|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Những con đường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9/4/2017
DẤU TÍCH TRƯỜNG XƯA
viết về TH Nông Lâm Súc Bảo Lộc,
NHỮNG CON ĐƯỜNG
Thời Nông Lâm Súc chúng ta, nêu kể về các con đường thì có những trục đường như sau :
*Đường số 1 -Qua cổng chính là trục đường theo hướng Nam Bắc ngang qua văn phòng nhà học A đến cột cờ qua các lưu xá đến nông xưởng..
Con đường này, từ cổng đến văn phòng hai bên được trồng cây Ngâu, một loại cây kiểng cho hoa chùm có màu vàng dùng để ướp hương cho trà, đoạn từ cột cờ đến nông xưởng , bên phía các lưu xá A, B, C được trồng cây hoa mai vàng, phía bên kia đường trồng cây Đại Hồi, nhưng đến thời NLS thì không vòn cây nào.. Cây Ngâu vẫn còn duy trì cho đến sau 1975, nhưng những cây mai vàng thì đến 1966-67 không còn nữa.khoảng đường trên được trải nhựa. Tiếp nối từ nông xưởng xuống là đường đất dẫn đến giếng và nhà máy bơm nước của trường.
* Đường số 2- Qua cổng chính có một đường chạy vào qua nhà học C , lưu xá D ra đài khí tượng và sân vận động, trước nhà C có đường rẻ qua Thư Viện,Đại thính Đường và nối với đường số 3
Con đường này hai bên trồng cây Đỗ Mai từ cổng đến ngã tư quen gọi là Đỗ Mai lộ vào xuân hoa nở trắng hồng như hoa anh đào, tiếp nối là đoạn đường trồng Bằng lăng từ ngã tư ra sân vận động. Đỗ Mai lộ nay không còn nhiều chỉ còn mấy gốc canh nhà học C , nhưng Bằng lăng gần như là còn nguyên vẹn.
* Đường số 3-Đường rẻ từ quốc lộ 20 chạy dọc theo các nhà giáo sư từ nhà số số 3 cho đến số 10 gặp Hoàng Hoa lộ; Đây là đường thiết lập đi lại giũa các nhà giáo sư, thời đó với bề thế và qui mô của trường cũng như qui củ của cuộc sống, đường được mở ngỏ nối liền với đường 20 nhưng việc đi lại xâm nhập của người ngoài trường không xảy ra. Trước năm 1963 các nhà 1-4 được giao cho MAC –V làm cơ sở . Con đường đó bị đóng.đến 1973 mới mở lại. Không rỏ trước đây có trồng cây Phượng Vĩ không nhưng được mang tên là Phượng Vĩ lộ bởi vì trên đoạn đường đó có vài cây Phượng Vĩ ? Ngày nay đường đó được mở rộng thành đường nội ô của Thành phố Bảo Lộc chạy xuyên qua chuồng bò gặp đường Phan Đình Phùng vốn là vùng đất dự kiến xây dựng Làng Giáo Chức thời đó.
*Đường số 4- Đường chạy suốt chiều ngang của trường từ đường Phát Diệm qua các nhà song lập của giáo sư ,nhà Hiệu trưởng , qua cột cờ , các nhà cao cẳng, lưu xá D, E qua các nhà GS 10…14 lô trà số 1 và cuối cùng là suối thánh Tâm nơi đặt vườn tiêu và vườn ương Canh nông.
Ta bắt đầu từ cột cờ chạy về hướng đông ra đường Phát Diệm quen gọi là cổng phụ đường này được trồng cây móng bò nở hoa màu tím hồng quanh năm, vì cái tên Móng Bò nghe chừng không hay lắm nên có một tên khá tình là Đường Tím, Đường Chiều, bởi đây là con đường được sử dụng nhiều nhất để ra phố thị Bảo lộc và thường là chỉ đi vào buổi chiều. Đoạn từ cột cờ chạy về phía tây được trồng cây muồng hoa vàng cho tận nhà số 14 ,và đã mang tên huyền thoại là Hoàng Hoa Lộ. Người gọi tên Hoàng hoa lộ đầu tiên là ông bạn già nghệ sĩ của tôi Nguyễn Đăng Hương ban Mục Súc 1963, hiện đang ở Mỹ, Cái lạ là anh chàng này chỉ học một năm NLS Bảo lộc sau đó về Sài gòn theo học kiến trúc nhưng bây giờ thì tình lại nặng với NLS. Phần nối tiếp là đường đất chạy xuống tận suối Thánh Tâm phải qua một đoạn rừng thấp vắng vẻ và vấn đề an ninh cho nên thời ây ít ai lui tới.
Hoàng hoa lộ về chiều,sau xa là nhà gs số 10
*Đường số 5 : đây là con đường song song với Hoàng hoa lộ,có lẽ là con đường dài nhất trong khu công ốc của trường, từ Nông xửơng chạy về phía đông qua khu chuồng heo, lò sát sinh,chuồng heo nọc qua đường Phát Diệm các nhà gỗ của công nhân qua suối số 1 nó là con đường xuyên đồng cỏ ngày xưa.
Từ Nông xưởng về cánh tây qua garage, xưởng máy, nhà tạo tác, sân banh thẳng ra lô trà số 2 , qua vườn keo cà phê dẫn đến lô trà cuôi tiếp giáp với Lộc Tiến..phần đường từ nhà tạo tác đến đường Phát Diệm là đường rải đá.5-7
*Đường số 6 : là con đừơng mà ngày nghỉ chúng ta thường vào rừng rậm sau trường, là đường đất rẻ từ lô trà số 2 đến chuồng bò dẫn sâu vào rừng đến lô trà giống số 10 tận sóc Thượng Bà Kẹ.
Còn phải kể đến những con đường ngắn nhỏ nhưng ghi khá nhiều dâu tích và kỷ niệm của chúng ta như: đường đến Câu Lạc Bộ trồng cây Cườm thảo hoa vàng, đường đên các lưu xá, đường dẫn ta đến lơp…..Và tôi cũng biết rằng trong mỗi một chúng ta, ai đó đều có một con đường riêng của mình trên thảm cỏ, quanh chòm cây, lô trà , vườn cam quit ….
ở đó có thể là thánh tích của hẹn hò, của tình tự ,và có cả những cuộc trốn chạy khi bị phát hiện leo rào khi chăm chút những quả cam chin, trốn chạy sợ anh Thượng canh giữ cầm sung trên tay, lên tiếng “ Chộ này ôn Đót không cho vô, vô là tui bắn ! “ và nếu giám thị phát hiện thì coi như phần học bổng sẽ không cánh mà bay
*Xin kể thêm hai con đường nữa cũng thuộc cơ ngơi này khi còn tên là Sở Mới , có nghĩa là trước năm 1955.
Đường thứ nhất tương tự như Phượng Vĩ lộ rẻ quốc lộ 20 từ góc nhà Kỹ sư Nguyễn Viết Trực chạy qua dãy nhà cao cẳng của thầy Huyên bác Nhung, bác Mỹ, bác Hiển ở cánh tây .Còn cánh Đông là Quân Cảnh tư Pháp, đến nhà bác Duy Nhất ,Trường Cộng Hòa và dãy nhà công nhân trường là nhà gỗ 2 gian, cuối đường là nhà của ông Nguyễn Tôn Nhan Giám thị, Con Đường này có tên là Phát Diệm và bây giờ mang tên Nguyễn văn Trỗi.
Đường thứ hai đối diện với cổng quận chạy chếch hướng đông bắc ngang qua chuồng bò của sở mới , khu chuồng bò này sau thành chợ BLao đầu tiên. Đầu đường này trong những năm 1973-74 gia đình Phú Vinh (có người con học NLS) có xây một căn nhà lớn chưa hòàn thành, con đường đó trước 1975 có tên là Nguyễn Thái Học trên con đường này có quán cơm Như Ý mà Lưu quang Trung CN 63 trú ngụ, có cháo vịt Phương Lan, có Bi-da Ngọc Điệp ....quen gọi là đường Cầu Đen. Nay mang tến Lý Tự Trọng..
Bùi Tho
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1061813 visitors (3174577 hits) |