Hồi ký: Cuộc lãng khóa...
Nhóm Ái Hữu NLS
|
BBT Website thnlscantho-5 trân trọng giới thiệu:
Kinh mời quí vị đọc giả, đồng môn Nông Lâm Súc xem "tài liệu" xưa đã dẫn đến cuộc lãng khóa của học viên Trường NLS/Bình Dương do Thầy Châu Kim Lang sưu tằm đánh máy lại, và bài “ Phóng sự, hồi ký” do Nhóm Ái Hữu NLS biên soạn. "Đây chỉ là kỷ niệm của thời học sinh".
Trân trọng cảm ơn.
BBT
Trường NLS sau 1968 có mẫu mã giống nhau
-x-x-x-x-x-
VIỆT-NAM CỘNG-HÒA Saigon, ngày 21 tháng 6 năm 1973
LIÊN HỘI PHỤ HUYNH HỌC SINH NLS ĐƠN THỈNH NGUYỆN TOÀN QUỐC
Kính gởi : THỦ-TƯỚNG CHÍNH-PHỦ VIỆT-NAM CỘNG-HÒA
Đồng kính gởi : Ông TỔNG-TRƯỞNG QUỐC-PHÒNG Ông TỔNG-TRƯỞNG VĂN-HÓA GIÁO-DỤC VÀ THANH-NIÊN - SAIGON –
Trích-yếu : V/v xin cho học-sinh ngành Nông-Lâm-Súc được tăng thêm một tuổi trong qui-chế động-viên tại chỗ vì lý-do học-vấn.
Kính thưa THỦ-TUỚNG CHÍNH-PHỦ,
Kính thưa Ông TỔNG-TRƯỞNG QUỐC-PHÒNG
Kính thưa Ông TỔNG-TRƯỞNG VĂN-HÓA GIÁO-DỤC và THANH-NIÊN, Trước tình hình của đất nước, đòi hỏi sự nỗ lực tối đa trong việc phát-triển nông-nghiệp, chúng tôi, toàn thể Hội Phụ Huynh Học Sinh các Trường Trung-học Nông Lâm Súc công lập toàn quốc, đã triệu tập một Đại-Hội trong những ngày từ 18, 19, 20 và 21-6-73 tại Saigon, để thảo-luận rộng rãi các tài-liệu về qui-chế động-viên tại chỗ, ảnh hưởng trầm trọng đến việc đào tạo cán-bộ nông-nghiệp trong một tương lai gần đây, Trân trọng kính đệ trình THỦ-TƯỚNG CHÍNH-PHỦ, cùng NHỊ VỊ TỔNG-TRƯỞNG, những nhận xét sau đây :
-Nhận thấy Việt-Nam là một Quốc-Gia Nông-Nghiệp,
-Nhận thấy trong Thông-Điệp ngày 20-5-73, Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Hòa NGUYỄN-VĂN-THIỆU đã long trọng ban hành Chương-trình Phục-Hồi Tái-Thiết và PhátTriển Quốc-Gia, và cũng đã khẳng định Nông-Nghiệp là chìa khóa căn-bản để giải-quyết mọi vấn-đề,
-Nhận thấy việc đào tạo chuyên-viên ngành Nông Lâm Súc, đặc-biệt là chuyên-viên cấp Trung Đẳng, tối cần thiết cho Chương-trình Tái-Thiết và Phục-Hồi xứ sở,
-Nhận thấy nếu học-sinh ngành Nông Lâm Súc không được tiếp-tục hưởng biện-pháp tăng thêm một tuổi trong qui-chế cũ động-viên tại chỗ so với học sinh ngành Phổ-thông, thì liên tiếp trong 4 năm sắp đến, sẽ có sự thiếu thốn trầm trọng Cán-Bộ Nông-Nghiệp Trung-Cấp,
-Nhận thấy hầu hết học sinh Nông Lâm Súc đều sinh trưởng tại Nông thôn, đã chịu đựng nhiều gian khổ và thiệt thòi nhất suốt hơn một phần tư thế-kỷ chiến tranh do ( …) gây nên, và cũng vì chiến tranh nên không đủ điều-kiện để đi học sớm như các học-sinh tại Đô-Thị
-Nhận thấy tỷ-số học sinh ngành Nông Lâm Súc quá ít so với học sinh ngành Phổ-thông (tỷ-lệ 2,1 %), và việc giáo-dục đặt trọng tâm vào các Trường công lập hơn là khuyến-khích các Trường Tư-thục (hiện chỉ có 9 Trường Tư thục Nông Lâm Súc so với hơn 100 Trường công lập Nông Lâm Súc),
-Nhận thấy Chương-trình bậc Trung-học Nông Lâm Súc quá nặng nề, gồm phần phổ- thông, chuyên-nghiệp, đặc-biệt phần thực-hành rất cần thiết, tổng số giờ học lên tới trên 40 giờ mỗi tuần lễ, đòi hỏi ở học-sinh sự trưởng thành về tuổi tác lẫn thể xác,
-Nhận thấy trên thực tế, từ trước đến nay chưa hề có sự suy bì về những biện pháp nâng đở mà Chính-Phủ đã dành cho học sinh Nông Lâm Súc,
-Nhận thấy theo qui-chế hiện hành về động-viên tại chỗ cho học sinh Nông Lâm Súc bị rất nhiều thiệt thòi vì đã bị rút bớt 2 tuổi so với qui-chế cũ,
-Nhận thấy mặc dù Chính-Phủ đã có biện-pháp chuyển tiếp, tuy nhiên lớp 12 Nông Lâm Súc, kể từ niên-khóa 72-73 đã bị thiệt thòi vì không được tiếp-tục học để được tốt nghiệp các lớp chuyên-viên, và như vậy, Quốc-Gia sẽ mất đi một số nhân tài đáng kể,
-Nhận thấy văn thư số 05697-QP/HC.1 ngày 23-5-73 của Bộ Quốc-Phòng không đáp ứng được những nguyện vọng trên,
ĐỒNG KÍNH XIN THỈNH NGUYỆN
1/- Kính xin THỦ-TƯỚNG CHÍNH-PHỦ cùng Nhị Vị TỔNG-TRƯỞNG chấp-thuận cho Học-sinh ngành Nông Lâm Súc được tăng thêm một tuổi so với học sinh Phổ-thông ở mọi lớp, trong qui-chế động-viên tại chỗ vì lý-do học vấn, để có cơ-hội liên-tục học tập cho đến khi tốt nghiệp,
2/- Kính xin THỦ-TƯỚNG CHÍNH-PHỦ cùng Nhị Vị TỔNG-TRƯỞNG đặc cách chấp thuận cho học-sinh lớp 12 Nông Lâm Súc kể từ niên khóa 72-73 trở về sau được hưởng biện pháp chuyển-tiếp, để theo học các lớp chuyên-viên. Trong lúc chờ đợi sự chấp-thuận của THỦ-TƯỚNG CHÍNH-PHỦ cùng Nhị Vị TỔNGTRƯỞNG, chúng tôi trân trọng kính xin THỦ-TƯỚNG CHÍNH-PHỦ cùng Nhị Vị TỔNGTRƯỞNG nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của chúng tôi.
- ĐỒNG KÝ TÊN
Lê Quan Khánh
Nguyễn Cảnh
Thái Thành Chức
Thận Đồng
Nguyễn Văn Xinh
Nguyễn Xinh
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHÓNG SỰ, HỒI KÝ:
Cuộc lãng khóa của học viên NLS/Bình Dương
Niên Khóa 1973-1974.
Khi nhắc lại cuộc lãng khóa nầy, phải nói rằng kể từ năm xảy ra sự kiện ấy cho đến ngày hôm nay đã hơn 40 năm trôi qua- Có rất nhiều anh chị em học viên trường Nông Lâm Súc (NLS) Bình Dương từ khóa 4 đến khóa 6 vẫn còn chưa biết rỏ ngọn ngành sự việc sẩy ra như thế nào? Nguyên nhân gì đã hình thành nên cuộc lãng khóa? Do những ai đầu tàu tổ chức? Buổi lãng khóa diễn ra như thế nào?..v…v…
Do có nhiều bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về cuộc lãng khóa nầy. Chúng tôi đã tìm gặp 2 nhân vật “chủ chốt” tổ chức cuộc lãng khóa nói trên là bạn Nguyễn văn Hiền, và bạn Nguyễn Hữu Trí. Sau đây là phần ghi lại buổi trò chuyện với 2 nhân vật ấy:
-Trước tiên xin bạn Hiền cho biết nguyên nhân nào đã dẫn đến cuộc lãng khóa nầy?
Chào các bạn, tôi xin bắt đầu câu chuyện ở thời điểm niên khóa 72-73. Thời điểm đó chính quyền VNCH đã ra sắc lệnh Tổng động viên đối với tất cả thanh niên học sinh. Do đó các học viên sinh năm 1953 đang học lớp 12 và học viên sinh năm 1954 đang học lớp 11 đều phải lên đường nhập ngũ. Vì thế học viên lớp 11 và 12 ở trường chúng ta đã giảm mất đi khoảng 1/3 số học viên mỗi lớp. Chắc hẳn các bạn cũng còn nhớ lúc ấy có một số bạn bè trong lớp vì nằm đúng vào số tuổi qui định đó nên buộc phải ngưng học để lên đường nhập ngũ…
Rồi đến niên khóa 73-74, một lần nữa chính quyền VNCH lại bãi bỏ qui chế cho học viên NLS được hưởng hoãn dịch thêm 1 tuổi so với học sinh phổ thông. Có nghĩa là các học viên NLS sinh năm 1955 đang học lớp 12 và học viên sinh năm 1956 đang học lớp 11 đều phải lên đường nhập ngũ. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc lãng khóa của các học viên Trường NLS Bình Dương ngày ấy. Chúng ta tổ chức lãng khóa với mục đích là yêu cầu vẫn được hưởng qui chế hoãn 1 năm tuổi như trước kia vậy thôi.
Nguyễn văn Hiền
Nguyễn hữu Trí
-Như vậy việc tổ chức lãng khóa của các bạn ngày ấy như thế nào?, Bạn có thể kể rỏ hơn được chứ?
( Còn tiếp)
Nhóm Ái Hữu NLS
Từ trái qua: Chị Ngọc Lan,Anh Hiền. Ngọc Huệ/Pv, anh Trí.