Phượt lão Mong Phước Minh: Phút thư giản rong chơi
Mấy ngày qua bận theo dỏi sự kiện Kỹ niệm 50 năm thành lập khoa Nông Nghiệp Đại học Cần thơ và họp mặt cựu sinh viên, nên tạm gác lại việc tường trình cuộc rong chơi của chúng tôi tại Hà Nội. Bây giờ xin tiếp tục.
Ngày 17-8-2018.
Sau khi cùng đội tập trung tại nhà thi đấu 12 Trịnh Hoài Đức, ngang sân vận động Hàng Đãy, tôi và bà xã bắt đầu lang thang Hà nội bằng con Daehan. Ngoài việc trở lại vài nơi quen thuộc, chúng tôi ghé qua Nhà thờ lớn Hà Nội. Nằm tại số 40 phố Nhà Chung. Nhà thờ còn có tên gọi Nhà thờ Chính Tòa Thánh Jusé , hoàn thành xây dựng năm 1888, tính đến nay đã 130 năm!
Nhà thờ Lớn Hà Nội được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu. Đây là kiểu kiến trúc rất thịnh hành trong thế kỷ 12 vào thời Phục Hưng.
Không chỉ là nơi thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của giáo dân thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, Nhà thờ Lớn Hà Nội còn là một địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng, thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước.
Từ hồi học trung học, tôi có thằng bạn thân ở cạnh nhà chị Hai tôi, trong khu trại lính Tỉnh Đoàn Bảo An AG, gia đình theo Công giáo, nên tôi khá quen với các sinh hoạt của người Thiên Chúa. Rồi không biết từ lúc nào, tôi rất thích các Thánh đường cổ kính, ngoài dáng vẻ tôn nghiêm, còn mang tính nghệ thuật rất cao. Tôi đã từng viếng nhà thờ Cù Lao Giêng, các nhà thờ vùng Chợ Lách, Trà Vinh...là những ngôi Thánh đường xưa cổ, rồi sau này tôi được dịp ghé qua Thánh địa La Vang, Huế và vài Thánh đường tại Thanh, Nghệ ...tất cả đều toát lên vẻ uy nghiêm trong lối kiến trúc xưa cũ khiến "dưới bóng Giáo đường tôi luôn có cảm giác yên bình, thanh thản" và đâu đó trong lòng chợt rung động chút cảm giác ngọt ngào của cuộc tình lãng mạn mà nhà thơ Kiên Giang từng viết....
"Thuở ấy anh hiền và nhát quá
Nép mình bên gác thánh lầu chuông
Để nghe khe khẽ lời em nguyện
Thơ thẩn chờ em trước thánh đường..."
Hôm nay, giữa không gian ồn ào náo nhiệt của Hà Nội, nhà thờ lớn sừng sững đứng im với nét cổ kính uy nghiêm, không sơn phết, đẹp lạ lùng! Tôi yêu vẻ đẹp ấy biết bao!
Hà nội kẹt xe, Hà nội ồn ào, Hà nội đông vui, Hà nội rực rỡ...Hà nội là thế, bây giờ.
Hà nội cổ kính, Hà nội ngàn năm, Hà nội 36 phố phường...phải rảo bước kiếm tìm, trong góc kẹt nào đó và trong những miếu đền ít tiếng tăm! Như Quan Thánh Miếu, Đền Mẫu...
Còn Văn Miếu, Đền Ngọc Sơn, Chùa Trấn Quốc...bây giờ dập dìu du khách, có những cái đẹp riêng trong hoàn cảnh đông vui, muốn tìm ra một góc tĩnh lặng để tưởng tượng về 1 Hà nội thời Tự Lực Văn Đoàn là điều không thể. Đó cũng là một thực tế mà ta phải chấp nhận vì cuộc sống luôn vận động, Hà nội cũng thế, thay đổi không ngừng.
Thế là nhờ con Daehan cơ động, 2 chúng tôi kiếm tìm những cái cũ mà mới của Hà nội. Như Phủ Tây Hồ, nằm bên kia bờ Hồ Tây xa lắc, một khu vực sang trọng của giới quí tộc đất Hà Thành thời hiện đại. Một chốn cũ của Hồ Tây thời Phan Kế Bính, bây giờ là 1 khu vực tĩnh lặng với những biệt thự đắc tiền, mà chủ nhân của nó hồi 40, 50, 60 năm trước chắc nằm mơ cũng không thấy được!
Tôi chạy theo con đường râm mát dọc bờ hồ, thấy vài quán cà phê, quán ăn...mà 2 kẻ bụi đời muốn vào cũng e ngại! Thôi đành dừng lại chụp ít tấm hình kỹ niệm, để có cớ hít thở cái không khí thượng lưu và ngắm nhìn phố thị cao tầng phía bên kia, mà mĩm cười nhớ lại "Đêm trăng chơi hồ Tây" của Phan Kế Bính, thầm cảm ơn Cô giáo Kim văn khi xưa đã dạy cho tôi một bài văn tả cảnh tuyệt vời!
"Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vỗ rập rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt. Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng mênh mông. Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề lặng ngắt như tờ, chỉ nghe mấy tiếng cá “tắc tắc” ở dưới đám rong, mấy tiếng chim kêu “oác oác ” ở trong bụi niễng. Trông về phía sau, kia là đền Quan Thánh, đây là chùa Trấn Quốc. Cây cối vài đám um tùm, lâu đài mấy toà ẩn hiện. Mặt nước phẳng lì, da trời xanh ngắt. Phong cảnh đó có khác gì một bức tranh sơn thủy?"
Thực ra, khu vực núi Trầm này gồm nhiều ngọn núi nhỏ cao chừng trăm mét, rất thích hợp cho thanh niên leo núi cắm trại và tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên. Chúng tôi không dám phí sức vì chuyến đi còn dài, chỉ loanh quanh bên dưới xem các nghệ nhân làng nghề điêu khắc đá tạc tượng. Và thú vị hơn khi leo lên ngọn núi nhỏ thăm chùa Vô Vi, cạnh đó. Với tôi đây là ngôi chùa cổ tuy nhỏ, rất nhỏ, nhưng giá trị thẩm mỹ cao hơn chùa Trầm nhiều. Chùa đẹp một cách cũ kỹ, đẹp từ mảng rêu xanh phớt nhẹ trên bờ gạch vỡ, trên mái ngói và cái cổng cổ xưa, đến cái nền hoang vu của cỏ dại và cổ thụ vươn ra từ vách đá nơi sườn núi . Chùa có 3 gian nằm trên 3 cao độ, nối liền bằng các bậc đá, uốn lượn chỉ đủ một người...leo! Và tôi leo lên đến...cuối chùa, nơi chỉ còn chiếc chuông đồng treo mình dưới một gộp đá. Tôi cầm chiếc chày gỗ bên cạnh, đánh mạnh, để nghe tiếng chuông chùa vang vọng giữa thinh không, lòng thấy thú vị vô cùng!
Chúng tôi trở về tới Hà nội lúc 2 giờ chiều, với một trãi nghiệm mà có lẽ ít người phương Nam có được!
Một bất ngờ thú vị đến với chúng tôi khi tình cờ chạy ngang qua 1 đoạn đường có nhiều ngôi nhà gạch xưa rêu phong cực đẹp, theo cách nhìn của người chơi ảnh. Với tôi, đây mới thực là 1 góc Hà Nội xưa gần trăm năm trước, mà chắc chắn không còn thấy ở khu vực gọi là "phố cổ Hà nội", cạnh Hồ Gươm!
Cuối cùng chúng tôi đến Chùa Trầm, một ngôi cổ tự nằm dưới chân núi Trầm, trong không gian im vắng. Một bà "từ" mở cửa cho bà xã tôi và 2 tín nữ vào thắp nhang!
Sau chừng 20 phút, theo hướng dẫn của dân địa phương, chúng tôi qua cầu Đại Thành, vượt sông Đáy, nơi đây, bề rộng chắc chưa tới...10 mét!!! Tôi nói sông Đáy nhỏ mà không thể ngờ có đoạn... nhỏ đến thế! Rồi lại vượt qua con đường hẹp với những cành nhãn trĩu quả giao nhau ngang lộ rất ngộ, khách đi đường, nếu muốn, vói tay bẻ vài trái chắc không ai phiền!
“Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ ..
Thoáng hiện em về trong đáy cốc”
(Đôi bờ - Cung Tiến).
Cung Tiến mà thấy đoạn sông này (nhỏ hơn sông Long xuyên) chắc không làm được bài Đôi bờ với “sông xa từng lớp lớp mưa dài”, với “thoáng hiện em về”
Cám ơn phượt lão đã cho xem sông Đáy
Đê Đào Nguyên nhỏ hơn đê sông Hồng nhiều. Cũng phải thôi, vì sông Đáy nơi đây nhỏ, tôi nhìn thấy nó từ rất xa. Phía tay phải, dưới chân đê là những vườn nhãn trĩu trái. Mùa này nhãn đang chín tới, giá chỉ 15.000 đ/kg, không ngọt như nhãn xuồng miền Nam, nhờ vậy cũng dễ ăn...nhiều không ngán, lại giòn giòn rất đặc biệt. Bà xã mua 1 kg ăn chơi.
Bổng tôi nhìn thấy từ phía xa một nhà thờ rất đẹp, có vẻ cổ kính, cả 2 dừng lại đó, nghĩ mệt, ăn nhãn và chụp ảnh. Tôi thấy trên cửa ghi Giáo Họ Lai Du.
Ngày 20-8-2018. Hôm nay cả đội được nghĩ đi chơi. Tôi và bx quyết định tìm đến một điểm ngoại thành thay vì lòng vòng trung tâm Hà nội quá chật chội người xe. Chùa Trầm cách khoảng 27km, có thể đi về trong ngày dễ dàng, nghe nói khá lý thú để đi dã ngoại.Thế là chúng tôi cởi con Daehan lần theo bản đồ google và hỏi thăm đường, đi đến đó.
Giống như những thành phố khác, vùng ngoại ô bây giờ cũng phố hóa nhiều nơi. Khi bắt đầu vào đoạn Đê Đào Nguyên, tưởng đâu tôi sẽ đi ngang qua 1 vùng quê Bắc bộ êm đềm như văn thơ ngày cũ. Nhưng không, bây giờ nhìn đâu cũng thấy phố, hoặc gần hoặc xa...tuy vậy trên đê tôi vẫn cảm thấy một vùng nông thôn Bắc bộ đáng yêu đang ẩn mình đâu đó mà mình chưa bắt gặp...Hy vọng ngày hôm nay không phí một cung đường!
(Còn tiếp)