CHUYỆN TẦM PHÀO
CHUYỆN CÚNG GIỖ
Ngày giỗ bà nội , là một ngày vui đối với anh em chúng tôi. Ngày đó được ba tôi cho mặc quần áo đẹp, đi xe đò ra An Lạc , nhà của bác hai. Nơi đó có vườn trà rộng, có nhiều cây trái ,có suối nước. Anh em tôicùng với các anh em trong họ tha hồ vui đùa trong lúc các người lớn ngồi nói chuyện, các bà các chị thì lo ở bếp núc. Khi mâm cỗ được dọn xong, bàn thờ được lên đèn, bác hai là người đốt nhang khấn vái trước tiên, rồi đến cô ba đến ba tôi. Chúng tôi cũng được gọi tập trung trước bàn thờ theo lệnh người lớn các con chắp tay lạy bà nội bà ngoại. ngoài ra còn các bác gái các chị sau khi xong nhà bếp cũng lên đốt nhang kính cẩn bái lạy. Sau đó là phần ăn uống, bọn trẻ chúng tiếp tục chơi đùa cho đến chiều tối mới về.
Sau vì lý do an ninh, giỗ nội được tổ chức tại nhà tôi. Tôi biết rỏ thêm là sau cái tết ba má tôi đã bắt đầu chuẩn bị nếp, bột, nuôi gà, cây trái trong vườn…cho ngày giỗ. Trước một tuần ba tôi đã tiến hành đi mời một số người thân quen, đến ngày giỗ còn sai chúng tôi đi mời một lần nữa. Trước ngày giỗ là tập trung các vật phẩm cho việc chế biến thức ăn, còn bánh tét, bánh ú, bánh ít thì có thể gói trước một hai hôm, các loại bánh này chỉ có vào ngày tết và ngày giỗ thôi. Vì đây là việc hiếu để của con cái nên người được mời, chỉ ghé thắp cây nhang chứ không phải đem theo vật phẩm nào cả. Sau khi dùng tiệc xong còn được nhận vài cái bánh ú, bánh ít về cho con cháu.
Trong sách Giáo khoa toàn thư ngày ấy có nói về việc giỗ kỵ chủ yếu là ghi nhớ công ơn cha mẹ, ngày đó bàn thờ cần được trang trọng với hương hoa , trái cây không cần mâm cao cỗ đầy. Tốt nhất là làm sao tập trung gia đình nhắc lại công lao của cha ông, theo đó dặn dò con cháu gìn giữ gia phong, thương yêu tộc họ. Cho nên theo đó có câu cách ngôn “ Sống thời con chẳng cho ăn, Chết xuống âm phủ làm văn tế ruồi”
Bây giờ, xã hội đã tiến hóa, công nghệ thông tin ra đời…lòng người cũng đổi ?
Giỗ chạp cũng phải đổi thôi.
Trào lưu tiến bộ mà.
Mấy đưa con gái mấy nàng con dâu chẳng phải xăn tay áo lăn vào bếp nữa mà có dịch vụ nấu ăn rồi, cánh đàn ông chủ trì khỏi phải đi mời, thưa gửi nữa mà “ A lô, ngày kỉa ngày kia giỗ ông già , mày tới uống chén rượu,” Còn đến các vị lớn tuổi, thì còn một chút cung cách là có thiệp mời lễ giỗ. Rồi thì mạnh anh anh mời, mạnh em em mời, nhóm thể thao, nhóm học cùng lớp, nhóm nhậu, nhóm chơi chim, chơi cảnh..có cái giỗ đãi “xêm xêm” với một đám cưới. Chính ngày giỗ thì người nhà chỉ lo đón khách, khách đến loại già gìa thì túi trái cây , hộp bánh tây, còn tre trẻ thì mỗi anh vác một thùng bia nào là Heineken, tiger, sài gòn… Sau thời nhang khói “cúc cung” là bắt đầu dô…dô…Rượu vào thì lời ra, ai cũng dành nói, nói to chuyện trời chuyện biển rồi lý sự, rồi bắt bẻ không ít màn kết thúc là cải lộn, và không hiếm cảnh thựọng tay hạ chân như chơi… (còn nữa)
****
|