồ cổ làm bằng “Trắc thối Giao Chỉ” vẫn được dân đồ cổ Hà Nội sưu tầm mấy chục năm nay, cực đắt.
“Trắc thối Giao Chỉ” có từ thời Hán, Ngô. Nhưng nó chỉ cực quí từ Thịnh Đường. Đại quan chỉ dám đóng bàn thờ, cỡ Giáo Đầu Lâm Xung chỉ huy 80 vạn cấm quân chỉ dám làm tràng hạt mà thôi. Vì làm tràng hạt, nên mẩu nhỏ cũng tận dụng. Chỉ vua chúa (Đế và Vương) mới dám làm tủ giường. Đầu thế kỷ 20, Hồng Kông vẫn nhập ở ta về với giá cao nhưng cũng không cực phẩm như Thịnh Đường. Vì vậy, các cụ trồng nhiều ở những vùng đất buôn bán, nhiều lái buôn “siêu” đi nhiều hiểu sâu như Vĩnh Tường, Tam Đảo để phúc cho con cháu.
Sau tk 20 chiến tranh loạn lạc, đốt đình phá chùa, đốt sách giết trí thức, dân Giao Chỉ và dân Tầu không còn biết “trắc thối Giao Chỉ” là cái gì nữa, tưởng cây này đã thấy truyền, ai ngờ, nó lại là cây “Sưa” đầy ở Bách Thảo. Bùng ra cây “sưa”, dân Tầu và Việt vớ bẫm, tất nhiên sau này nó không còn cực đắt nữa nhưng vẫn là một trong những gỗ đắt nhất vì cây lớn chậm và rất ít cây có lõi đủ kích thước để làm đồ gia dụng có kích thước lớn.
Mình đi tìm cây “Trai” trong “đinh trai sến táu”, đúng thú dùng đồ gỗ của dân Việt mà chưa hề thấy. Gỗ nó cứng như gang thép, óng ánh như xà cừ (vỏ con trai). Mình có người quen làm phó giám đốc cty “Lân sản đặc sản” mà chính ông đó chỉ kiếm được 2 miềng bằng 2 bàn tay, bào hình mu rùa, đánh bóng rồi đặt vào chính giữ lưng ghế. Thế mà bao nhiêu người trầm trồ.
Người Trung Quốc vẫn thường nói với nhau về câu chuyện gỗ sưa. Họ kể rằng, trong những lần khai quật mộ vua chúa khi xưa, thì nhận thấy quan tài được làm bằng gỗ sưa. Vật dụng trong nhà dành cho hoàng thân quốc thích cũng thường được sử dụng bằng loại gỗ này.
Gỗ sưa có độ bền cực kỳ cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát lại không bay mùi hương, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt. Bởi vì thế mà từ xưa, ở Trung Quốc người ta đã ưa chuộng. Người ta còn quan niệm rằng, gia đình dù giàu có đến mấy, cuộc sống có vương giả đến mấy mà trong nhà không có vật dụng làm bằng gỗ sưa thì cũng chưa đạt đến đẳng cấp thượng lưu.
Tiếp tục Trích về Tên của cây
A/ Trích Bach khoa toàn thư …
Sưa tên gọi khác: Sưa Bắc Bộ, Sưa hoa trắng, Trắc thối, Trắc hoa trắng, Huê mộc vàng, Hoàng hoa lý, Hoàng hoa lê, (danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain), là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae).
B/Trich Giống cây sưa.đỏ
1/Huê Mộc Vàng | Cây Huê
Huê Mộc Vàng là tên gọi khác của cây sưa, tên này được dùng rải rác trên toàn quốc, không xác định được địa phương hay sử dụng. Tỉnh Quảng Bình còn gọi là Cây Huê.
2/Hoàng Hoa Lê | Hoàng Hoa Lý
/Hoàng Hoa Lê là tên gọi khác của cây sưa, tên này được dùng rải rác trên toàn quốc, không xác định được địa phương hay sử dụng.
Để chính xác nhất thì ta sử dụng tên khoa học của cây sưa là: Dalbergia Tonkinensis (Prain).
Trên một số website tin tức hay diễn đàn có những bài viết về cây sưa nhưng dẫn ra tên khoa học bị sai, tệ hơn nữa là chỉ ra những đặc điểm nhận dạng sai hoàn toàn. Việc này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuyện làm kinh tế của người dân.
C/ Trích Trung Tâm Cây Giống Nông Nghiệp Hà Nội
I Cây Sưa Đỏ
Cây sưa đỏ có tên khoa học là : Dalbergia Tonkinensis Prain thuộc họ Đậu
Giống cây sưa đỏ còn được gọi là: cây huỳnh đàn, cây huỳnh đường, cây trắc thối, cây huê... và một số tên gọi khác theo từng địa phương. Gố sưa đỏ được xếp vào cây gỗ quí nhóm 1A tức là nghiêm cấm khai thác rừng tự nhiên với mục đích thương mại nhưng được nhà nước khuyến khích trồng cây gây rừng.
Trên đây là một số bài trích từ các trang mạng để giới thiệu cùng các bạn, cũng như dành riêng cho hai bạn Nguyễn Trung Quân và Võ thanh Nghi là hai đại gia tương lai nhờ trồng cây Sưa tại miền tây Nam bộ, để cho nhị vị hiểu rỏ hơn loại cây này chăm chút cây tốt đạt hiệu quả cao nhất.
Xin trả lời một cách dứt khoát rằng cây mà nhị vị trồng đúng là cây Sưa không sai chạy vào đâu được dựa theo hình ảnh và bài các trang mạng đăng tải. Đúng ngay cả hình ảnh mà nhị vị đã gửi cho tôi xem
Tôi xin được trả lời các ngài như thế.
Còn thông tin khác quí ngài muốn biết xin tổng kết như sau :
A/ Tính năng của cây :
- Cây chỉ dùng phần lõi khi trên 100 tuổi.
- Cây vừa dẻo lại vừa cứng.
- Cây khi đốt cháy có mùi thơm, tàn tro màu trắng.
- Gỗ ngoài việc làm đồ mộc, đóng hòm còn xay nguyễn ra làm hương liệu cho ngành hương nhang.
- Gỗ cũng được ngành điêu khắc trọng dụng, chế tác nhiều tác phẩm nghệ thuật lừng lẫy, ngoài giá trị nghệ thuật một giá trị khác quan trọng đã thúc đẩy cho một số người cố tầm cho được loại gỗ này là Phong thủy là trị được tà ma, sơn lam chướng khí, và cả bùa hộ mệnh nữa…..
- Về y dược thì trong cây gỗ trích ra làm được nhiệu loại thuốc để đặc trị cái bệnh mà xưa nay đành phải bó tay đó là ung thư.
- Và nhiều tính năng không biết làm sao nhớ hết kể hết…
Phần tính năng của cây gỗ, nghe vậy biết vậy hổng có ý kiến ý có gì thêm, xin nhị vị tự nghiên cứu lấy
( Còn tiếp)
Bt. Blao
( Tổng hợp)
Cây sưa cổ thụ được ghi tên vào cây di sản quốc gia
Sưa đỏ