Gặp lại bạn cũ
Lần này gặp lại bạn Long Châu không phải là tình cờ vì chúng tôi đã có hẹn trước , khác với lần đầu tiên “tay bắt mặt mừng” sau hơn 40 năm mất liên lạc, nghe tin tôi sắp về CD , bạn tíu tít hỏi thăm và theo dỏi từng ngày ,tôi cũng thế, dù đây là chuyến đi tín ngưỡng , sau khi viếng chùa Bà ở Núi Sam trời đã 2 g khuya , tôi nằm trằn trọc mong mau sáng để gặp lại bạn, buổi sáng tinh sương đường đi đã rạng rở ánh sáng dù vẫn còn sương mù , tôi nt một lần nửa vì mong gặp bạn sớm, thế là sau khi ngồi uống café chờ đợi và dạo một vòng ngắn bên ngoài chợ Châu Đốc tôi đã thấy bóng dáng quen thuộc, nụ cười vẫn như ngày nào, ánh mắt thân mật thì vẫn thế …nhưng chúng tôi có cùng cảm giác là mỗi lần gặp nhau bây giờ là những giây phút quí báu hơn rất nhiều , không phải là khoảng cách mấy trăm cây số , mà chúng tôi lại có cảm giác là chúng tôi sẽ không có nhiều thời gian để gặp nhau hay gần gủi như ngày xưa
Khi ngồi bên bạn trong quán café nhỏ bên đường phố nhộn nhịp , tôi chỉ im lặng nghe bạn tôi kể lại bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa từ những việc có dấu ấn đậm nét đến những chi tiết nhỏ nhoi ,bình thường nhất …tôi mới biết rằng bạn tôi vẫn là một người khá giỏi toán, nắm vững chuyên môn, ngoại ngữ nhờ một trí nhớ tuyệt vời , tôi nhắc từng thời gian bạn bè cùng nhau ôn tập, tra cứu trong thư viện ,thực tập trong phòng thí nghiệm …để cùng giúp nhau đưa tới thành công là ngày tốt nghiệp ,chúng tôi ra trường như mang hết nhiệt huyết trì thức của tuổi trẻ với hoài bảo giúp ích cho đời bằng công việc chuyên môn là đào tạo một thế hệ trẻ có kiến thức chuyên môn vững vàng, sức sáng tạo khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp và nhất là một tinh thần cầu tiến vì một xã hội tốt đẹp hơn…
Trở lại câu chuyện mất liên lạc của hai đứa tôi , nghĩ cũng rất buồn cười , bạn tôi tốt nghiệp đầu khóa tôi thì cũng khoảng hơn trung bình, được quyền ưu tiên chọn nhiệm sớ ( trường dạy học) lúc đó cũng trùng hợp là hai đơn vị cũng gần nhau, nhưng sau khi về trường mới mỗi đứa một nơi, lo lao vào giảng dạy, làm quen trường lớp chẳng bao lâu thì GP , đúng ra ngành giáo dục sau này cũng không thay đổi nhiều lắm nhưng không còn hệ thống dạy chuyên nghiệp ở bậc trung học, đa số bạn bè cùng khóa của tôi đều trở về quê hay xáo trộn nhiệm sở, thời đó chưa có phương tiện truyền thông nhanh chóng như bây giờ , chưa có dịp họp mặt chung trường chung khóa nên thời gian làm cho mọi người càng xa nhau…
Bây giờ nhắc lại lúc đó, cả hai chúng tôi đều đi tìm tin tức của nhau , bạn tôi tìm hiểu nhiều địa phương , hỏi nhiều người nhưng tin tức chỉ còn như “bóng chim tăm cá” , tôi quay trở lại tìm theo nguồn là bạn cùng lớp, thì cũng không biết sau GP bạn tôi dạy học ở đâu , lúc ấy tôi lại quên bẳng mất nhiệm sở đầu tiên ban đầu bạn chọn là ST, chỉ man mán nhớ bạn xuất thân từ THNLS Cần Thơ thì chỉ có thể về Cần Thơ – An Giang hay thậm chí là quê nhà Châu Đốc, tôi cứ hỏi thăm ,nhắn tin nhờ nhiều người nhưng bạn tôi “ mất dạng” một cách khó hiểu…
Cuối cùng như một phép lạ, có một đêm tôi trằn trọc không ngũ được, mãi đến gần 12 g đêm, đang mơ màng thì tiếng chuông điện thoại reo và bên kia là giọng nói ấm áp quen thuộc, “ chúng tôi “nhận ra nhau ngay mà không cần dài dòng giới thiệu và nguyên nhân có cuộc gọi này là do sự kết nối của một người bạn ( chị B) người cùng tôi học chung ở TH NLS TN và Saigon…
Bây giờ ngẫm nghĩ tôi mới thấy rằng , người ta có thể đi trên đoạn đường dài như vòng quanh trái đất , và tốn thời gian mấy mươi năm để tìm kiếm nhau nhưng cuối cùng thì trái đất vẫn tròn và mối quan hệ “ thần giao cách cảm” khiến con người ta có thể gặp lại nhau ,dù ở bất cứ một phương trời nào
Xin cảm ơn quá khứ , dù ngày xưa nó đó êm xuôi hay đầy trắc trở thì đối với tôi đó là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người , Cảm ơn bạn tôi ( hay những người bạn trong quá khứ của tôi) đã dành cho chúng tôi những càm xúc tuyệt vời nhất từ những ngày cách nay hơn bốn mươi năm cho đến tận bây giờ giống như một chuyện cổ tích và tôi như là một hoàng tử trong tòa lâu đài tráng lệ do kỷ niệm tạo ra, cảm ơn các bạn với những điều chân thành nhất từ trong trái tim tôi
Tranchungoc (CĐSPNLS/K7)
Nguyễn văn Điệp& Lê Long Châu
Lê Long Châu & Phan thị Thúy Truyễn
|