18/9/2016
Bác tài Maulash sẽ đưa Sư đi thẳng qua Meikhtila để lên đèo về Kalaw, còn chúng tôi sẽ quẹo phải, tiếp tục vượt thêm 285 miles trên cao tốc về Yangon. Chắc cũng phải 5 giờ chiều mới tới, bây giờ là 10h50’ sáng.
Thành phố Meikhtila là nơi từng xãy ra xung đột sắc tộc nghiêm trọng giữa những người Phật giáo và Hồi giáo năm 2013.
Cao tốc Yangon-Mandalay là con đường chính nối liền trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị Yangon với các vùng còn lại ở miền Trung và Bắc Miến Điện. Đó là 1 con đường không rộng mênh mông, không trãi nhựa phẳng lì, hiện đại như Việt Nam, có lẽ là do thiết kế theo khả năng tài chánh eo hẹp của một nước nghèo vừa mở cửa và cũng có thể do người Miến không “ăn bạo” vào các công trình xây dựng, nên chẳng cần phải làm cho hoành tráng, giá thành cực cao để dễ dàng rút ruột và lại quả, miễn là nó đáp ứng đủ cho nhu cầu lưu thông thuận tiện và an toàn!
Hai con đường trái chiều bằng bê tông xi măng với 2 làn xe lưu thông mỗi bên, có dãy phân cách, tốc độ tối đa 100km/giờ, chẳng “láng o” như cao tốc Việt Nam, nhưng hoàn toàn không băng ngang một chợ búa nào, chỉ là những đồng ruộng, những vùng đất cây thưa, buội nhỏ vắng hoe tới bìa rừng, chân núi. Và đặc biệt không hề thấy có 1 tổ tuần tra, hay 1 trạm CSGT thông nào trên suốt tuyến. Tôi may mắn gặp được 1 xe CSGT xa lộ tại …trạm xăng và chộp được ảnh 1 trụ sở Công An Myanmar với slogan thật đáng yêu: May I help you. Kể từ lần đầu vào năm 2013 đến giờ, đã 3 lần tôi vào đất Miến, nhưng chưa 1 lần thấy cơ quan Cảnh sát nào to đùng “quá đáng” dù là của thủ đô, thành phố hay huyện, tất cả đều đơn giản và rất thân thiện với slogan vừa kể, bằng tiếng Miến và tiếng Anh.
Người Miến bảo đảm an toàn giao thông không cần bắn tốc độ, không cần phạt vi cảnh để hưởng phần trăm! Thay vào đó là những biển báo tốc độ tối đa, số điện thoại nóng của CSGT để mọi người có thể gọi khi cần trợ giúp… Đặc biệt lần này tôi thấy họ đặt các thiết bị báo vận tốc rải rác trên suốt lộ trình, để tài xế tự kiểm soát và điều chỉnh tốc độ phù hợp. Đó là những “súng bắn tốc độ” có kèm theo bảng báo bằng đèn LED, tự động theo dỏi các xe lưu thông trên đường, rồi báo số liệu thực để tài xế biết mình có vượt vận tốc cho phép hay không mà gia giảm chân ga cho phù hợp, không phải để phạt nóng hay nguội, tại một chốt chặn nào sau đó. Thật tuyệt! Điển hình là vận tốc qui định tối đa 100km/h, các súng sẽ báo: Your speed 95, có nghĩa là bạn đang chạy với vận tốc 95km/h hoặc Your speed 110, vậy thì bạn nên giảm xuống. (Người Miến dùng đơn vị mile là chính, nhưng các biển tốc độ lại dùng km). Tôi rất tiếc khi không chộp được thiết bị bắn tốc độ này!
Tại YanGon
Không biết có phải nhờ những gì tôi vừa kể cộng với tinh thần tôn trọng luật lệ giao thông mà đoạn đường dài 285miles xe chỉ mất khoảng 7 giờ kể cả một lần ăn trưa 40’ và 1 lần nghĩ “xã hơi” 10’!
Chúng tôi về tới Yangon lúc 17 giờ, mất thêm 1 tiêng đồng hồ kẹt xe mới tới ks Great Feel!
Buổi tối, tôi hướng dẫn mọi người tới thăm Chùa Kabar Aye, nơi có Mahapasana Cave, là Đại Sima, chỗ chính phủ Miến Điện tổ chức Kết tập kinh Tạng lần thứ VI(1954). Chủ yếu là để quí vị phụ nữ mua thêm …cẩm thạch! Chùa chỉ cách khách sạn chừng 10 phút đi bộ, phải theo cầu vượt(có thang cuốn) để băng ngang đường Kabar Aye Bagoda đầy xe cộ.
Cuối cùng mọi người trở về khách sạn Great Feel để sửa soạn đóng gói hành lý, chuẩn bị cho chuyến bay về Sài gòn vào 1 giở trưa mai.
Kết thúc ngày cuối cùng trên đất Miến.
Tại YanGon