Hành trình xuyên Việt (tt)
Mong Phước Minh
Trong khoảng 20km đầu tiên, chúng tôi chưa hình dung được sự vắng vẻ của cung đường này. Các xe kéo gỗ vẫn còn chậm chạp cõng những thân cây đồ sộ về phía cửa khẩu Phoukeau, đường 11 không có vẻ gì là đe dọa, chẳng qua chỉ là con đường vắng người và ít xe. Nên thỉnh thoảng chúng tôi cũng dừng lại để chụp ảnh kỹ niệm.
Chợt có 2 thanh niên không nón bảo hiểm vụt qua, kéo theo tiếng nổ đanh giòn của chiếc xe gắn máy “độ”mang biển số Việt Nam. Có lẽ họ đã gỡ bỏ bộ phận hãm thanh, tiếng nổ làm thành 1 chuổi âm thanh chát tai kéo dài về tận phía rừng sâu, như nhát dao bén xé đôi khoảng không gian im lặng của núi rừng, tương tự cái cách mà con đường như đang chẻ hai khu rừng già xanh um lá! Dường như họ là người Việt sống quanh vùng biên giới và phải chăng đó cũng là cách để họ xua đuổi thú rừng trên đoạn đường âm u trước mặt?
Tôi chợt nghĩ nên bám theo để “có giang”2 ông “thổ địa” này, bèn xiết ga tăng tốc. Nhưng hởi ôi, lực bất tòng tâm, con ngựa già Daehan, tuy là chiến mã, nhưng chỉ dai sức đường trường, chứ không có khả năng “bức phá” trong cái đoạn ngắn quanh co liên tục! Vì sau khúc cua trước mặt họ đã mất hút vào chốn rừng sâu, mang theo tiếng nổ nhỏ dần rồi mất hẳn.
Kể đến đây, tôi chợt nhớ đến câu chuyện của thằng cháu gọi bằng cậu, nó sống ở Sài gòn. Một hôm vào khoảng những năm 90 thế kỷ trước, chở vợ về thăm quê ở Trà Vinh. Đường sá lúc này xấu lắm, nhất là các tỉnh lộ nhỏ. Lại đang lúc sản xuất lương thực được nhà nước quan tâm, lúa gặt xong cứ phơi phóng trên đường, chỉ giành phân nửa cho giao thông, đi lại. Nó khởi hành trễ nên khi qua khỏi ngã 3 Long Hồ thì trời cũng sụp tối, mở đèn thì mới hay đứt bóng, thôi thì cũng ráng chạy tiếp. Có 1 xe gắn máy chạy phía trước, nó bám theo, chiếc xe lúc nhanh, lúc chậm, nó cũng nhanh, chậm theo, quyết không để bị cắt đuôi. Bổng xe trước tăng tốc cực nhanh, nó cũng tăng theo và nhanh chóng bắt kịp, rồi giữ ga, không vượt qua. Xe của nó là con Rebel chính hiệu thì sá gì mấy chiếc Honda “cỏ”. Ngặt nỗi bây giờ trời tối, lại lạ đường, chuyện né ổ gà trong đêm tối thiếu điều muốn quăng vợ nó xuống đường. Bổng dưng xe trước thắng gấp lại, nó lỡ trớn nên lách xe, qua mặt…và bị sụp ổ gà, vợ chồng cùng con xe quăng tuốt vô cái đống rơm bên đường. Mấy nhà cạnh đó túa ra, anh chàng cởi con Honda “cỏ” cũng tấp lại, tiếp đở 2 vợ chồng nó. May mà cả 2 chỉ xây xát nhẹ.
Thì ra, thằng chạy Honda thấy có 2 “tên” chạy phía sau cứ bám sát, lúc tăng cũng như lúc giảm ga, tụi nó cũng theo sát rạt, “tui tưởng bọn ác theo giựt xe” nên tới xóm nhà này tui thắng lại tính kêu cứu…ai dè 2 ông bà bị té.
“Trời ơi, xe tui đứt bóng, tính ‘có giang đèn” xe ông chớ cướp giựt gì …ông cóc!
May mà nơi té ngay trước tiệm sửa xe, sẳn đó nó thay bóng đèn. Thằng Honda “cỏ” tốt bụng, chờ nó để đi cho có bạn về Trà Vinh! Ha ha ha...
10 giờ 16 sáng ngày 12-4-2012.
Sau khi kiểm tra mọi thứ kỹ lưỡng, tôi nổ máy con Daehan tiếp tục chuyến đi.
Nắng nóng và gió Lào là thứ mà tôi biết qua sách giáo khoa Địa lý hồi Trung học. Về sau, trong 2 chuyến đi Xuyên Việt vào khoảng tháng 5- 2004, 2008, tôi đã cảm nhận điều này bằng thực tiển khi xe chạy ngang vùngBình-Trị-Thiên. Nóng gay găt đến độ mấy cây chuối ven đường tự héo chết! Ngồi trong xe 50 chỗ không máy lạnh, gió lộng ào ào, nhưng là gió nóng, cực kỳ khó chịu!
Sáng nay, lúc ngang qua đoạn trung gian nối liền 2 trạm kiểm soát cửa khẩu Bờ Y và Phoukeau, tôi đã nghĩ đến cái nóng của Hạ Lào, nhất là lúc dừng lại chụp ảnh cột mốc và con cá mập 12 chỗ bị tai nạn. Rồi sau đó, khi len lỏi giửa những hàng xe chở gỗ, bụi đỏ bung mù làm lấm lem đầu cổ, tôi lại có cảm giác về cái nắng khô khốc gió Lào, có lẽ sẽ còn dữ dội hơn vùng Bình-Trị-Thiên vào tiết tháng 4, lúc mùa mưa chưa tới.
Vậy mà khi chúng tôi bắt đầu tiến sâu vào lãnh thổ xứ sở Champa, ngoặc qua vài khúc quanh im lìm trên con đường nhựa mới, một màu xanh mát mắt ngập tràn giữa núi rừng rực nắng, cái cảm giác khô cằn của Pleikần trên sườn Tây Trường sơn, bây giờ đã ở lại bên kia biên giới, Bờ Y.
Trong vòng chưa đầy 300 năm, con người đã thực hiện 3 cuộc cách mạng vĩ đại mà khoảng cách thời gian cứ rút ngắn dần theo sự tiến bộ của khoa học.
Cuối thế kỷ 18, máy hơi nước ra đời, mở đầu cho cuộc cách mạng lần thứ nhất, ở Anh: cách mạng công nghiệp lần 1.
100 năm sau, cuối thế kỷ 19, nhờ sự phát hiện dầu mỏ và động cơ đốt trong , cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 diễn ra.
60 năm kế tiếp, từ năm1960, chất bán dẫn và các siêu máy tính được phát minh, đến thập niên 70-80 thì máy tính cá nhân ra đời và Internet bắt đầu được biết đến nhiều trong thập niên 90, mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3.
Rồi nửa thế kỷ tiếp theo, với sự tiến bộ như vũ bão, internet và hàng tỷ thiết bị công nghệ cao đã giúp nhân loại hoàn tất cuộc cách mạng công nghiệp 3.0.
Từ 2010, khoa học tiếp tục chinh phục thế giới với tốc độ làm bàng hoàng nhân loại, đến năm 2012 coi như hoàn tất cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 ấy để bắt đầu cuộc cách mạng 4.0. Nó bao gồm những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống tự động kết nối cao (Internet of Thing), công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới...
Nói linh tinh như thế cho vui, chớ kẻ ngu ngơ như tui thật sự chẳng biết gì nhiều lắm về các sự kiện đó.
Có điều cuộc cách mạng 4.0 đã đem đến cho tôi các công cụ tuyệt vời, luôn hổ trợ cho các chuyến đi xa, đó là máy ảnh số(Digital camera) và laptop, giúp tôi ghi lại chính xác ngày giờ địa điểm mà tôi đã đi qua, cùng những cảm nhận , dù là 1 thoáng. Nhờ thế tôi có thể lập lại cuộc hành trình chi tiết và thú vị trong thiên ký sự của riêng mình.