20/7/2016
ĐƯỜNG LÊN XỨ THƯỢNG
Đường lên xứ Thượng quanh co
Non xanh nước biết như tranh họa đồ.
Rừng vàng biển bạc ai ơi
Cháu con gìn giử gia tài tiền nhân.
Cụm từ xứ Thượng hay bản Thượng không biết có từ bao giờ. Nhưng nói đến xứ Thượng ai cũng biết đó vùng cao nguyên, hẻo lánh khó đi, nơi có nhiều đồi núi chập trùng, rừng thiêng nước độc, thâm sơm chướng khí, màu xanh rì trãi dài đến tận chân trời xa thẵm. Người ta hầu như không biết gì thêm về tiến trình lịch sử, văn hóa… của vùng đất này, mà còn có tên gọi là Tây Nguyên ( gồm có Daklak, Pleiku, Kontum), như vậy, gần như đứng bên lề của lịch sử. Vì thế cũng nên tìm hiểu đôi điều về Kontum phát nguồn từ đâu?, bao giờ? của thời Pháp thuộc. Vùng đất nầy thời vua nhà Nguyễn gọi là “Hoàng Triều Cương Thổ” do hoàng tộc vua quản lý. Tại thị xã Daklak hiện nay còn biệt điện của Vua Bảo Đại rất tráng lệ nguyên vẹn làm tổng hành dinh để Vua săn bắn giải trí. Đến năm 1955 triều Nguyễn kể như chấm dứt, nền Cộng Hòa được thiết lập.
Sưu tằm tài liệu cho thấy, thì mãi cho đến thế kỷ XIX, chính sách triều Nguyễn đối với công cuộc truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây dần trở nên siết chặt hơn. Thay vì giữ một thái độ ôn hòa như Gia Long, các vị vua về sau, đặc biệt là Thiệu Trị và Tự Đức, đã ban hành nhiều chỉ dụ để hạn chế, cấm đoán và đàn áp các giáo sĩ người Pháp, kẻ mà các ông xem là phục vụ âm mưu xâm lược của Tây phương nấp sau tấm áo choàng nhà dòng Thiên Chúa, và cả các giáo dân người Việt.
Theo các tài liệu còn ghi chép lại, công cuộc khai phá Tây Nguyên ít ỏi còn sót lại, thì các nỗ lực đầu tiên nhằm mở đường lên miền Thượng diễn ra từ năm 1842 do hai vị Thừa sai tiên phong là Miche và Duclos theo ngả đường Phú Yên, nhưng bất thành. Một số cuộc thăm dò từ Quảng Ngãi và Quảng Nam cũng chịu chung số phận. Những lái buôn người Kinh thường xuyên lui tới các làng Thượng để trao đổi hàng hóa chính là mối nguy hiểm đối với các vị Thừa sai. Pháp luật nhà Nguyễn trong khi đặt ra những hạn chế nghiêm ngặt đối với sự giao thương giữa người Kinh với người Thượng, thì cũng khép vào tội chết những giáo sĩ tìm cách xâm nhập lên Tây Nguyên, cho đến giữa thế kỷ XIX, cánh cửa Tây Nguyên vẫn chưa được mở.
Mãi đến 6 năm sau, 1848, khi vị tu sĩ người “An nam” tên Nguyễn Do (Thầy Sáu Do) tốt nghiệp khóa đào tạo tôn giáo tại Pinang về gặp giám mục Cuénot tại Gò Thị (Quy Nhơn) thì cánh cửa này mới mở ra. Trong vai đầy tớ cho một người lái buôn tên Quyền, vị Phó tế Nguyễn Do đã khai thông con đường từ An Sơn (An Khê) lên xứ Thượng và trở thành người Kinh đầu tiên đặt chân lên mảnh đất Kon Tum vào năm 1851, mà trước đó Kon Tum vẫn là vùng đất chưa có người Kinh nào lui tới, trong khi Pleiku đã được đặt vào phạm vi buôn bán của các đoàn lái buôn. Chính vì tính chất xa xôi, hiểm trở như vậy mà Kon Tum mới được chọn là nơi thiết lập căn cứ truyền giáo đầu tiên trên Tây Nguyên. Việc phát hiện ra vùng đất Kon Tum của các giáo sĩ đã khơi mào cho một loạt những biến đổi sâu sắc, to lớn về nhiều phương diện trong các giai đoạn lịch sử của tỉnh này về sau. Vị Phó tế Nguyễn Do, người Kinh đầu tiên đặt chân đến mảnh đất này, chính là một “Yersin của Kon Tum”.
Tại Tây Nguyên, bên cạnh những ông Vua Nước, Vua Lửa ta còn bắt gặp một nhân vật tương tự là ông Bok Khiêm, người nhận được sự công nhận của triều đình Huế, thay mặt nhà Vua cai quản vùng Thượng. Ông là một dân tộc người Ba-na mà danh tiếng lan tràn khắp xứ. Đi đến đâu, Ông cũng được tôn kính nể nang… Ưu thế của Ông lại được chính thức thừa nhận: các quan lại ở Đồng bằng, để lấy lòng và lợi dụng uy tín của Ông, đã vận động Triều đình Huế ân thưởng cho Ông một chức quan, qua đó nhìn nhận Ông là lãnh tụ của tất cả dân Thượng còn gia phong cho Ông chức đại diện của Vua An Nam nơi miền Thượng du nầy.
Khi các giào sĩ nắm chặt địa hình, văn hóa Tây Nguyên thì họ tiến xa hơn như việc thành lập các trường học (trường dòng), mô hình giáo dục tập trung tiến bộ đầu tiên xuất hiện trên cao nguyên. Cuối những năm 1890, các giáo sĩ đã thành lập một số trường để dạy giáo lý cho người địa phương nhưng không đạt nhiều hiệu quả. Đến năm 1928, lần lượt các làng Phương Nghĩa, Tân Hương, Phương Quí, Phương Hòa cũng được mở và chiêu sinh. Trường công xuất hiện từ năm 1916. Đến năm 1933, tổng số học sinh của hai loại trường này là 589 người. Về hình thức, các trường gồm cả nội trú (thường dành cho học trò Thượng) và ngoại trú (học trò người Kinh). Ngôn ngữ sử dụng trong trường là tiếng Pháp, tiếng Việt, tiếng Bahnar và tiếng Jarai. Các trường gồm hai bậc là sơ học và tiểu học.
Một thành tựu quan trọng khác của các giáo sĩ, đồng thời cũng là mục đích chính của họ khi lên Tây Nguyên, đó là đã truyền bá thành công Thiên Chúa giáo, một tôn giáo mới mẻ, mang nhiều tư tưởng tiến bộ, góp phần làm phong phú bức tranh văn hóa, tôn giáo ở Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng thay đỗi rỏ nét.
Khi nước Việt Nam được độc lập, nhà Nguyễn cũng chấm dứt, để thành lập nước “Việt Nam Cộng Hòa”. Chính phủ cho thành lập nhiều Bộ ngành trong đó có Bộ Canh Nông ở mỗi Tỉnh. Riêng các tỉnh Tây nguyên có một Trung Tâm Canh Mục Thượng (còn có tên TTCM Sắc tộc) là chăm lo truyền bá ngành nông nghiệp, chăn nuôi cho người Thượng cải thiện đời sống. Mãi đến năm 1969, 1970 các trung tâm nầy được đổi thành Trường Trung Học Nông Lâm Súc đầu tiên. Đến 30 tháng 4 năm 1975 do ảnh hưởng chế độ nên tất cả các trường điều đóng cửa. Thầy, trò lưu lạc khắp nơi chưa có ngày gặp lại. Để kỷ niệm một thời chung trường cùng lớp, những trò còn quyến luyến ngành học nầy bèn tập hợp lại tổ chức ngày họp mặt vào ngày 28 tháng 4 năm 2018 tại tỉnh Pleiku (Gialai). http://thnlscantho-5.page.tl/Thi6ng-B%E1o-H%26%237885%3Bp-M%26%237863%3Bt-NLS_Kontum.htm
Hởi quí Thầy, Cô và các học sinh yêu mến hảy nhín chút thì giờ về họp mặt thật đông đủ để cùng nhau tay bắt mặt mừng, ôn lại kỷ niệm ai cũng có của thời học sinh đáng yêu nhứt sau nhiều năm vắng bóng.
Ban Liên Lạc Liên trường NLS Kontum, Pleiku, Phú Bổn hân hoan chào đón quí Thầy, Cô và tất cả các bạn đồng môn xa gần đến dự.
https://www.youtube.com/watch?v=yZDbHzeBJ9I
Võ Thanh Nghi-( cựu HT NLS/Phú Bổn)
Tài liệu tham khảo: trunghochoangdao.blogspot
Đặng thị Ái Hoa và bạn NLS/KT