TÂY BẮC PHIÊU LƯU KÝ ( PHẦN 3)NGÀY 13.5.2017
Theo chương trình thì sáng nay đi tham quan khu du lịch núi Hàm Rồng. Từ khách sạn chỉ 20 phút đi bộ là tới nơi ( chừng 1km).
Theo HDV nói muốn lên tới đỉnh phải leo lên 602 bậc xi măng. Leo chừng 50 bậc, tư tui thở khò khè như sắp đứt bóng. (Nghe nói phải đi thêm 2km nữa mới tới đỉnh ). Tại đây có "chiếu nghỉ " và bán nhiều đồ lưu niệm nên tui quyết định dừng bước giang hồ :
-thôi mấy huynh đi tiếp đi, bần tăng hết xiết rồi.
Thế là tui mượn cái ghế của chủ quán ngồi nghỉ chân, không quên mua giúp vài món đồ lưu niệm cho chủ nhà vui lòng.
Độ 1 giờ sau đoàn đi xuống kể lại, cảnh trên đó rất đẹp, có thể nhìn toàn Sa pa.,ông mà không lên đó rất uổng, có vườn hoa rất đẹp và tượng 12 con giáp, .....
Thôi gì thì gì, sức khỏe là trên hết.
Những ngày đi lang thang trên đất Sa pa nầy tui càng nhớ thương thầy Đồng Phúc Hộ lúc học NLS BLAO (bọn học trò thường gọi là ba Hộ ).
Trong những giờ dạy về lâm nghiệp ba Hộ thường nhắc lại những kỷ niệm :
-hồi đó ba làm ở hạt kiểm lâm Sa pa. ..
Sa pa, nơi quê hương của cây Pe mou, Sa mou, nơi cách nay hơn nửa thế kỷ đã hằn dấu chân người thầy kính yêu trên vùng đất này. (Thời gian ba Hộ làm ở đây chắc trước năm 1954 ) Và nói hơi quá lãng mạn, biết đâu những bước chân hôm nay của thằng học trò này trùng với dấu chân của thầy ngày trước? Hi hi. ..
Ghi chú :
Hồi đó trên NLS BLAO, mấy thầy lớn tuổi, học trò thường gọi là ba hoặc bố để tỏ lòng tôn kính và thân thiết. Thí dụ :ba Hộ (Đồng Phúc Hộ ),ba Trực (Nguyễn viết Trực ), bố Huyên ( Mai bách Huyên )..
Sau khi tham quan núi Hàm Rồng xong thì cũng đã trưa, đoàn cuốc bộ về khách sạn ăn trưa, nghỉ ngơi để chiều đi bản Tả Phình cách KS khoảng 7 km.
Trưa nay, theo yêu cầu của nhóm, đề nghị nhà hàng đổi món ăn thường nhật bằng món Thắng Cố của địa phương cho biết.
Theo như sách báo quãng cáo thì mình cứ nghĩ đó là món đặc sản của người dân tộc (như mắm bò hóc? ),nên hơi. ..ngại, nhưng đôi khi cũng nên thử cho biết.
Nhưng tới chừng nhân viên nhà hàng mang ra thì hoá ra đó là món. ......lẩu ngựa!
Nó giống như món lẩu bò ở vùng xuôi mình hay ăn, kèm với bún và rau cải. Nhưng thay vì nguyên liệu là lòng ,thịt bò thì ở đây là .....thịt ngựa, vậy đó!
Trở lại chuyện đi bản Tả Phình, đường đến bản rất xấu, toàn ổ gà nhưng 2 bên ruộng bậc thang rất đẹp ..
Người ta thường nói đất cày lên sỏi đá quả đúng với ở vùng này. Vì đây là vùng toàn đồi núi. Mà khi nói tới núi là phải có. ..đá. Do đó muốn có đất để canh tác, người dân ở đây phải móc từng tảng đá lớn, nhỏ rồi chất thành những bờ hình vòng cung để giữ nước và chống lỡ. Từ đó sẽ tạo ra những mảnh đất nhỏ chạy theo triền núi để trồng lúa hoặc bắp. Vì vậy, để tạo ra một khoảng đất thuộc để canh tác được là đỗ mồ hôi, sôi nước mắt. .Khu làng Tả Phình này thuộc dân tộc Dao đỏ. (Vì họ đội nón màu đỏ ).Ngôn ngữ họ nói gần giống tiếng Trung quốc .
Đàn bà làm lụng trên những cánh đồng và mang con theo. Họ đào một cái hố to bằng cái khạp ( đường kính khoảng 6-70 cm ) âm xuống đất rồi bỏ đứa nhỏ vào đó. Có khi 2 anh em nó (chừng 3,4 tuổi )ở trong hố chơi với nhau từ sáng tới chiều để mẹ yên tâm làm việc! Mặc cho mưa nắng. Mẹ nó chỉ che tạm bợ trên miệng hố bằng mấy miếng lá rừng. Có lúc mưa, mấy đứa nhỏ cũng. ..chịu trận trong cái hổ đầy bùn nước đó. Vậy mà nó vẫn sống, sống khỏe!
Đối với du khách khi đi du lịch qua những vùng cao này, nhìn những ruộng bậc thang người ta chỉ biết suýt xoa khen đẹp, nhất là những lúc cuối vụ mùa, màu lúa, ngô chín vàng đẹp mê hồn. Nhưng người ta có biết đâu đó là mồ hôi, nước mắt, là cuộc sống của người dân ở đây, trên những mảnh ruộng đá sỏi này.
Xe chở cả bọn 6 tên lãng tử tiến sâu vào làng Dao đỏ, tấp vào 1 tiệm phục vụ tắm nước thuốc lá rừng.
Có 3 người chỉ ngâm chân với nước thuốc, còn 3 tên còn lại đề nghị tắm luôn. Bịnh gì cử. Chịu chơi, chơi tới bến. He he.
Nhân viên phục vụ chuẩn bị 3 cái chậu gỗ cho 3 người. Họ mở vòi nước cho nước thuốc nóng (có mùi artichaud )vào 3 cái chậu đó, xong mở bên vòi nước nguội để hạ nhiệt độ cho vừa tắm rồi. ....rút lui. Thế là chỉ còn 3 ông đực rựa trong phòng, tha hồ free! … ha ha ha.
Ghi chú : nên nhớ, đây là tắm nước thuốc lành mạnh, không "có gì " ngoài luồng đâu nha. Chiếu hoàng Minh đừng có nghi ngờ bậy bạ nha . Và tất cả những dịch vụ đều do người kinh ở dưới miền xuôi như Hà nội lên đây kinh doanh nên đất ở đây cũng dần lên giá mắc kinh khủng . Ở đây người ta nói toàn tiền tỷ!
Sau đó đoàn về ghé chợ Sa Pa. Chợ bán cũng khá nhiều mặt hàng nhưng đa số là hàng. .....Trung quốc, còn lại là một số quần, áo, chăn thổ cẩm, nhưng không biết của người trong bản làm ra hay không, hay là sản phẩm công nghệ sản xuất hàng loạt!
Tối nay là tối thứ bảy, cũng là ngày thứ 3 của tua du lịch. Sau khi ăn chiều xong cả bọn háo hức đi xem chợ tình,vì nó chỉ diễn ra vào ngày thứ bảy mỗi tuần .
Khi ra ra tới nơi thì trời vừa sụp tối. Ở quãng trường đèn cao áp sáng trưng. Quãng trường là nền ciment trũng như lòng chảo rộng khoảng gần 1ha, có sân khấu để biểu diễn văn nghệ mỗi đêm. Nhưng đêm nay là thứ bảy nên rất đông hơn ngày thường. Người dân tới đây vui chơi, vừa xem văn nghệ trên sân khẩu.
Trong lúc đó ở một góc sân của quãng trường có vài cặp đang biểu diễn cảnh trai gái ve vãn nhau, đó là ......chợ tình!
Cô gái vừa xoay tít cây dù vừa tự xoay người 360 độ, khoảng 20 vòng xoay trái rồi xoay phải . Người con trai thì cầm khèn cũng xoay tít 360 độ, vừa rùn người xuống cho đến khi mông chạm đất rồi từ từ đứng dậy . Đây là những nghệ sĩ của bản làng biểu diễn chứ không phải đôi trai gái yêu nhau thiệt như mình xem trên báo, mạng.
Chung quanh quãng trường là chợ đêm, là phố đi bộ cũng bán những món hàng gần như giống nhau ở đây, không có gì khác
(Hết phần 3,xin xem tiếp phần 4)
30.5.17
Đường vào bản Tả Phình
Quãng trường ngày thứ bảy
Múa biểu diễn trai gái ve vãn nhau. Ở góc phải là. ...thùng tiền tùy hỉ
Chợ Sa pa
|