24/9/2015
TRỞ LẠI KALAW- Chuyến đi bất ngờ
Mong Phước Minh
|
2/ Phà Mỹ Thuận,bắt đầu hoạt động từ năm 1910,là cụm phà quan trọng nhất trên hệ thống giao thông bộ của Đồng bằng sông Cửu Long,vì hầu như tất cả những gì nằm phía hửu ngạn sông Tiền đều phải nhờ bến phà này để về Sài gòn,đi khắp nước hoặc ra thế giới.Phương tiện giao thông bộ thuộc các tỉnh gồm Vĩnh long,Đồng Tháp,An Giang, Trà Vinh,Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu,Cà Mau,Rạch Giá đều phải qua bến này.Thật ra,trên sông Tiền cũng còn một bến phà nhỏ khác chia sẻ một phần nhiệm vụ của phà Mỹ Thuận,đó là phà Cao Lãnh,mới lập sau này ,tuy nhiên Cao Lãnh cũng chỉ dành cho một số xe cộ đi hoăc đến Long Xuyên,Châu đốc và đôi khi là Rạch Giá lúc kẹt phà Vàm Cống .Trong trường hợp này xe cũng phải qua một bến phụ khác tại thành phố Long Xuyên,đó là bến phà An Hòa.
Như ta biết,Mỹ Thuận là gạch nối quan trọng nhất trên hệ thống giao thông đường bộ giửa đồng bằng sông Cửu Long và Sài gòn.Sau gần 1 thế kỷ tồn tại,Mỹ Thuận đã góp phần vô cùng lớn lao trong công cuộc phát triển vùng đất mới phương Nam.Lịch sử sẽ ghi nhận điều này như một sự kiện quan trọng của thời mở nước.Riêng với những người dân Nam bộ lớn tuổi đã từng qua lại bến phà này chắc không thể nào quên được những xâu nem đặc hửu,những chục bánh phồng sửa,những bịch kẹo dừa,kẹo chuối…những xâu chim ốc cao,le le,gà nước… và nhất là những sọt ốc gạo mà một thời trở thành món quà thông dụng mang về cho gia đình của nhiều hành khách khi đi ngang qua đây.
Đến năm 2000,nhờ sự hổ trợ về mặt kỷ thuật của các chuyên gia người Úc,cầu Mỹ thuận hoàn thành chấm dứt 90 năm hoạt động không ngơi nghĩ của bến phà Mỹ Thuận.
Phà Cần thơ khánh thành năm 1918, giúp cho các phương tiện giao thông đường bộ phía hửu ngạn vượt qua sông Hậu về Sài gòn. Lúc bấy giờ con đường từ Long xuyên xuống Cần thơ cũng tương đối tốt, đã được trải đá.Thiên phóng sự “Một tháng ở Nam kỳ” của Phạm Quỳnh đăng trên báo Nam Phong vào cuối năm 1918 có viết: “Con đường từ Long Xuyên đến Cần Thơ tốt lắm , giữa đổ đá, hai bên trồng cây, cái xe bon bon chạy giữa coi phong cảnh rất là ngoạn mục”.Và như thế, phà Cần Thơ , ngoài các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, vào thời điểm này còn đảm nhận nhiệm vụ đưa phương tiện vượt sông Hậu cho cả phía Long xuyên. Kinh và lộ Cái Sắn được làm từ năm 1925 và hoàn thành năm 1930 sau 5 năm thi công, lúc bấy giờ phà Vàm cống đã hoạt động được 5 năm, chia sớt nhiệm vụ với bến Cần thơ để giải quyết nhu cầu qua lại của các phương tiện đi hoặc đến các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá…vào thời này.
Ngày 24 tháng 4 năm 2010 cầu Cần thơ chính thức thông xe,chấm dứt 92 năm ròng rã qua lại của không biết bao nhiêu chuyến đò tại bến Bắc Cần thơ. Rồi đây, 5 năm,10 năm hay rất lâu hơn nửa, chúng ta và con cháu sẽ chỉ còn nghe buồn não nuột câu hát điệu dân ca…..
…. “về bến Ninh Kiều thấy chàng đợi người yêu. Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba, em đi mau kẻo trể chuyến phà đêm qua bến Bắc Cần thơ….”
Bây giờ, Bà Marguerite Duras đã mất, Người tình Thủy Lê cũng đi xa, trở lại bến đò (Mỹ Thuận)xưa, không còn “cây đa cũ”, nhưng với những ai đã đọc hoặc xem phim “L’ Amant” thì chắc chắn sẽ “thấy” đâu đó hình bóng “Người Tình” vẫn mãi “trẻ” tuổi 15, khi lơ đểnh nhìn giòng sông xuôi chảy xuống hạ nguồn; cuộn khói đen tuôn ngược về phía sau con đò giửa cái mênh mông hiu quạnh, như một báo hiệu buồn của câu chuyện tình lãng mạn vừa bắt đầu đến với cô thiếu nữ chớm tròn trăng kia.
Chuyện tình, bắt đầu từ một giòng sông rồi cũng kết thúc ở một giòng sông khác, khi nó đưa “Người Tình”trở về quê hương, để mãi mãi xa rời nơi sinh trưởng, với khối tình trĩu nặng tuổi thơ ngây.
Chuyện tình, chỉ kéo dài trong khoảng 2 năm, nhưng có lẽ cái “khoảnh khắc 2 năm” ấy sẽ vẫn còn tồn tại trong giòng chảy của văn học nhân loại
.
Quyển “L’ Amant”, khi được xuất bản vào năm 1984, đã trở thành hiện tượng trên văn đàn Pháp và thế giới, khiến tác giả, Bà Marguerite Duras, giành được giải Goncourt danh giá bằng một cách chưa có tiền lệ: Bà không phải là một tài năng mới và L’Amant cũng không phải là tác phẩm đầu tay!
Một câu chuyện tình rất giản dị, giữa một thiếu nữ người Pháp và 1 công tử người Hoa, trên đất Đông Dương xa xôi, nơi tác giả được sinh ra và lớn lên thành thiếu nữ. Vậy mà nó trở nên “hiện tư...
Với những ai quan tâm tới văn học, thì đoạn đường từ Sa Đéc đến Mỹ Thuận lại là đoạn có nhiều dấu tích quan trọng liên quan đến 2 nhân vật nổi tiếng là Ông Huỳnh Thủy Lê và Bà Marguerite Duras, vì Sa Đéc chính là nơi sinh trưởng và lớn lên của 2 nhân vật này.
Từ những năm 90 thế kỷ trước, hầu như không ai để ý hoặc biết đến ngôi nhà số 225, đường Nguyễn Huệ Sa Đéc, ngôi nhà xưa của Ông Huỳnh Thủy Lê, có tuổi trên 1 thế kỷ. Nhưng khi quyển tiểu thuyết L’Amant, của Bà Marguerite Duras phát hành và sau đó được dựng thành phim, thì địa điểm này dần được biết đến và chẳng bao lâu sau, trở thành di sản văn hóa quốc gia, điểm đến của du khách năm châu, muốn tìm lại “dấu Người tình” có thật.
Nhưng Sa Đéc bây giờ lại vang danh với làng hoa Tân Qui Đông, nơi cung cấp hoa kiểng nổi tiếng trong nước. Bằng sự cần cù và ý chí, người dân nơi đây đã biến một vùng quê nghèo trồng hoa ngày xưa, với biệt danh “vườn hồng”, thành 1 làng nghề trù phú.
Năm 1971, sinh viên Khóa 1 CĐNN Cần thơ đã từng được các Thầy hướng dẫn đi du sát nơi đây.
(Tạm dừng-chuẫn bị chuyến đi dặm dài đất nước)
Hai kẻ lang thang: LÊN ĐƯỜNG