PHÓNG SỰ, HỒI KÝ: Cuộc lãng khóa…
Nguễn van Hiền
Nguyễn Hữu Trí
*Như vậy việc tổ chức lãng khóa của các bạn ngày ấy như thế nào? Bạn có thể kể rỏ hơn được chứ?
-Tôi còn nhớ lúc đó, số bạn bị vướng trong độ tuổi có thể bị buộc phải thôi học để lên đường nhập ngũ nếu thật sự quy chế được hưởng hoản một tuổi nầy được bãi bỏ. Họ rất lo âu khi nghe về luật quân dịch mới. Họ bàn tán đủ điều, trong đó thường nhắc đến luật bất hồi tố. Với hy vọng luật bất hồi tố sẽ vẫn còn giá trị áp dụng để qua đó học viên NLS sẽ vẫn còn được hưởng qui chế hoãn dịch. Năm đó, bạn Nguyễn văn Được dù là sinh năm 1954 đang học lớp 12 Canh Nông nhưng bạn ấy được hoãn dịch vì lý do gia cảnh, và riêng tôi sinh năm 1956 đang học lớp 12 Mục Súc nên 2 đứa cũng không ảnh hưởng luật quân dịch. Trong Ban Đại Diện học sinh niên khóa nầy, bạn Được là Phó Tổng Thơ Ký, còn tôi là Trưởng Ban Văn nghệ báo chí. Nên 2 đứa chúng tôi nhận thức được trách nhiệm của mình khi đứng trước tình hình nầy, tôi và Được đã thống nhứt phải tổ chức lãng khóa để đòi quyền được hoản thêm 1 tuổi quân dịch ( so với học sinh Phổ Thông) như những năm đã quy định cho học sinh thi tuyễn vào lớp Tám hoặc lớp Mười NLS như trước kia.
Sau những ngày thảo luận, tôi và Được thống nhứt phương án hoạt động như sau:
-Liên hệ với các Hạ Nghị viện và Thượng nghị viện VNCH để xin hậu thuẫn.
-Liên hệ các Ban Đại diện học sinh các trường NLS toàn quốc để thống nhứt ngày, giờ tổng lãng khóa.
-Liên hệ với Ban Đại diện sinh viên Cao Đẳng đang theo học tại trường NLS Bình Dương ủng hộ.
-Tổng hợp sức mạnh đoàn kết các thành viên trong Ban đại diện và toàn thể học viên NLS Bình Dương để lãng khóa và đòi quyền lợi cho học viên NLS.
Với những phương án nêu trên, tôi và Được vừa vẫn vào lớp học bình thường vừa âm thầm thực hiện từng bước. Vào buỗi tối thứ Bảy cuối tháng 11 năm 1973, tôi và Được từ Bình Dương về Sài Gòn. Bạn Được ngủ lại nhà của tôi đêm ấy. Sáng hôm sau 2 đứa đến nhà của Thượng nghị sĩ Lê Phước Sang ( thuộc khối Hòa Hảo) để đưa thỉnh nguyện thư và nhờ sự giúp đỡ. Nhân đây cũng xin nói cho rỏ thêm một chút rằng sở dĩ chúng tôi chọn đến nhà ông Sang là vì ông thuộc khối Hòa Hảo mà gia đình của Được ở tỉnh Châu Đốc và gia đình của Được cũng trong khối Hòa Hảo nên có sự quen biết nhau. Thế nhưng sau khi nghe chúng tôi trình bày cũng như coi qua thỉnh nguyện thư thì ông Sang có ý từ chối giúp chúng tôi. Tôi và Được đành phải cáo từ ra về trong thất vọng. Có một chi tiết mà tôi không bao giờ quên đó là khi ra về, Được cố tình nói: chào…”Thượng Sỉ”….em về, ( ý anh Được gọi ông Sang là thượng sĩ già chứ không phải là Thượng nghị sĩ ấy mà).
Sau đó, khi ra khỏi nhà Thượng nghị sĩ Lê Phước Sang, tôi bàn với Được hay qua nhà dâu biểu Nguyễn Trọng Nho ( Kỷ sư Thủy Lâm và được mệnh danh là “Vua xuống đường” thời ấy). Thật tình tôi nghĩ đến ông Nho cũng là vì ông Nho là anh vợ của Thầy Nguyễn Phúc Chân nguyên Hiệu Trưởng trường NLS Bảo Lộc lúc bấy giờ, mà Thầy Chân lại là anh…của tôi.
Khi đến nhà ông Nho, chúng tôi trình bày những ý định muốn tổ chức lãng khóa để đòi quyền lợi cho học viên NLS. Sau khi nghe chúng tôi trình bày, ông Nho đã nói: “ Các em tổ chức lãng khóa thì anh không ngăn cản, mà anh cũng không ủng hộ các em đâu. Nhưng nếu các em đã nhứt quyết lãng khóa thì tối nay hãy ngủ lại ở nhà anh, anh sẽ hướng dẫn cho các em cách thức tổ chức lãng khóa thế nào để có kết quả tốt nhứt cho các em…”
Đêm đó, Ông Nho đã dạy cho tôi và anh Được cách tổ chức biểu tình cần phải có những yếu tố sau:
-Phải nêu rỏ mục đích của cuộc lãng khóa. ( vì nếu không sẽ dễ bị “ chụp mũ” là do VC giựt dây).
-Phải có được sự ủng hộ của báo chí và các chính khách.( vấn đề nầy ông Nho hứa sẽ giúp chúng tôi). Khi các em lãng khóa buổi sáng thì đến chiều cùng ngày các tờ nhựt báo ở thủ đô điều có đăng tin về cuộc lãng phóa của các em. Có như vậy thì cuôc lãng khóa của các em mới gây được tiếng vang lớn.
-Các em phải đoàn kết thống nhứt thành một khối vững vàng, mạnh mẻ.
-Phải có được sự hậu thuẫn và ủng hộ của phụ huynh các em.
-Phải có được sự sẳn sàng bảo bộc che chở của các đòan thể tôn giáo, nhứt là những bà con sống xung quanh trường khi cần thiết.
-Phải hết sức cẩn trọng với lực lượng cảnh sát chìm sẽ trà trộn vào các em. Tốt nhứt khi lãng khóa, các em nên mặc 2 áo để khi ra khỏi khu vực lãng khóa thì cởi bỏ áo ngoài ra để tránh bị “chỉ điểm ngầm”, (đánh dấu ngầm, dấu vết khó nhận biết).
Cuối cùng ông Nho còn nói:” những gì cần nói là anh đã nói hết rồi. Tùy các em quyết định, nhưng nhớ đừng có hành động nông nỗi mà có thể hủy hoại hết tương lai tươi đẹp của các em còn ở phía trước…”
( Còn tiếp)
Nhóm Ái hữu NLS