Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  => Thiên du ký sự
  => Ôi! Một đêm giao thừa
  => Chuyện Blao...
  => Phong tục Tết của người dân Nam Bộ xưa
  => Ngụ ngôn hiện đại
  => Sóc Trăng: Lễ hội cúng phước Biển 2015
  => Đi chợ cho vợ
  => Mùa xuân chạm ngõ quê tôi
  => Phẹc..
  => Những điều đọng lại...
  => Duyên nghiệp
  => Phú Quốc du ký
  => CHIA SẺ: AN GIANG XƯA VÀ NAY
  => Bài tập làm văn lớp Ba
  => Cổ tích xuân
  => Blao, chuyện của mình
  => Một đời người
  => Cái nhìn của nhà khoa học
  => Lý Quang Diệu
  => Blao chuyện của mình
  => Chuyến tham quan miền Tây
  => Về với bạn bè...
  => Chùa Candaransi mừng đón Tết
  => Điệu buồn trăm năm
  => Trồng rau mầm
  => Một chuyến Miền Tây
  => Bạn có thể đoán người qua facebook
  => Không biết nữa
  => Sông Ba
  => Người của bình minh một tình yêu
  => Dòng sông thời thơ mộng
  => Người bạn bốn màu
  => Lời xin lỗi muộn màng
  => Mục Ý Kiến
  => Chuyện Blao - Bài 5
  => Hội ngộ
  => Blao, chuyện của mình - số 5
  => Vì sao người Việt nóng tính ?
  => Nằm viện
  => Chuyện Blao...6 - Miếu ba cô
  => Kính nhớ về Thầy Nguyễn Thượng Hạng
  => Người bạn vừa quen
  => Về vùng đất tâm linh
  => Phụ nữ và Khoa học
  => Châu hườn hiệp phố
  => lễ hội Bà Chúa Xứ
  => Cám ơn bác sỉ
  => Singapore chào đón SEA games 682
  => Singapore chào đón SEA games
  => Phụ nữ lãnh đạo quốc gia trên thế giới
  => Chút tình cờ...
  => Chợ Bảo Lộc
  => Dấu xưa
  => Sự tiếc nuối muộn màng
  => Cuộc sống không internet
  => Duyên với chữ
  => Singapore chào tạm biệt
  => Về thăm phố núi Pleiku
  => Nhớ về những ngôi trường
  => Phụ nữ và Nobel Hòa Bình
  => Tưởng niệm người bạn văn- Đổ Trí
  => Những mùa trăng-Nguyễn thị Mây
  => Nhớ về những ngôi trường P2
  => Viết về NLS Pleiku
  => Làm Ba của người ta...
  => Nhớ về những ngôi trường (P3)
  => Thiệt là khổ
  => 3 người trưởng lớp
  => Bà cháu rùa biển
  => Nhớ về những ngôi
  => CHA VÀ CON-Trần văn Hảo- St
  => GS-TS Trần văn Khê
  => Thiệt là khổ- Bùi Tho
  => Nhớ về những ng
  => Nhớ về những..
  => Hạt ngọc tình đầu
  => Thầy Hiệu Trưởng
  => BLao, chuyện của
  => Tự tình trong bóng
  => Nhớ về những
  => Mùa cá bóng trứng
  => Đối đáp ngoại giao bằng thi văn
  => Nhớ về những ngôi trường P7
  => Bao giờ cho đến...
  => Nhớ về những ngôi.
  => Nơi giữ giùm tôi...
  => Hương vị Cần Thơ..
  => Những bàn chân
  => Chuyện tình buồn
  => Nhớ về ..
  => Nhớ về những...
  => Còn đâu nữa những tà áo dài
  => Nhà hoa trên phố
  => Bầu ơi...Bầu....
  => Thiệt là khổ..
  => Thôi nghĩ đi...
  => Chợ quê
  => Thiệt là ...
  => Niềm vui bất ngờ
  => Chim mồi ngày ấy
  => Hồi Ký (3) Thôi nghĩ...
  => Bạn biết gì về dầu dừa
  => Blao...Chuyện của mình...
  => Có một người Thầy..
  => Đôi mắt và cuộc sống
  => Thôi nghĩ đi là vừa..
  => Chốn bình yên...
  => Thôi nghĩ đi là vừa
  => Về : Một cây hoa
  => Hoạt động ngày hè cho học sinh tại Anh
  => Thua em xa
  => Lòng từ thiện của người Anh
  => Thôi nghĩ đi..
  => Du Lịch Hồ Inlay
  => Hảy làm đẹp quá khứ
  => Chuyện Blao ...10
  => Hội ngộ,
  => Chiếc Dép
  => Cũ và mới
  => Thôi nghĩ đi
  => Du Lịch hồ..
  => Ký ức về ngày tựu trường
  => Mưa Huế
  => Tản mạn vì yêu
  => Dư âm ngày họp..
  => Chuyến đi bất ngờ
  => Con gái công thần
  => Chuyến đi bất...
  => Thôi nghĩ đi ...
  => Sóc Trăng du ký
  => Trở lại Kalaw
  => Cá heo, bạn của người trên sóng nước
  => Chân dung gia đình....
  => Câu chuyện Tết ...
  => Từ nơi sân thượng
  => Hành trình xuyên Việt
  => Những mùa trăng
  => Thầm lặng tỏa hương
  => Những chuyện thần thoại về cá heo
  => Hành trình xuyên..
  => 24 giờ
  => Của để dành
  => Xử dụng cá heo trong hải quân
  => Hành trình xuyên Việt-P3
  => Tắm Trăng ở LaGi
  => BÙA
  => Hành Trình Xuyên Việt P4
  => Đêm Ấm tình người
  => truyện ngắn tình cãm
  => Hành trình xuyên ..
  => Lối mòn...
  => hành trình xuyên
  => Truyên ngắn:Thám tử tình
  => Hành trình xuyên Việt P7
  => Chục...mười mấy?
  => Hành Trình Xuyên Việt P8
  => Sai Gòn không anh?
  => Hành Trình khám phá...
  => Hành trình xuyên Việt P10
  => Hành trình xuyên Việt P9
  => Hai chuyến xe ôm
  => Hành trình Vương Quốc Cambodia
  => Hành trình xuyên Việt P11
  => Hành Trình xuyên Việt P12
  => Bí mật ngôi nhà ma
  => Một chuyện ma
  => Lịch sử con ma ở Prospect Park Reading
  => Chuyện con ma không đầu ở Lâu-Đài-Tháp London
  => Mái nhà xưa
  => Những môn thể thao do người Anh phát minh
  => Dòng Đời
  => BLao- Bức tranh vào đông
  => Một kiếp người...
  => Phát triển bền vững...
  => "NO"...
  => Thư gởi các con
  => Người Chăm tại Tây Ninh
  => Ngày nhà giáo của tôi...
  => Nhớ mãi lời Thầy..
  => 20 Tháng 11
  => Một chuyến về thăm...
  => Có một chặn đường
  => Kể chuyện về Cao Lãnh....
  => Ký ức về một người Thầy
  => Trái Trạng Sư...
  => Đôi dòng tâm sự
  => Thêm một loài cây mới....
  => Giới thiệu khóa 8...
  => Cái bánh tiêu
  => Chiếc áo Nâu Nông Lâm Súc
  => Trại hè đoàn Nông Gia tương lai...
  => Chùm gửi biển
  => Đi coi mắt tìm vợ cho con
  => Vinh danh Thầy Lê văn Ký..
  => Chuyện cũ kể lại
  => Đến hẹn lại lên
  => Chuyện giờ mới kể
  => Nhớ Thầy
  => Viết về một ngôi trường
  => Cuộc đòan viên các khóa
  => Lấy chồng lật đật.
  => Đẹp như chuyện cổ tích
  => Suối Nâu ...
  => Vì sao Chúa Hài Đồng
  => Tiếng chổi khuya
  => Câu chuyện mùa Giáng Sinh
  => Nó Tạ hoàng Trung
  => Blao,
  => Hai cái túi
  => Cây nhà lá vườn
  => Dư âm lắng đọng
  => Tản mạn hành trình xuyên Việt
  => Chuyện bây giờ mới kể
  => Bà Tráng
  => Chú Tư Ân
  => Chợ chồm hổm
  => Chiếc áo và món nợ...
  => Quyến rũ Vĩnh Hy
  => Miền Tây phiêu lưu ký (tập 1)
  => Trở lại
  => Thương tiếc một người em
  => Tết Nguyên Tiêu
  => Trở ại Kalaw
  => Miền Tây Phiêu Lưu ký 2
  => Chuyện có thật về một bài tình ca
  => Miền Tây phiêu lưu ký Tập 3
  => Dung nhan mùa Xuân
  => Một thời Blouse trắng
  => Trở lại Kalaw, chuyến đi bất ngờ
  => Người tốt luôn mang đến...
  => Màu xanh biến mất
  => Trở lại Kal
  => Bài viết đặc biẽt
  => Đường hoa đưa đến đường tình
  => Bánh nướng tam giác mạch
  => Chuyện bên lề
  => Trở lại Kalaw (tt)
  => Dì Tư Nhành
  => Bức thư tình 42 năm
  => Rét đậm-rét hại
  => Trở lại Kalaw..
  => Tự sự
  => Vô danh
  => Hội chứng "bấm bấm"
  => Trở lại Kalaw....
  => Hội chứng "bấm..bấm" (tt)
  => Phụ nữ Anh vượt đại dương
  => Trở
  => Tuong niem nguoi ban van
  => Những nữ phi công Anh...
  => Trở lại Kalaw tt
  => Chuyện của tôi và sương
  => Trở lại Kalaw..(tt)
  => Những phụ nữ Anh phi thường khác
  => Lược Trăng
  => Người gốc áo Nâu
  => Vĩnh biệt anh Nguyễn Văn Phước
  => Trở...
  => Liên khóa..
  => Ăn chay
  => Về đâu mùa hè
  => Chinh phục dòng sông
  => Tường thuật chuyến đi...
  => Ăn chay (tt)
  => Nam Du
  => Chim rời tổ mẹ
  => Hoa sen ngày ấy
  => Ngày của MẸ,
  => Hương ấm vườn xưa
  => Trong lòng tôi...
  => Nắng cuối ngày
  => Dư âm NLS Tây Nguyên
  => Một chuyến du Hàn (P1)
  => trở lại...
  => Sản xuất rau quả an toàn...
  => Một chuyến du Hàn P2
  => Trở lại kalaw...
  => Lời Ngõ
  => Chuyên giờ ...
  => Sản xuất rau...
  => Trở lại..
  => Hành trình về nhà cũ của chó
  => Banh? Có một trái...bóng!
  => Về một người Thầy
  => Theo gió hương bay
  => Một thời may mặc
  => Thầy Cô Huynh văn Công
  => (tt)
  => Buc thu tinh thu 18
  => Nỗi buồn tím ngắt
  => Thăm Organik Dalat
  => Chạy đàng trời
  => Trở .
  => Cha tôi
  => Ngày của Cha
  => Ba tôi
  => Thần tượng thời thơ ấu của tôi
  => Chuyện tình tự kể
  => Dọc đường quê hương
  => Sóng ầm ào quanh đây
  => Bàn luận về đá banh
  => Thư cảm..
  => Ngoại kiều
  => Chuyện tình tự kể P2
  => Chè Huỳnh Thị Ngà
  => Trở lại Ka
  => Chợ chiều
  => Mùa thi
  => Cù lao Ông Chưởng
  => chuyện tình
  => Trở.lại kalaw
  => Nhớ Ban Mê...
  => Chuyện giờ kể lại
  => Chuyện ..
  => Công chúa loa kèn
  => Trở..
  => Đường lên xứ Thượng
  => Khi tình yêu đến
  => Tổng quan nền nông nghiệp Hà Lan
  => Trở lại Kalw (tt)
  => Ao Bà om
  => Bức tường
  => Thảo cầm viên
  => Bàn tay của Mẹ
  => Trở lại Ka.
  => Lời chia sẻ ...
  => Trở lại Ka..
  => Mộng ca sĩ
  => Hồng môn yến
  => Cư Xá Hai Rua
  => Đi theo dòng chảy
  => Trình làng sau một chuyến đi
  => Anh tôi- và những...
  => Những chuyến xe đò...
  => Vaì kỷ niệm vui buồn
  => Trải nghiệm làm nông
  => Đáng sau cuộc chiến
  => Câu chuyện cảnh giác
  => Góc chia sẻ
  => Cuôc đời "chiến đấu" của tui
  => Họp mặt Ban Liên Lạc
  => Biệt thự chuông reo
  => Đoạn đường kỷ niệm
  => Câu chuyện về ...99 con gà
  => Tha La xòm đạo
  => Công bằng với khuyển
  => Chuyện BLao....
  => Sợi tình...Nông Lâm Súc
  => Điệu nhớ của những...
  => Mẹ còn nhớ hay đã quên
  => Hồi Ký: Hành trình đến
  => Gặp lại Yangon
  => Người bạn thời niên thiếu...
  => Tường trình kịch bản....
  => Hảy đến trường
  => Chiếc chõng tre
  => Khoảng cách
  => Chuyện Blao- Chuyện của mình
  => Nông Lâm Súc 2016
  => Xóm cụt
  => Gặp lại
  => Nông Lâm Súc 2016,
  => Thư gởi Cô Xinh
  => Blao chuyện của mùnh
  => Vòng đời
  => Gặp
  => Mộng và thực
  => Chiếc nôi
  => Đầu tư kiếp sau
  => Chuyện vui
  => Của để
  => Hồi ký
  => Duyên mệnh
  => Vô Cảm
  => Gia đình NN tham quan
  => Săn chim
  => Bangkok...
  => Chiều nắng vỡ
  => Những cánh chim dể thương
  => Hồi ký P2
  => NHảy Cò Cò
  => Xin cám ơn cuộc đời
  => Thăm lại trường cũ
  => Xe ôm
  => Về cội nguồn
  => Lời nguyện cầu của rừng
  => Lời nguyện
  => lời nguyện cầu...
  => Lời nguyện cầu
  => Đi thăm bạn...
  => Biến Chứng
  => Tưởng niệm bạn đồng môn
  => Con đường Cái Quan
  => Chuyện bây giờ
  => Hạt ngọc..
  => Hồi ký: cuộc lãng khóa...P3
  => Quán cơn xã hội
  => An Giang mùa nước
  => Ế...
  => Người học trò đạp xích lô
  => Tôi làm trưởng tộc
  => Năng lượng cho tương lai
  => An Giang mùa nước nồi (tt)
  => Dalal mù sương
  => Ngày tri ân Thầy Đặng Quan Điện
  => Tri ân Thầy Cô
  => Đến xứ lụa Tân Châu
  => Chuyện Blao...U Mọi
  => Chuyến đi kỷ niệm
  => Túi gạo mười ba lon
  => Ngày nhà giáo của tôi
  => Thăm Thầy, Cô
  => Liên hoan mừng ngày 20.11
  => Tưởng nhớ 9 năm...
  => Một thoáng Đài Loan
  => Cuộc lang thang lớn cuối năm
  => Silicon Valley Turkey Trot 2016
  => Cuộc hội ngộ bất ngờ
  => Tường niệm bạn Tuấn
  => Phong lưu thảo
  => Cái Bánh Tiêu- Đỗ Trí
  => Ngày 20 tháng 11 năm 2016
  => Những thay đỗi ở miền Tây
  => Họp mặt SP-SG Lan 4
  => Chuyện cây trà
  => Một thoáng Đai Loan (2)
  => Cuôc lang thang lớn (tt)
  => Tường trình họp mặt Liên khóa...
  => Tình áo nâu
  => Nắng phương Nam
  => Trình làng sau...1 chuyến đi
  => Rác kia mà biết nói năng...
  => Mùa giáng sinh:..
  => Rơi
  => Cuộc lang thang lớn ...
  => Họp mặt CĐ
  => Ngôi trường thời niên thiếu
  => Buổi họp mặt với...
  => Giáng Sinh nồng ấm
  => Bút Ký
  => Câu chuyện gạo lức...
  => Họp mặt NLS Cần Thơ
  => Tàn mạn NLN&NLS
  => Tường trình họp mặt LT-NLS
  => Cửa hàng từ thiện...
  => Đôi dòng về ân sư
  => Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ...
  => Tưởng nhớ GS Phạm Hoàng Hộ
  => Thầy tôi bây giờ
  => Dấu tích trường xưa
  => Lý do
  => Gặp lại bạn cũ
  => Quýt tiến vua Hương Cần
  => Chút tản mạn cuối xuân
  => Hãy còn Xuân
  => Giao lưu với liên trường...
  => Chiếc áo và món nợ Ân tình...
  => Người dân nông thôn
  => Cù lao Ông Chửơng....
  => Họp mặt NLS Bình Tuy
  => Dấu tích trường ...
  => Cù lao Giêng và....
  => Nha Trang phiêu lưu ký (P1)
  => Truyện ngắn: Nằm viện
  => Một thời Blouse trắng,,,
  => Người cha nuôi- P1
  => Cái biên nhận nhập học...
  => Bài viết đặc biệt...
  => Ban ăn chực- xuất hành
  => Trở lại chốn xưa
  => Tường trình họp lớp 69-70
  => Cầu Trắng- Cầu Đen
  => Lịch sử những dòng kinh...
  => Buồi họp mặt liên trường...
  => Tôi dạy học
  => Du lịch Nha Trang
  => Dấu tích...Văn phòng
  => Maldives, chuỗi ngọc...
  => Tỉnh An Giang với...
  => Dấu tích trường xưa -Bùi THo
  => Ngỡ ngàng
  => Dấu tích trường xưa-Giảng đường
  => Bạn tôi,Cô giáo dạy trẻ
  => Chuyện con Xí Muội
  => Ngỡ ngàn
  => Chùm bong bóng mùa xuân
  => Bức ảnh và người bạn
  => Tui đi Hàn
  => Chuyện về cây trái Tràm
  => Người cha nuôi P 2
  => Về đất Mũi theo đường...
  => Màu tím
  => Bi kịch chiến tranh...
  => Những con đường
  => Dậm dài về quê Ngoại
  => Yêu là gì?
  => Mùa hoa Phượng
  => Các lưu xá
  => 2 Kẻ lang thang khám phá nước Mỹ
  => Khoảnh khắc nhớ Tây Nguyên
  => Mãi mãi chỉ còn....
  => Hồng Kong phiêu lưu ký (P1)
  => Hong kong phiêu lưu ký
  => Câu lạc bộ: nhà ăn nhà bàn
  => 2 kẻ lang thang ...nước Mỹ
  => Tinh Bạn
  => Lời tri ân
  => Viết cho em-Khoảng Cách
  => Buổi họp mặt cùng...
  => Giấc mơ phượng vĩ
  => Chuyến giao lưu....
  => Bàn tay vàng
  => Nhật Bản không chỉ có...
  => 2 Kẻ lang thang....
  => Ôn cố tri tân
  => Người ven sông
  => Nhựt Bản không chỉ...
  => 2 kẻ lang thang...
  => Kỷ niệm họp mặt liên trường..
  => Tâm tình NLS
  => Người cha nuôi P3
  => Dốc vắng
  => Nhựt Bản không ..
  => Trở lại chốn xưa...
  => 2 kẻ lang thang khám phá....
  => Tây Bắc phiêu lưu ký P1
  => Bâng khuâng hoa tắng
  => 2 kẻ lang thang khám phá...
  => Tháng 5- Phượng &...
  => Về cây phượng vàng
  => Tây Bắc phiêu lưu ký ,,P2
  => Bên nhánh sông chiều
  => Thư gời người Bạn....
  => Tây Bắc phiêu lưu ký-P3
  => Con gái 3 miền
  => Phiền
  => Kỉ niệm dạy học...
  => Một ngày họp mặt...
  => vài phút tâm tình....
  => Thư gởi người bạn đi đã xa
  => Tây Bắc phiêu lưu ký ..P4
  => ấn tượng Đồng Tháp
  => 2 kẻ lang thang khám phá..(tt).
  => Truyện ngắn:-Tình Cha
  => Cảm xúc về "Ngày của Cha"
  => Bút ký: Tình Bạn
  => Tường thuật Ngày họp...
  => Nghị lực và nghịch cảnh
  => Tự Truyện
  => 2 kẻ lang thang khám ...
  => Chim báo tin
  => Tình Grab
  => Đám cưới...ngày vui
  => Phiên họp thường kỳ...
  => Buổi sáng tản mạn....
  => Chuyện chó trung thành....
  => 2 kẻ lang thang..tt
  => Title of your new page
  => Tường trình phiên họp định kỳ...
  => Ký Sự đi Tây tập 1
  => Ký sự đi Tây...Tập 2
  => Người cha nuôi P4
  => Cây Râm Mát
  => Hương cây đinh
  => Đảo Nhím: Hòn ngọc quý...
  => 2 kẻ lang thang khám phá...(tt)
  => Kỷ niệm quy nhơn
  => Xuôi theo dòng đời
  => Giờ văn miệng
  => Ký sự : Đi Tây T3
  => Khi ta cần có nhau
  => Ký sự đi Tây-T6
  => Tôi là người VN
  => Tháng 5,Phượng và những...
  => Ông lão về hưu
  => Ký sự đi Tây T. 7
  => Giáo dục, không thể....
  => Sự tích 2 tượng đài
  => Du lịch Holland bằng xe đạp
  => Con gái thường hay cười
  => Người Cha nuôi-P5
  => 2 kẻ lang thang khám phá ...(tt)
  => Kỷ niệm Qui Nhơn
  => Hôm nay là ngày lễ Vu Lan
  => Ngày xưa, Hoa bất hạnh
  => 2 kẻ lang thang khám phá,....
  => Dễ chịu trên đường
  => Một lần duy nhất
  => Bông Hồng cài áo....
  => Truyện ngắn: Hạnh Phúc
  => Một lầm lỗi ngọt ngào
  => Kỷ niệm một chuyến đi
  => Thêm một mùa đông
  => Những nhánh hoa đã mất
  => Quê hương ...ngày đó
  => Đại Ca
  => Sống chậm
  => Người cha nuôi...P6
  => Mạn đàm về chiếc xe đạp
  => Đừng là cái bóng
  => Có một Pleiku dịu dàng
  => Nhớ về một người Thầy
  => Giả
  => Phố xưa thưa người
  => Lời tỏ tình rất vội
  => Tui làm thợ vá "xe đụp"
  => Có những ngôi nhà
  => Của để dành- Đỗ Trí
  => Rác
  => Đêm Trung Thu xóm nghèo
  => Chuyện cúng giỗ
  => Ngày Xưa, Sài Gòn đã có
  => Hội Ngộ (BM)
  => Chuyện cúng giỗ (P1)
  => Người cha nuôi P7
  => Chuyến thăm GS Lê văn Ký
  => Thầm lặng tỏa hương- NT Mây
  => Chuyện cây thông lịch sử
  => 2 kẻ lang thang -MongP.Minh
  => Những cơn mưa cuối mùa
  => Quà sinh nhựt cho Mẹ
  => Cây thông nhà số 11
  => Chuyện bây giờ mới kề (P.H)
  => Cô Tím của tôi
  => Gọi tên kiểu..
  => 2 kẻ lang thang khám phá...MPM
  => Ngày xưa chuyện khó quên
  => Vui ngày gặp lại bạn cũ
  => Ngày nhà giáo của tôi- Bùi Tho
  => Nhớ về Thầy Trần Thiện Chu
  => Ký ức về một người thầy- Nguyen thi May
  => Kính nhớ về Thầy (PH)
  => Có một người thầy (BT Lợi)
  => Nhớ Thầy (TH Trung)
  => Tưởng niệm về nhà giáo...(NH Trí)
  => Nhớ ơn Thầy Phạm hoàng Hộ
  => Chủ đề' Tôn sư trọng đạo
  => Đời phiêu bạt...
  => Danh (Nổ)
  => Gia tài
  => Đời phiêu bạt (tập 2)
  => Cảm nghĩ ngày giỗ Thầy
  => Họp mặt lần thứ 5 CĐSPNLS
  => Đôi nét về trường NLS Pleiku
  => Khổ cái thân...mập
  => Đời phiêu bạt (tập 3)
  => Giai điệu nhớ
  => Tản mạn về hoa...
  => Kể chuyện: Chuyện ma
  => Chuyện bây giờ...
  => Tình áo nâu-(Đỗ Trí)
  => Chuyện giờ mới kể-(Ta Trung)
  => Quà tặng
  => Chào mừng con đến...
  => Đời Anh ra sao...
  => Chuyện bây giờ mới kể (BT)
  => Ngã ba cầu Xéo
  => Loanh quanh...
  => Trở lại giảng đường xưa
  => Đầu xuân nhớ bạn
  => Năm nay Cây Mùa Xuân...
  => Rau cải trời...
  => Họp mặt Nông Lâm súc 23
  => Kính nhớ về Cô
  => Chuyện bây giờ...P5
  => Chuyện bây giờ ...P6
  => Con gái công thần-(NT Mây)
  => Rất lạnh
  => Mùa Xuân chạm ngõ quê tôi ( Mây)
  => Mảnh hồn quê...
  => Bản truyên ngôn độc lập nước Mỹ
  => Kỷ niện với Vương Thế Đức
  => Chuyện bây giờ mới kể..P7
  => Tản mạn hành trình ...(Đỗ Trí)
  => cảm xúc từ một trận bóng
  => Chuyện bây giờ...P8
  => Tại sao người Việt ...(Ngân)
  => Chuẩn bị...chờ nghỉ hưu
  => cũng có một thời....
  => Mùa hoa đã về
  => Chuyện bây giờ mới kể P9 & P10
  => Con ma ở gốc cây mù u
  => Rắc rối ngày Xuân
  => Chuyện con chó cứu chủ
  => Dư âm ngày Tết
  => Vấn vương hoài niệm
  => Thiêu thân đêm trừ tịch
  => Chiếc chõng tre (LX Sang)
  => Stephen Hawking từ trần
  => Thư gởi người bạn ân nhân (HVC)
  => Giấc mơ Anh
  => Nỗi lòng người vợ...
  => Giấc mơ Anh (tt)
  => Những món nợ ân tìǹh - Cồn Sơn và tôi
  => Ấn tượng Đồng Tháp (NT Mây)
  => Tản mạn về nhạc sến
  => Giấc mơ "Anh" (tt)
  => Tuổi ấu thơ của tôi (2018)
  => Bên đường lá úa
  => Quá khứ không thể lãng quên
  => Chuyến đi San Diego 2018
  => Giấc mơ Anh (phần kết)
  => Vài kỷ niệm vui buồn (HVC)
  => Bài phát biểu ngày họp mặt....
  => Họp lớp Mục Súc 69-70
  => Bông hồng cài áo
  => chuyện lạ ở Dalat
  => Bao giờ cho đến tháng giêng
  => Thư anh Khấu Hoàng Tiến
  => Một thời xa xưa
  => Phải chi tôi thích con gái...
  => Giồng Riềng (Kiên Giang)
  => Một thời lang thang 2
  => Saigon ấm những cơn mưa
  => Về thăm mái trường xưa
  => Nhân ngày lễ Cha...
  => Oregon, nhớ nhiều
  => Mẹ tôi ( Trịnh Đình Nam)
  => Nhịp cầu nối những bờ vui
  => Nắng cuối ngày (NT Mây)
  => Tìm chút tĩnh tại....
  => Hành trình xuyên Việt ( P2)
  => Hành trình xuyên Việt (tt)
  => Còn có Mẹ là....
  => Hành trình xuyên...
  => Chiếc nôi ( Mây)
  => Cố nhân...
  => Truyện ngắn -Nắng cuối ngày
  => Hành trình xuyên Việt (tt) Mong Phước Minh
  => Khi tình yêu đến (Mây)
  => Tự truyện: "Bàng môn tả đạo"
  => Mẹ và con trai
  => Phượt Lão rong chơi
  => Nỗi buồn nhan sắc
  => Phượt Lão Mong Phước Minh (tt)
  => Ký sự Phượt Lão Mong Phước Minh (tt)
  => Ký sự Phóng sự Phượt lão Mong Phước Minh
  => Ngậm tăm
  => Thầy giáo ngày xưa
  => Ký sự-Phóng sự Phượt Lão Mong Phước Minh(tt)
  => Chuyện tầm phào (tt)
  => Ngậm ngùi nỗi nhớ
  => Phóng sự: Phượt Lão MPM (tt)
  => Thằng "Khu" của Ngoại....
  => "Cồn Sơn" Lần đầu đặt chân..
  => Phượt lão tham dự lễ khai mạc TDDS
  => Người thắp lửa
  => Phượt Lão MPM:Phút thư giản
  => Phượt Lão MPM; Lên đường...
  => Hoa sen ngày ấy ( NTM)
  => Phưỡt Lão- Hành trình đến Yên Tử-Tam Đảo
  => Hãy đến trường (NT Mây)
  => Nguyen Trung Quân-Tường trình
  => Phượt Lão: Quay về Hà Nội- Xuôi Nam
  => Chớm Thu
  => Ký ức về ngày tự trường (NTK Thu)
  => Những người thích hoài cổ
  => Câu chuyện ngày chủ nhật
  => Phượt Lão MPM:Cuộc rong chơi chưa kết thúc
  => Nơi bắt đầu một tình yêu
  => Đêm Trung Thu xóm...(NTM)
  => Đèn lá
  => Thác Đam Rông
  => Đêm gặp lại....
  => Tôi được làm trưởng...
  => Đà Nẳng du ký P1
  => Nhìn lại cuộc đời
  => Phóng sự: thăm viếng bác Hai...
  => Bông lúa cúi đầu
  => Thư cảm tạ ( Bác Hai Giáp)
  => Mái đình xưa
  => Xanh màu lá nhớ
  => Ký ức không ngủ yên
  => Kỷ niệm 50 năm NLS...
  => Bức ảnh và sự vô thường
  => Gả đầu Bạc
  => Hành trình về đất Phật
  => Mạn xã hội: đôi bờ ảo và thật
  => Tìm về quá khứ
  => Về Đồng Nhân Học Hiệu
  => Bông lúa Long Xuyên
  => Hành trình về đất Phật (tt)
  => Nhớ mãi lời Thầy ( Mây)
  => Lời tri ân muộn màng
  => Thầy Hiệu trưởng. . .
  => Thăm Thầy Cô
  => Tình thầy & trò
  => Một thời đáng nhớ
  => Rộn ràng niềm vui.ngày chủ nhật
  => Đêm tỉnh thức với. . .
  => Chuyện cuối năm...
  => Chuyện cuối năm...giờ mới nói
  => Dự giổ thầy Ký
  => Một thoáng bảo lộc
  => Lớp học gốc me
  => Về thăm ngôi nhà. . . .
  => Thú tội
  => Những niềm vui hội ngộ
  => Cánh chim không mỏi (Mây thi Nguyen)
  => Trang trại nhà cổ Phước Minh
  => Nhớ,
  => Du lịch Myanmar- hành trình.. .
  => Thèm nắng xuân xưa
  => Viết cho người đã khuất
  => Câu chuyện đầu năm
  => Lễ hội văn hóa thổ cẩm...
  => Đôi nét về họp mặt....
  => Vợ chồng tôi đi học. . .
  => Đêm giao lưu văn hóa...
  => Vợ chồng tôi đi học Thiền. . .
  => Nhớ mùa gió chướng
  => Lễ xuất trường
  => Nông Lâm Mục
  => Giấc mơ sum vầy
  => Về cồn Thới Sơn. ..
  => 55 Năm (1964-2019)
  => Đón Xuân Mới, nhớ trường cũ
  => Mùa xuân chạm ngõ (NT Mây)
  => Tình cảm nào?.. .
  => Một lỗi lầm. . .
  => Tản mạn về bài thơ. . .
  => Đón xuân nầy nhớ xuân xưa
  => Một chuyến du Xuân
  => Tình thầy, trò
  => Ngắt lá mai
  => Viết ngắn:- Rắc rối ngày xuân
  => Ăn Tết ngày xưa. ..
  => Buồn vui theo những....
  => Còn đó chút hồng phai
  => Chuyện mất, chuyện còn
  => Phong tục Tết ..
  => Tiếng đàn năm củ
  => Một thoáng ngày thầy thuốc
  => Truyện ngắn: Ở Xa
  => Ngày trở lại Đalạt
  => Ngày Quốc tế Phụ Nữ. . .(Tra My)
  => Cầu nối tình yêu
  => Một thời Phượng tím
  => Rét đậm- Rét hại
  => Quên
  => Tường thuật: Họp lớp 69-70
  => Bụi phấn bui đời
  => Chuyen tình bến sông
  => Tui khám mắt
  => Bất ngờ rong chơi Phnompenh
  => Cuộc viếng thăm muộn màng
  => Chim mồi Thần chết
  => Thăm thác D Ray Say. . .
  => Về thăm Bản Đôn
  => Hành lang nội trú
  => Công việc hàng ngày. .. .
  => Sao băng cuối trời
  => Cư Xá Hai Rua ( Nguyễn văn Hiền)
  => Bức thư tình ông Tây. ..
  => Viếng thăm bảo tàng. . .
  => Trạm cuối cuộc đời
  => Còn chút gì để nhớ...
  => Đám giổ
  => Dòng Sông Trẹm
  => Duyên ( T Đ Nam )
  => Miền Tây phiêu . . .
  => Những kỷ niệm
  => Miền Tây Dy Ký
  => Miền Tây du ký (P2b)
  => Miền Tây du ký P3
  => Du Lịch Costa Rica. . .
  => Miền Tây du ký (P4)
  => Nhớ lắm những dòng kênh
  => Chiếc chỏng tre (LXS)
  => Đảo Nhím. . .
  => Món quà bất ngờ
  => Châu Đốc mùa lễ hội
  => Tháng 5-Phượng & Những . . .
  => Học trò khó
  => vườn mai cổ tích
  => Đi tìm huyền thoại. . .
  => Tản mạn Hoài niệm 60. . .
  => Cảm xúc về ngày của cha. . .
  => Phà Vàm Cống đóng cổng. . .
  => Hảy đến trường (NTM)
  => Bến phà Vàm Cống. . .
  => Nhớ trường xưa (Thanh Dang Ngoc)
  => Về miền Tây. . .
  => Những đoạn "Hồi". . . .
  => Dọc đường gió bụi
  => Nhật ký du lịch Vinpeart. . .
  => Dọc đường gió bụi (tt)
  => Thưở ấy. . . .
  => Tui đi khám cặp. . .
  => Dọc đường gió bụi (tt) "quái vật"
  => Vũ khí nước
  => Nhật ký hôm qua . . .
  => Đôi điều lắng động. . .
  => Những con đường hoa. . .
  => Vài kỷ niệm vui buồn (Huỳnh văn Công)
  => Trò chuyện cùng. . .
  => Ân tình thiên thu
  => Một cõi đi về (Bùi thị Lợi)
  => Viết cho ngày. . (PTTT)
  => Những nét đẹp. . . .
  => Nhớ Mùa Xuân năm ấy
  => Dường như mùa xuân đến sớm
  => Bút ký tạp lục
  => Đường hoa Nguyễn Huệ
  => Thương tiếc anh Phạm Lục Hòa
  => Năm chuột dạy đời
  => Thì thầm trong nôi
  => Hoa Hoàng Đầu Ấn
  => Virus mọc ở đâu ra
  => Một lời xin lỗi
  => Nỗi buồn
  => Ma da
  => Đường về quê
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
2 kẻ lang thang khám phá...
28/5/2017

 
 


2 Kẻ lang thang khám phá nước Mỹ

                            - Mong Phước Minh -                           

 
    2 Kẻ lang thang khám phá nước Mỹ (tt)
        Mong Phước Minh

    Ngày thứ hai, 15-5-2017, chúng tôi trả ngôi nhà trên vịnh Biscayne, cùng nhau hướng đến bến cảng Miami, để bắt đầu chuyến lang thang mới, trên vùng biển vịnh Mexico, Đại Tây Dương, hướng đến đất nước Cuba.
    Nói đến quốc gia này, nhiều người liên tưởng đến một xã hội khép kín, nghèo khổ và nhiều...đe dọa! Đó là điều mà hầu hết các nước cộng sản trước đây đã từng thể hiện. Được dịp thăm thú các nơi đó luôn là trãi nghiệm đáng nhớ và đáng hãnh diện. Bây giờ hệ thống xã hội ấy đã lụi tàn, chỉ còn đếm được trên 1 bàn tay. Mà đó là 1 bàn tay không đủ ngón, vì nhiều nước trong số đó giờ đây đã thoát ly khỏi cái bản chất nguyên thủy của thứ chủ nghĩa mà họ nhân danh.
Tôi không phải là lý thuyết gia, lại càng không phải người thông thạo chủ nghĩa Marx; nhưng sau những bài học chính trị tôi đã được các "Thầy" dạy rằng: điều cơ bản của chủ nghĩa xã hội là tận diệt tư bản, xoá bỏ bốc lột (vốn được chơi chữ là "bốc lột giá trị thặng dư"), để không có kẻ ngồi mát ăn bát vàng...Chỉ điều này thôi, đủ để xác định 1 xã hội là xã hội chủ nghĩa hay không. Ha ha, điều đó hoàn toàn không còn đúng nữa, kể luôn anh cả Đỏ China! Bây giờ xã hội đầy những kẻ thượng lưu mang danh đầy tớ, nhan nhản các kẻ ngồi mát ăn hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn ...bát vàng, còn bốc lột thì rõ ràng ai cũng biết kẻ bốc là ai và người bị lột là ai?
    Hồi đó, người ta luôn khẳng định rằng kinh tế thị trường là của bọn tư bản, xã hội chủ nghĩa hoàn toàn không chấp nhận điều này, vậy mà nay họ đang cố chứng minh mình cũng mang tính chất đó, dù thật sự nó đã tồn tại mãnh liệt từ lâu rồi!
    Cho nên, chuyến đi này của chúng tôi thật là thú vị, nó sẽ cho tôi thấy phần nào đó về cái xã hội khép kín bao nhiêu năm nay, cái xã hội vốn có nhiều cơ hội để trở nên giàu có, mà cuối cùng giờ này vẫn còn nghèo nàn hơn các nước trong khu vực. 
    Theo chương trình, chúng tôi sẽ ghé thăm thủ đô La Havana 2 ngày. Du thuyền sẽ cung cấp hướng dẫn viên với giá mỗi du khách sẽ trả thêm phí 90 đô la cho mỗi 3 giờ! Nhưng anh Thảo, qua quen biết với 1 người bạn đã từng du lịch Cuba, đã thuê được 1 anh hướng dẫn chui với thù lao chỉ 50 đô 1 ngày. Anh sẽ đón chúng tôi tại bến tàu rồi dẫn mọi người đi thăm khu phố cổ suốt buổi sáng và trưa, đến 2h chiều thì chỉ đường cho mọi người trở lại tàu. Ngày hôm sau, anh sẽ thuê 1 xe bus để chở 12 người chúng tôi đi khắp các điểm chính của thành phố, tiền thuê xe là 300 đô la.
    Như vậy, sau 2 ngày, anh được 100 đô la, bằng 4 tháng lương của 1 viên chức thường tại đây! Nói như thế để các bạn hình dung về sự nghèo của đất nước xã hội chủ nghĩa còn sót lại cùng với 4 nước bên châu Á!
    Nói sơ như vậy để các bạn thấy sự hấp dẫn của chuyến đi này, nó vô cùng thú vị khi mình sẽ khám phá nhiều chuyện chưa thể hình dung trước, biết bao điều ngạc nhiên chắc chắn sẽ diễn ra dưới ánh mắt tò mò của chúng tôi.
   Ôi La Havana, khép kín hay bừng mở, thầm lặng hay sôi nổi điệu Tango như bài hát Guantanamera của José Fernádez Diaz!
    Có điều đừng chụp hình Cảnh sát và Quân lính Cuba! Đó là cảnh báo trên internet!
Thôi, bây giờ hãy bắt đầu chuyến đi từ bến cảng Miami và con tàu Norwegian Sky!
    Miami là cảng lớn nhất bang Florida và lớn thứ 12 nước Mỹ, được xem là "kinh đô thế giới của những con tàu", trong đó có những con tàu du lịch của các hãng lữ hành biển như Carnival Cruise Line, Oceania Cruises, Amazara Cruises, Costa Cruise, Norwegian Cruise Line...
Chúng tôi tham gia chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm qua La Havana và ghé tắm biển ở đảo Great Styrrup Cay của Bahamas trên con tàu Norwegian Sky. 
    Giờ check in của nhóm chúng tôi khoảng 2:pm, nên mọi người lại được dịp lòng vòng quanh các phố ở khu vực South Beach lần thứ 3, ngồi nhâm nhi cà phê Starbucks thêm cả giờ mới làm thủ tục xuất cảnh, xuống tàu. Thế là passport của tôi và bà xã lại được đóng dấu Hải quan Mỹ lần nữa! 
    Rồi thủ tục lên tàu giống hệt như lên máy bay, trình vé, kiểm tra hành lý qua máy...Cuối cùng mỗi người nhận 1 thẻ từ, vừa là chìa khoá vừa là thẻ kiểm tra mỗi khi rời hoặc về tàu. Một đội ngũ nhân viên Norwegian Sky nhảy múa chào mừng du khách.
    Hai lúa Long xuyên ở phòng 8130, không thể rộng như khách sạn nhưng đầy đủ tiện nghi. Nằm nghĩ chưa đã thì có thông báo mọi người tập họp tại tầng 6, nơi đó có 1 hành lang thông suốt quanh tàu để cho khách đi bộ thể dục. Các nhóm khách tụ tập tại khu vực được ghi trên thẻ từ, của tôi và bà xã thuộc khu K, trên đầu có treo 1 chiếc thuyền cứu sinh thật lớn đủ chở toàn bộ số khách thuộc nhóm. Mục đích để du khách được hướng dẫn cách sử dụng áo phao và biết điểm phải tập trung khi tàu gặp nạn.
    Tôi sẽ kể tiếp về tàu Norwegian Sky và các hoạt động liên quan trên khách sạn nổi khổng lồ này. Xin cảm ơn các bạn.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, ô tô và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: cây, bầu trời và ngoài trời
Phố nhìn xuống South Beach

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, đám mây, đại dương và ngoài trời
Bến cảng du thuyền.
    Norwegian Sky được đóng tại Đức, theo đơn đặt hàng của công ty Costa Cruises, nhưng khi hoàn thành vào năm 1999, thì thuộc quyền sở hữu của Cty Norwegian Cruise Line.
3 lần đổi chủ:
1/ 1999-2008: Norwegian Cruise Line.
2/ 2008-2012: Genting HongKong.
3/2012- đến nay: Norwegian Cruise Line.
Con tàu đã từng có tên Pride of Aloha.
Tên hiện tại: Norwegian Sky.
Dài : 253,6 m
Tải trọng : 77,104 GT.
Cao 12 tầng(deck).
Thuỷ thủ đoàn: 899 người.
Số phòng: 1004.
Sức chở: từ 2004-2450 người.
Vận tốc: 23 knots, #43km/h.
Giá thành: 350 triệu đô la.
    Deck 11 là tầng chính dành cho ăn uống và các sinh hoạt cộng đồng. Có hồ bơi, sân khấu, phòng tập gym, bóng bàn, bóng rỗ...2 khu vực ăn uống chính ở giữa và phía sau đuôi tàu.
    Thức ăn, đồ uống tự chọn được phục vụ miễn phí suốt từ 6:30am đến 9:30pm. 
Luôn có nhân viên phục vụ sẳn sàng dẹp dĩa khi khách dùng xong, hoặc không ăn hết vì chẳng hợp khẩu vị, khi đó cứ bỏ tại bàn, lấy đĩa mới, chọn lại thức ăn khác! Cứ ăn vô tư theo khả năng, cứ uống thoải mái theo tửu lượng! Đủ loại rượu mạnh hảo hạng cùng các loại liquor pha chế tại chỗ theo yêu cầu, quí khách cứ vô tư tới quày xin phục vụ. Hoàn toàn miễn phí và không hạn chế. Uống tại chỗ hoặc xuống hồ bơi, hay mang về phòng nhâm nhi với thức ăn tự chọn, ăn uống xong cứ mang bỏ ngay phía trước cabin, sẽ có người thu dọn.
    Ngoài ra, có thể lấy 1, 2 lon bia hay cốc wishky xuống phòng casino, nằm trên deck 6, vừa nhấm nháp vừa đánh bài hoặc chơi ru-lết. Nếu lỡ quên thì tại đó cũng có 1 quày rượu nhỏ phục vụ cho các thượng đế đang ăn thua với "tên cướp 1 tay", hay đứng nhìn thiên hạ yên lặng theo dỏi lá bài sắp lật, mà lười biếng không muốn rời phòng!
    Bên cạnh casino là 1 siêu thị mini, bán quần áo, nữ trang, đồng hồ, thuốc lá và rượu...Thuốc lá thì mắc, khoảng10usd/cây, nhưng rượu thì có chai lại rẻ hơn 10usd so với thị trường Mỹ. Chú Dũng đã mua 6 chai gửi tôi mang về Atlanta.
    Lần đầu tiên đi Mỹ, thấy nhiều cái hay bên xứ cờ hoa, lần đầu đi cruise, gặp nhiều thú vị dưới chiếc tàu du lịch khổng lồ này, 2 lúa Long Xuyên tiếc mình không có cái bao tử Thạch sanh, ăn không biết no, để thưởng thức hết mấy món ngon được "ăn thả cửa"! Càng tiếc hơn khi không có tuyệt chiêu như Đoàn Dự, để uống cho "sạt nghiệp" cái hãng tàu của bọn tư bản này! Bét lắm thì tữu lượng cỡ như Nguyễn Trọng Tài, uống hoài không biết ...xĩn, uống cho hết mấy loại bia độc, lạ, thử cho hết các thứ wishky chưa từng thấy ở Việt Nam, để không uổng công trôi nổi trên con tàu lộng lẫy này!
   Ô hô, còn một điều đáng tiếc rất...đáng tiếc nữa, đó là không có được "4 mắt" như Võ Tòng Anh, để được ngắm...vô tư mấy bà da đen, da trắng tự nhiên phơi nắng giữa không gian lồng lộng gió Caribe !

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi, bàn và trong nhà
    Ngày 15-5-2017, Norwegian Sky sau một đêm hải hành, đã tới bờ biển Cuba. 
Cộng hoà Cuba, Republica de Cuba, diện tích 110.860km2, dân số khoảng 11.500.000 người, thủ đô là La Habana. Là 1 quốc đảo mà lớn nhất là đảo Cuba, có hình con cá sấu nằm vắt ngang vùng biển Caribbe, cách điểm thấp nhất của Mỹ là Key West(Florida) chỉ 95 dặm. Là quốc gia đông dân nhất trong vùng biển Caribbe: khoảng 11.200.000 người.
   Như nhiều thành phố lớn khác trên thế giới, La Habana(hay La Havana) nằm ngay trên bờ biển phía Tây Bắc đảo Cá sấu, trong vịnh kín gió La Habana, quanh năm nhìn ra biển lớn, nên cũng thường xuyên đối đầu với những cơn bão nhiệt đới dữ dội! Và cũng chính vị trí tiền tiêu này mà trong quá khứ, đây là địa điểm thường xuyên phải đối đầu với cướp biển vùng Caribbean!
    Hừng sáng ngày 15-4-2017, thằng em trai sợ anh mình ngủ quên, gỏ cửa phòng nhắc tàu sắp vào bến, anh chị nhanh lên! Vợ chồng 2 lúa Long Xuyên vội vã theo em lên tầng 11 rồi ra sau lái, nơi có nhiều du khách háo hức đứng nhìn những hình ảnh đầu tiên của thủ đô nước Cuba đang hiện dần trước mắt dưới ánh sáng ban mai rực rỡ Caribbean!
   Chiếc tàu pilot phía xa bên dưới đang dẫn đường vào bến cảng, sĩ quan giám lộ Cuba đang cho Norwegian Sky nhẹ nhàng tiến vào vịnh La Habana. 
   Trước mắt tôi là một buổi sáng yên bình đang đến trên thành phố xa lạ miền trung Châu Mỹ, tưởng chừng như rất bí hiểm, bổng bừng lên thật dịu dàng trong không khí mát nhẹ đầu ngày. Thành phố có vẻ không quá nhiều xe cộ đến chật chội như tôi đang thấy trên đại lộ Carlos Manuel Céspede, chạy dọc theo bờ kênh Canal De Entrada, cũng chẳng có mấy những building, cao ốc chất chồng cao, thấp các căn hộ hộp diêm ngập đầy trong các đô thị phồn hoa! Từ trên tàu nhìn xuống bến cảng xa xa, thấy người dân đang thơ thẩn tản bộ, đủ loại xe 2 bánh, 4 bánh, xe đạp và cả xe ngựa xuôi ngược theo cái cách không có gì vội vã. Tất cả đều có vẻ đối lập với gam màu nóng bỏng đang tô điểm đậm đà trên toàn cảnh La Habana và có vẻ như cũng chẳng sôi động như giai điệu rộn ràng của tiếng đàn guitar hoà theo các bước nhảy quay cuồng điêu luyện của các cô gái có màu da mật ngọt, như tôi từng nghe thấy.
La Habana đang ở trước mắt tôi, trên bờ vịnh kín gió, cùng tên. La Habana chỉ còn cách tôi bởi một lần check in của Hải quan sở tại...
Rồi một chút lo lắng như thường lệ khi qua kiểm tra tương tự ở sân bay Tân Sơn Nhất, tôi và bà xã cuối cùng cũng chính thức đặt chân lên đất Cuba. 
Anh Thảo, người đã từng trở về Việt Nam làm ăn hơn 7 năm, nói với tôi tuyệt vời hả anh Minh, một khác biệt rất lớn so với Tân Sơn Nhất, đó là không thấy vẻ "trầm trọng một cách hình sự"trên gương mặt của nhân viên Cuba, trái lại là những nụ cười thân thiện kèm lời chào Welcome to La Habana!
Vâng, đó là một ngạc nhiên lớn, bắt đầu cho những ngạc nhiên tiếp theo trong những ngày lưu lại Cuba.
   Trước tiên là những chiếc xe ngựa đang chờ khách trên bến cảng, không cầu kỳ một cách diêm dúa như Đà Lạt mà hình như vẫn giữ vẻ xưa cũ thời còn thuộc địa? Nhưng ấn tượng nhất là những chiếc xe "Huê kỳ" cổ lỗ sĩ được nhập về từ thập niên 1950. Sau khi chính quyền Cộng sản lên điều hành đất nước thì việc nhập xe ô tô bị hoàn toàn khống chế trong 60 năm qua. Nhờ vậy với số lượng chừng 60.000 chiếc, La Habana đang có bộ sưu tập xe cổ hàng đầu thế giới, thu hút sự chú ý của du khách, đồng thời cũng khiến giới chơi xe cổ đổ xô đến săn lùng. Giá cả từ 30.000usd đến 100.000usd, so với đồng lương công nhân viên bình quân 30usd/người/tháng, thì là 1 tài sản khổng lồ!
    Theo chương trình, hôm nay chúng tôi sẽ được anh Tomas, một nhân viên bảo tàng biết tiếng Anh dẫn đi thăm phố cổ. Đây là công việc làm thêm, có thể gọi là "làm chui"như thời bao cấp của Việt Nam, với tiền công 1 ngày tương đương 2 tháng lương của anh!

Không có văn bản thay thế tự động nào.

La Habana trên bờ vịnh cùng tên.

Trong hình ảnh có thể có: đại dương, bầu trời, ngoài trời, nước và thiên nhiên

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, ngoài trời
    Vào tháng 10 năm 1492, trên Soái thuyền Santa Maria, nhà thám hiểm người Ý, sau khi nhận được tín hiệu cấp báo từ thuyền trưởng tàu Pinta, Martin Alonso Pinzon, Christopher Columbus đưa ống dòm lên quan sát các hòn đảo xuất hiện sau chuyến hải hành dài vượt đại dương để đến...Nhật bản, không thể ngờ rằng mình vừa khám phá ra Tân thế giới. Nơi ông đặt chân tới lần đầu là đảo San Salvador, thuộc vùng biển Caribbe.
Ngày 28-10-1492, ông tiếp tục thám sát miền Tây Bắc đảo Cuba.
Christopher Columbus là nhà thám hiểm người Ý, nhưng được Hoàng gia Tây Ban Nha hổ trợ trong các chuyến hải hành vượt đại dương nhằm tìm ra con đường thương mại mới, về phương Đông. 
    Sau chuyến vượt Đại Tây Dương lần đầu, 1492, Christopher Columbus tiếp tục thực hiện thêm 3 chuyến nữa, 1493, 1498 và 1503, tất cả đều nằm trong vùng biển Caribbean. Một loạt các đảo mà ông đặt chân đến, sau này là các đảo quốc Jamaica, Honduras, Costa Rica, Bahamas, Cuba...
   Là hòn đảo lớn và đông dân nhất vùng biển Caribbe, với trên 7.000km bờ biển, Cuba được xem như bắt đầu khai sinh vào ngày 28-10-1492, khi Christopher Columbus đặt chân tới. Từ đó, suốt 388 năm, đây là thuộc địa của Tây ban nha, nên rất nhiều công trình xây dựng mang phong cách Châu Âu đã xuất hiện sớm, nhất là tại thủ đô La Habana. 
    Do bản chất thực dân, tự tôn, bá quyền, với chính sách cai trị hà khắc, mang tính diệt chủng của quan lại Tây ban nha, cùng dịch bệnh mang đến từ cựu lục địa...dân số người bản địa, Ciboney và Táino, dần bị giảm sút. Thay vào đó là số người nhập cư tăng lên, do đến từ Tây ban nha sau cách mạng 1868, từ người nô lệ Phi châu..., nhất là làn sóng người Tây ban nha rời Haiiti, khi lãnh thổ này chuyển giao cho Pháp. Khiến sau hàng trăm năm hình thành một thế hệ người Cuban pha trộn độc đáo, gọi là Mestizo, sử dụng ngôn ngữ Spanish, mang tính chất hoang dã Phi châu cộng với máu nghệ thuật Latin nên có một kiễu hình văn hoá sống động: 
Sôi nổi đến bốc lữa, 
Màu sắc đến rực rỡ, 
cả một vùng trời, ngập nắng Caribbean!
    Năm 1515, thị trấn La Habana được thành lập. Với vị trí ưu việt nhìn ra vịnh Mexico, thị trấn sớm là điểm giao thương quan trọng trong vùng biển Caribbe, nên thường xuyên phải đối đầu với quân cướp biển. Tuy nằm trên bờ biển đầy sóng gió, nhưng lại có 1 vịnh sâu, thuận tiện cho các thương thuyền cập bến, nên đây cũng là một hải cảng quan trọng, là trung tâm thương mại của cả nước. Sau ngày mở cửa, bến cảng thường xuyên đón tiếp các du thuyền sang trọng đưa khách đến với đất nước này!
Và hôm nay, lần đầu tiên bất ngờ đặt chân lên đất nước Cuba, tôi thật sự xúc động! 
Thứ nhất, tôi không đến từ Việt Nam, một nước cùng chế độ chính trị, có quan hệ thân thiết trên "danh nghĩa", mà lại đến từ một đất nước thù địch cũng chỉ trên "danh nghĩa" thôi! 
    Tôi nói thế vì nhiều người dân Cuba hiện nay không có vẻ gì là thù địch đối với Hoa Kỳ, trái lại dường như họ đang mong mõi về một sự đổi mới tươi đẹp đến từ đất nước láng giềng cách chưa đầy 100 dặm phía Bắc. Cho nên, khi tôi nói mình đến từ Việt Nam, họ cũng chỉ cười như bao nhiêu người lạ khác, không hề có một sự quan tâm đặc biệt nào như thể mình cùng phe. Trong khi bạn có thể thấy cờ Mỹ treo, gắn nhiều nơi, trên phố, trong xe, ngoài xe, xe hơi, xe ngựa, xe taxi đạp...nhưng tuyệt nhiên chẳng hề thấy một lá cờ Việt Nam, Trung quốc hay Triều Tiên nào nơi công cộng!
    Thứ 2, sự thân thiện bất ngờ của nhân viên an ninh cửa khẩu, hải quan, của cảnh sát, của quân nhân và của nhiều người dân, chúng tôi gặp trên đường. Tuy có vài người đứng lấp ló như che dấu một nỗi niềm nào đó, nhưng phần lớn đều hớn hỡ khi chúng tôi đi ngang, vì chắc chắn họ biết đó là du khách, những người đang mang lại không khí tươi mát, tự do từ bên kia vịnh Mexico. Cũng xin nhắc lại cùng các bạn rằng hầu như tất cả các hãng lữ hành biển khai thác tuyến du lịch Cruise vùng Caribbe đều xuất phát từ Hoa kỳ, cảng du thuyền Miami, Florida. Hầu hết khách trên du thuyền là người Mỹ, ngoại trừ 2 đứa Việt Nam này!
   Những con đường hẹp chạy ngang dọc trong khu phố cổ, thật sự là những tác phẩm đẹp được sáng tác từ hàng trăm năm trước, để hôm nay, dưới ánh mặt trời nhiệt đới trong vắt pha lê, hắt tạt những mảng màu sáng tối, làm hút hồn người, qua vô số góc nhìn, ngơ ngẫn mắt ai!
    Phố xưa hàng trăm năm tuổi, đường lót gạch thô, sau bao nhiêu năm dấu mình bên bờ đại dương bạc sóng, chợt dập dồn bước chân quên mõi, bỗng rộn rã tiếng cười, đón chào vận hội mới, nơi góc phố vẫn còn ố màu vôi, nơi các khuôn cửa hẹp thấp thoáng nụ cười, ấp ủ niềm hy vọng!

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, bầu trời và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, bầu trời, cây và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, xe đạp và ngoài trời
   La Habana có diện tích 710km2, nhỉnh hơn Singarore, dân số chỉ 2,2 triệu người nên chúng tôi luôn có cảm giác thoáng rộng thật dễ chịu. 
    Như đã nói, dân Cuba là một pha trộn rực lữa Spanish và hoang dã Africa, điều này thể hiện rất rõ trên sắc màu trang phục và kiến trúc. Các tông màu nóng trộn lẫn nhau rừng rực đến cháy bỏng như nắng trưa vùng nhiệt đới. Không hiểu sao nó cũng trùng hợp với cái gu "sắc màu" Cambodia láng giềng nước Việt, khiến tôi thầm nghĩ về sự liên quan với nước da bánh mật đậm chất sô cô la của phần đông người dân 2 nước!
Đỏ thì thật tươi, đỏ rực một màu...đỏ.
Xanh thì lặt lìa màu đọt chuối hay dương.
Vàng thì vàng đậm như nghệ ướp cà ri chà!
    Các màu sắc ấy cùng nhau pha trộn một cách ngẫu nhiên đến...thú vị, nói theo kiễu Việt Nam là "chẳng giống ai", khiến mình không thấy chán!
Màu sắc ấy làm cho khu phố cổ với hơn 3.000 công trình lớn nhỏ, gắn liền với lịch sử 500 năm kể từ ngày thành lập, trở nên rực rỡ đến ngạc nhiên, trong các con đường lót đá dẫn ngang qua những phố xưa đầy lãng mạn. 
   Một chàng du tử nghiệp dư độc tấu đàn guitar, một dàn nghệ sĩ rộn ràng điệu tango rực nắng bên hè phố, hoặc một "tượng sống" cực kỳ nghệ thuật đang ngồi yên như...tượng khiến bao du khách phải dừng lại ngắm nhìn!
   Có lẽ điều này không thấy được trước đây, hồi cái thời người Cuba chưa biết tới "đi động", cái thời mà hớt tóc cũng..."quốc doanh"!
Đó cũng là cái thời mà sự nghèo khó được ca ngợi bằng việc tôn vinh thái quá sức lao động cực khổ của con người, để ảo tưởng về một giá trị bình đẳng không bao giờ có thực: xã hội không giai cấp!
   Theo anh Tomas, những nhà to, đẹp trong phố cổ, hay tại thủ đô này, phần lớn cũng thuộc giới lãnh đạo! Có điều họ không quá cực giàu!

Trong hình ảnh có thể có: cây, ô tô và ngoài trời

 Đã đến đây mới thấy nhiều loại này...đã thiệt

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: ô tô và ngoài trời
    Trước khi tiếp tục chuyến rong chơi trên đất Cuba, tôi xin tạm dắt các bạn đi xem một gia đình người Việt, đang sinh sống tại một vùng nông thôn, cách Kennesaw khoảng hơn 1 giờ ô tô về phía Nam. Chú Dũng có mang theo 1 khẩu colt, súng thiệt nghen, làm mình cũng hơi chột dạ! Ha ha, chỉ để bắn chơi mấy đống rơm thôi, Dũng nói.
Đó là sáng chủ nhật ngay sau ngày đi cruise, trở về Atlanta. Chú Dũng chở chúng tôi và vợ chồng anh Thảo & chị Lan đi thăm farm của anh Năm. Đó là 1 trại gà rộng 80 acres, tương đương 50 hecta .
Hồi năm thứ 3, sinh viên chúng tôi được các Thầy dẫn đi thăm trại gà Scala, trong chuyến du sát Đà lạt năm 1971. Đó là một trại chăn nuôi gà công nghiệp điển hình, với qui mô chừng 100.000 con. Bây giờ nghe chú Dũng nói đi farm, thăm trại gà, tôi có 2 tưởng tượng trong đầu:
1/ Trại gà chỉ là một cơ sở chăn nuôi phụ vài ngàn con trong 1 nông trại tổng hợp.
2/ Trại gà là một cơ sở qui mô, có bảo vệ kiểm tra kỹ lưỡng, công nhân, xe ra, xe vào...rầm rộ, có nhân viên hướng dẫn khách tham quan phải tuân thủ các qui định vệ sinh chuồng trại...
Sau khi rời cao tốc, xe chạy vào các đường phụ ở vùng quê phụ cận đẹp tuyệt vời, dù trời đang mưa nhỏ trên từng đoạn ngắn. Cho tới giờ này, ngoại trừ nơi chợ búa, các con đường xuyên qua ngoại ô hay nông thôn của Mỹ mà tôi được đi ngang, đều từ đẹp đến rất đẹp. Không các đống rác hay phế liệu, chẳng giấy dơ ném, liệng trên đường...luôn có các toán công nhân áo vàng cam lái xe cắt cỏ hay sửa chữa hàng rào ngăn thú hoang phóng ra lộ...
Cuối cùng chúng tôi đến trại gà. Thật ngạc nhiên khi xe dừng trước ngôi nhà nhỏ thật dễ thương màu trắng, anh Năm chủ nhà vui vẻ chào đón chúng tôi, mời ngay vào để dùng bữa cơm đang đợi sẵn. Thì ra chú Dũng đã báo trước. Bữa ăn còn có 2 người bạn của chủ nhà đến để tham vấn việc mua đất mở trại ở đây.
Anh Năm là 1 Đại uý tiểu đoàn trưởng thuộc Sư đoàn 9, tốt nghiệp khoá 14 trường Bộ binh Thủ Đức, qua Mỹ diện HO. Bây giờ làm nông dân Hoa kỳ, nuôi gà kiếm sống!
Ăn cơm xong anh mời chúng tôi thăm trại gà, nằm khiêm tốn trên một phần của 80 mẫu Anh đất nông trại ở phía xa, dĩ nhiên không thể "bang càng tôm" mà tới vì quá xa, nhất là trong tình trạng mưa đang lâm râm giá lạnh!
Trại có tổng cộng 8 chuồng, mỗi chuồng nuôi 34.250 con gà. Như vậy tổng đàn là 284.000 con. 
Với qui mô này, trại gà "không tên" của lão nông Bến Tre(quê anh) có thể đúc kết như sau:
Giám đốc: anh Năm.
Phó GĐ kiêm kế toán kiêm thủ quỹ: chị Năm.
Tổng số công nhân: 02 vợ chồng người Mễ. Làm nhiệm vụ lượm và thiêu hủy gà chết, bệnh, theo dõi xem có gì bất thường...
Mỗi ngày chỉ tới vài ba giờ(giao khoáng, 40.000usd/năm). Tất cả các hoạt động từ cho ăn, nước uống, điều hoà nhiệt độ, thông gió...đều do máy tính điều khiển.
Không bác sĩ thú y.
Không chuyên gia kỹ thuật.
Thậm chí cho chúng tôi thoải mái vào tận chuồng gà, bước thẳng vô trong rờ rẫm mấy chú gà con chưa đầy 2 tuần tuổi, mà không có một biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào. Điều thú vị là không nghe mùi hôi nặng nề vốn có của một trại gà truyền thống.
Anh Năm nói đây là gà nuôi kiễu drug free(không áp dụng thuốc trong suốt 8 tuần nuôi), được công ty cung cấp và bao tiêu, đã được chọn lọc kỹ lưỡng sau nhiều thế hệ, chủng ngừa kỹ lưỡng trước khi đưa đến trại, xác suất dịch bệnh rất thấp, từ 10 năm nay chưa hề xãy ra. Xác suất gà chết do dẫm đạp, hoặc nguyên nhân không phải bệnh chỉ chừng 2% mỗi đợt nuôi (8 tuần).
Anh nói, ngoài tiền đầu tư mua đất 300.000usd cho 80 acres này, tiền xây dựng và trang bị 8 chuồng gà theo đúng kỹ thuật thiết kế. Anh không phải bỏ thêm bất cứ chi phí nào khi ký hợp đồng với công ty. Và anh cũng chẳng phải làm gì nhiều. Công ty sẽ tới giao gà, cung cấp thức ăn vào các bồn chứa theo lịch, tầng suất tăng dần theo tuổi gà.
Chuồng được thiết kế đặc biệt, có thể thay đổi diện tích bằng cách nâng các vách ngăn, tuỳ theo tuổi gà, cũng bằng 1 nút nhấn.
Cứ thế, sau 8 tuần thì công ty cho xe tới chở gà, chủ trại không đụng tới móng tay, chỉ chờ biết tổng trọng lượng đàn gà vừa xuất và...chờ tiền nạp vào tài khoản.
Tôi hỏi nuôi gà quá dễ vậy có khi nào...lỗ hông anh Năm?
Lỗ chớ, năm nào cũng bị lỗ, đã mười mấy năm kể từ lúc bỏ chợ về "đồng", từ nuôi gà đẻ trứng sang nuôi gà drug-free, "lỗ vô" chớ không phải "lời ra" nên từ 4 chuồng, tôi nâng lên 8 chuồng. Giá đầu tư cho 8 chuồng này là 3 triệu đô la. 
Đất anh còn quá nhiều chắc đang làm gì nên tôi thấy có máy kéo...
Không làm gì cả, chỉ thả chơi 100 con dê, vài con cừu...vạt rừng phía xa kia cũng của tôi, lâu lắm mới lái xe tới đó. Còn thì bỏ không cho cỏ mọc, có người tới cắt làm rơm khô cho bò ăn, máy cắt cỏ, cuốn thành cuộn, mỗi cuộn họ trả 8 đồng, bán lại tới 40 đồng.
Còn nữa, việc dọn chuồng sau mỗi đợt nuôi 8 tuần, tôi cũng chẳng rớ tay vô, có đội hốt cứt gà tới dọn sạch sẽ, trước khi đội nhân viên công ty đến trải mùn cưa cho đợt nuôi tới. Cứt gà bán cũng được 50.000usd chớ đâu phải bỏ! Thứ đó chẳng có thuế má gì!
Tôi học nông nghiệp nhưng nay đã lụt nghề, môn chăn nuôi thì lại càng dở, không thể ngờ có một trại gà vốn đầu tư trên 70 tỷ đồng kể cả 40 ha đất, chỉ có 2 ông bà chủ và 2 công nhân coi sóc, mỗi năm cung cấp cho thị trường gần 1.000.000 con gà thịt sạch (drug-free)!
Lúc trở vào nhà, thấy con John Deere 5075E đậu trong trại, ngứa nghề, tôi leo lên cầm tay lái để nhớ cái thời điều khiển con John Deere 2020 khi vào trường Cao Đẳng Nông Nghiệp Cần Thơ hồi đầu thập niên 70, thế kỷ trước.
Anh Năm còn cho tôi lái chiếc xe golf gắn bánh máy cày chạy 1 vòng trở lại chuồn gà để...đỡ ghiền!

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: thực vật, cây, cỏ, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên

Trong hình ảnh có thể có: thực vật, bầu trời, cây, ngoài trời và thiên nhiên

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, đám mây, bầu trời, núi, ngoài trời và thiên nhiên
  Xin mời các bạn xem tiếp chuyến đi Cuba.

    Ngày đầu tiên của chúng tôi tại La Habana kết thúc bằng việc thăm thánh đường Francis, là công trình kiến trúc đồ sộ, được xây dựng hồi thế kỷ 18, mang phong cách Baroque với những phù điêu chạm khắc rất đẹp và các bức bích họa lộng lẫy. Chung quanh nhà thờ là những đường phố hẹp, lót đá, nhờ bóng của các dãy phố cổ và gió biển thổi đến từ vịnh Mexico mà trở nên mát mẻ, rất thích hợp để du khách nhàn tản cảm nhận cái không khí của thành Madrid, Bacelona...vào mấy trăm năm trước. 
    Chỉ phía trước thánh đường là khoảng sân mênh mông rực nắng, nơi các du khách rủ nhau chụp hình kỹ niệm ngày đến thăm Cuba, cũng là nơi dành cho các hoạt động nghệ thuật, trình diễn văn nghệ...cuối tuần hoặc lễ hội trong năm.
    "For Whom the Bell Tolls", là quyển tiểu thuyết nổi tiếng của văn hào Ernest Hemingway, cũng là tác giả của "The Old Man and the Sea" đã góp phần giúp ông giành giải Nobel năm 1954. "Chuông nguyện hồn ai"là quyển tiểu thuyết được Hemingway viết tại Key West và Cuba. Hôm nay, chúng tôi lang thang qua đường Empedrado, có quán rượu Bodegita del Medio, trong cao ốc màu hồng, nơi Ernest Hemingway sống trong những ngày lưu trú tại Cuba. 
    Như đã nói, từ những năm tháng xa xưa, La Habana luôn phải đối đầu với những cuộc tấn công của hải tặc, cho nên có những pháo đài cổ còn nguyên vẹn hay lưu lại vết tích. Hôm nay khi lang thang đi tìm về quá khứ, 
tại thủ đô này, chúng tôi tiếp tục bước qua những bằng chứng đó, một thời gây hãi hùng cư dân sinh sống tại đây.
    Ngẫm lại, tất cả bây giờ, chỉ là quá khứ, dẫu có khốc liệt, tan thương, cũng đã chìm sâu dưới biển xanh thăm thẳm. 
    Những khẩu pháo, một thời gầm vang để chống lại các đe doạ hãi hùng từ biển khơi trước mặt, nay đang chôn chặt "đời" làm chốt chặn xe hơi, canh giữ các con đường dẫn vào phố cổ La Habana...

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, bầu trời, cây, thực vật, đám mây, ngoài trời và thiên nhiên


Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và ngoài trời      

Mong Phước Minh

 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1061806 visitors (3174555 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free