Lễ Xuất Trường.
Trường Đại Học Cần Thơ
Ngày 25 tháng 12 năm 1972, Trường Đại học Cần Thơ làm Lễ Xuất trường cho các Kỷ sư Tân khoa. Đó là ngày vui của 34 đứa khóa 1 Cao Đẳng Nông Nghiệp, vừa chính thức chấm dứt cuộc đời “học hành khổ ải”, dài mười mấy năm, kể từ lúc "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mênh mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.” (Thanh Tịnh)
Vâng, kể từ lúc được má dẫn đến trường, vào học lớp 5 (tức là lớp bét hồi đó) đến lúc tốt nghiệp kỷ sư, tôi học dở, nên mất hết 18 năm, đúng là 18 năm “học hành khổ ải”!
Vào lúc ấy, không ai trong chúng tôi, biết rằng trước đó 1 tháng 20 ngày, ngày 5 tháng 11, 1972, tại Versailles, Pháp quốc, 1 tổ chức quốc tế vừa hình thành, với 5 thành viên sáng lập đến từ Nam Phi, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Anh và Pháp, đó là IFOAM.
IFOAM là tên viết tắt của International Federation of Organic Agriculture Movements, một tổ chức được lập nên bởi các nhà khoa học quan tâm tới việc bảo vệ môi trường.
KS Mong Phước Minh
(tt)
Chúng ta đã và đang sống trong 1 thế giới đầy mâu thuẩn và nghịch lý.
Hồi học tiểu học tại Long Xuyên, năm 1959, tôi có tham gia 1 sự kiện xã hội nhằm quảng bá cho phong trào diệt muỗi Anopheles (loài muỗi mang ký sinh trùng Plasmodium gây bệnh sốt rét), thuốc được sử dụng là DDT (dichloro diphenyl trichlorothane), là loại thuốc trừ sâu cực mạnh, có tác dụng gần như tức thì, nhờ vậy đã diệt được muỗi Anopheles, chận đứng được dịch sốt rét đang hoành hành trên thế giới vào lúc đó.
Vậy mà, sau kỳ công chặn đứng đại dịch sốt rét, DDT lại trở thành tội phạm!
“Silent Spring” được Bà Carson viết là do tác động từ một lá thư của người bạn, Olga Owens Huckins, gởi tới vào tháng 1 năm 1958, mô tả cái chết của rất nhiều loài chim xung quanh phần đất của bà ấy, có vẻ là hậu quả của việc phun thuốc trừ sâu DDT trên không?
Từ đó bà thu thập tài liệu liên quan đến các thí nghiệm và ứng dụng thực tiễn trong việc phun thuốc trừ sâu, của chính phủ và tư nhân. Đặc biệt là những tác hại của nó với con người và môi trường. Lập luận chính của Carson là các thuốc trừ sâu có tác động tiêu cực đối với môi trường; nó được gọi đúng hơn là “chất tiêu diệt sinh vật” vì tác dụng của nó không bị giới hạn đến bất kì loài nào, kể cả giết chết những thiên địch (predator) và những côn trùng, động vật có ích như ong, cá, chim...và cả con người!
DDT là một ví dụ, nó có thể tích lũy sinh học, sẽ tác hại khi đạt đến nồng độ hiệu lực.
Hầu hết các phần cuốn sách được dành cho thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của nó đến hệ sinh thái tự nhiên, ngoài ra có bốn chương miêu tả chi tiết trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu của con người, ung thư, và các bệnh khác. Bà Carson không chủ trương loại bỏ hoặc cấm hoàn toàn thuốc trừ sâu mà chỉ khuyến cáo sử dụng có trách nhiệm, càng ít càng tốt, kết hợp với các giải pháp sinh học để kiểm soát sâu, bệnh.
Dĩ nhiên, việc làm của bà đã bị chống đối kịch liệt bởi giới chủ của các tập đoàn hóa chất và một số chuyên gia làm việc cho họ. Nhưng đồng thời, bà Carson cũng được rất nhiều nhà khoa học và dư luận đại chúng bênh vực, giúp đỡ.
Vào năm 1960, Carson đã có đầy đủ tài liệu, bao gồm cả hàng trăm báo cáo về bệnh tật của con người khi tiếp xúc với thuốc sâu, cùng các thiệt hại về sinh thái tại những vùng áp dụng thuốc!
Cuối cùng, ngày 27 tháng 9 năm 1962 quyển “Silent Spring” chính thức phát hành, gây sự quan tâm lớn về môi trường chưa hề có trên nước Mỹ, là đầu mối cho việc thành lập Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ và cũng là khởi xướng cho Phong trào bảo vệ môi trường trên toàn cầu.
Cuối năm 1963, bà đã nhận được một loạt các giải thưởng và danh hiệu: Huân chương Audubon (từ Audubon Society Quốc), Huân chương Cullum (từ Hội Địa lý Mỹ), và đề cử vào Học viện Nghệ thuật Ngôn Ngữ Hoa Kỳ.
KS Mong Phước Minh
(tt)
Trước năm 1975, miền Nam nhập trung bình hàng năm khoảng 8.000 tấn thuốc DDT, để sử dụng cho Chương trình Diệt trừ Sốt Rét.
Theo báo cáo của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trường Việt Nam(Vietnam Association for Conservation of Nature and Environment- VACNE) trong Chương trình Môi trường LHQ và Bộ Y tế Việt Nam năm 1999, thì chỉ trong 3 năm 1992, 1993 và 1994, Việt Nam đã nhập cảng trên 400.000 tấn DDT từ Liên Xô và Trung Quốc.
Cho tới bây giờ, tôi không biết nước mình còn nhập thêm bao nhiêu DDT nữa, nhưng số hóa chất có nguồn gốc từ Trung quốc chắc chắn là nhiều, rất nhiều trong số đó là độc hại, nó là nỗi ám ảnh ngày càng lớn với người dân Việt Nam. Ngày nay, nhiều người tiêu dùng đang rất cảnh giác với hàng Trung Quốc, nhất là thực phẩm, không ai muốn mua, nên rau hoa Trung Quốc nhập về cũng phải đội lốt Đà Lạt. Tệ hơn nữa, người ta dùng hóa chất độc hại Trung Quốc để xử lý rau, quả mau chín và lâu hư! Ai có chút diện tích trống cũng cố gắng tạo 1 “vườn” rau sạch để sử dụng trong nhà. Nhưng chỉ là số ít, phần lớn cứ nhắm măt mà ăn, chừng nào bệnh hay chết thì hay!
Lên Google, bấm Hóa chất nhập cho Formosa, ta đọc thử các mục sau đây, từ các nguồn tin chính thức, để thấy vấn đề nghiêm trọng thế nào.
Formosa nhập gần 400 tấn hóa chất trong hai năm - Thời sự - Zing.vn
https://news.zing.vn › Thời sự
5 thg 5, 2016 - "Từ đầu năm 2016, Formosa đã sử dụng 51 tấn hóa chất và trong kho ..... Ông Phan Văn Gòn cũng cho biết, trưa 4/5, cá biển chết vẫn tiếp tục ...
Formosa nhập hóa chất cực độc súc xả đường ống - Tuổi Trẻ Online
https://tuoitre.vn/vu-ca-chet-formosa-nhap-hoa-chat-cuc-doc…...
24 thg 4, 2016 - TTO - Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết trong quá trình kiểm tra, Tổng cục ... Danh sách 45 loại hóa chất Formosa nhập về để xử lý chất thải, súc ...
Chuyên gia hóa học: Hóa chất Formosa nhập có thể gây chết người
soha.vn › THỜI SỰ
25 thg 4, 2016 - Sau khi theo dõi bảng danh sách 45 hóa chất do Formosa nhập về để súc xả ... Khoa Hóa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho hay:.
Formosa làm gì với gần 300 tấn hóa chất nhập về? - danviet
danviet.vn/…/formosa-lam-gi-voi-gan-300-tan-hoa-chat-nhap-v…
Vụ cá chết: Formosa nhập hóa chất cực độc súc xả đường ống - [Tin ...
https://www.youtube.com/watch?v=IAu_9WbU66A
Bộ Công Thương: Formosa đã nhập khẩu gần 384 tấn hóa chất - Dân trí
https://dantri.com.vn › Kinh doanh
Rôi bấm tiếp Bauxite Tây Nguyên, ta lại thêm rất nhiều thông tin đáng buồn khác như:
TS. Phạm Quang Tú, chuyên gia Oxfam tại Việt Nam:
Từng trong vai trò Phó viện trưởng Viện Tư vấn phát triển, ngay thời gian đầu, ông và các cộng sự đã có nhiều nghiên cứu sâu về mặt khoa học và cảnh báo những nguy cơ, hiểm họa lớn của các dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ.
“Chương trình bauxite đã triển khai được 9 - 10 năm, hai nhà máy thí điểm đều đã đi vào vận hành, vì thế đây chính là thời điểm tốt nhất để đánh giá lại toàn bộ quá trình thí điểm của bauxite, làm cơ sở cho những quyết định tiếp theo đối với Chương trình bauxite Tây Nguyên” - TS. Phạm Quang Tú
Ngoài ra, khi làm thí điểm hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ, chúng ta chỉ chọn một công nghệ của một tập đoàn Trung Quốc. Nếu thí điểm thì chỉ nên làm một để rút kinh nghiệm, vì đầu tư một nhà máy rất lớn, khoảng 16-17 ngàn tỉ đồng, tức gần 1 tỉ USD. Còn nếu thí điểm hai nhà máy thì phải hai công nghệ khác nhau để có điều kiện đối chiếu rút kinh nghiệm. Rất tiếc, chúng ta đã làm ngược.
Tôi xin nhắc lại là tất cả những vấn đề trên đều đã được các nhà khoa học và dư luận xã hội cảnh báo; và những khó khăn hiện nay cũng đang cho thấy nó đúng như cảnh báo trước đây.
Theo TS. Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng ban Chiến lược và Khoa học công nghệ, Tập đoàn TKV nói thì : Dự án bauxite Tây nguyên không bao giờ có lãi!
Rồi bấm thử: Tác hại ô nhiểm từ nhà máy Nhiệt điện than.
Ta sẽ thấy rất nhiều những thông tin kinh hoàng về hiện tượng đã và đang chuyển giao chất độc từ Trung Quốc qua Việt Nam bằng con đường “xuất khẩu” nhà máy Nhiệt điện than made in China sau khi đóng cửa các nhà máy này ở Trung Quốc!
Ô hay, một nghịch lý mà chúng ta không hiểu nỗi: Trung quốc tháo bỏ nhà máy Nhiệt điện than để tránh ô nhiễm môi trường, mình nhập về để phát tán độc tố cho...ta!
Các nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm khủng khiếp đến mức nào?
https://www.thesaigontimes.vn/…/Cac-nha-may-nhiet-dien-than…...
1. Nhiệt điện gây tổn hại môi trường | Thích ứng với biến đổi khí hậu ...
2. www.sggp.org.vn/nhiet-dien-gay-ton-hai-moi-truong-436501.ht…
các thành phần khí thải gây ô nhiễm của nhà máy nhiệt điện than là gì?
www.vietan-enviro.com/cac-thanh-phan-khi-thai-gay-o-nhiem-c…...
Tác động của nhà maý nhiệt điện (than và dầu) đến Môi Trường
moitruongviet.edu.vn/tac-dong-cua-nha-may-nhiet-dien-than-…/
Trung Quốc: Bắc Kinh hoàn tất đóng cửa tất cả nhà máy nhiệt điện than
Trung tâm Tin tức VTV24-Chủ nhật, ngày 19/03/2017 12:54 GMT+7
……
Còn nhiều nữa, mọi người có thể tìm thấy, qua đó có rất nhiều những bàn tay nhớp nhúa của các kẻ tham lam đã nhúng vào việc đầu độc dân lành bằng nhiều cách. Một số sau khi gây thãm họa đã tìm cách cao chạy xa bay, số khác đã dính líu vào các tiêu cực nên bị vô lò hoặc kỹ luật.
Riêng tôi, việc một số kẻ dính líu tới việc đầu độc dân tộc đã đào tẩu ra nước ngoài hoặc ẩn mình chờ…chết già đâu đó, chẳng có gì là đáng ngạc nhiên.
Họ đang ở đâu, sống hay chết, sắp vô lò hay bị kỹ luật rồi hạ cánh bình yên, dưỡng già trong biệt phủ…chẳng đáng để quan tâm, mà thật ra quan tâm cũng chẳng làm được gì.
Điều quan tâm nhất của tôi hiện nay chính là những thãm họa môi trường do những tên gian ác ấy tạo ra, ảnh hưởng thế nào với con cháu tôi trong tương lai, những đứa con, đứa cháu từ 30 tuổi trở xuống?!
(tt)
KS Mong Phước Minh:
Là một nhóm các chất hữu cơ cao phân tử có chứa clo dạng bột màu trắng, mùi rất đặc trưng, không tan trong nước. DDT được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu có độ bền vững và độc tính cao, trong cơ thể DDT dễ dàng bị phân hủy sinh học thành DDE là một hoạt chất có độc tính cao hơn cả DDT.
DDT trở thành trùm của các loại thuốc trừ sâu, giúp trừ bớt muỗi Anophele, nhờ vậy chận đứng được đại dịch sôt rét, Ông Muller, người phát minh ra nó đã được trao giải Nobel Hóa học năm 1948.
Nhưng chỉ hơn 10 năm sau, hóa chất nầy đã được chứng minh là quá độc hại với môi trường, rồi bị cấm sản xuất và sử dụng từ năm 1972. Nó chiếm vị trí thứ 10 trong danh sách 12 "hóa chất dơ bẩn" hay "hạt bụi ô nhiễm hữu cơ không bị hủy" (POP) đã được thông qua trong hiệp ước Stockholm, Thụy Điển năm 2002. Nên nhớ, Dioxin chưa được xếp vào danh sách hoa chất độc hại nầy.
|