Hành trình xuyên Việt (tt)
Mong Phước Minh
Và cuối cùng chúng tôi cũng vượt qua cầu XeKong(hay SeKong), chính thức đặt chân tới tỉnh lỵ Attapeu. Hôm nay là ngày 12-4, tương tự như ngày 29 Tết âm lịch của ta. Nhiều thanh niên thiếu nữ Lào đã ăn mặc đẹp để đi chơi Tết. Chúng tôi gặp ngay một nhà nghĩ của người Việt, tên Mỹ Hạnh và quyết định tạm trú tại đây.
Gần 20 phút sau, chúng tôi tới 1 ngã 3, nơi đây chỉ còn cách Attapeu 14km, nhẹ nhỏm cả người dù có một chút “trạnh lòng” khi thấy ngôi nhà sàn nghèo “sơ sác”! Từ đây, không còn phải lo lắng gì nữa, chạy “cà rịch cà tang” chắc chỉ 30 phút sau chúng tôi sẽ tới tỉnh lỵ Attapeu.
Về phía đối diện, cách đó không xa, trên quốc lộ 11 tôi thấy một khu nhà ở khang trang, chắc chắn đó là nơi công nhân viên(Lào và Việt) của tập đoàn Hoàng Anh Attapeu cư ngụ. Tất cả đều nằm trên 1 khu vực trơ trọi bóng cây xanh, dù trước đây chắc chắn là rừng.
5 phút sau, tôi rất ngạc nhiên khi lần đâu tiên thấy “chỉ dấu” về sự hiện diện chính thức của người Việt, không phải chỉ là những ngôi nhà tạm bợ, bán hàng tạp hóa rẻ tiền cho dân nghèo bản xứ, “mưu sinh, cầu thực” nơi xứ lạ quê người như quán 54, tiệm có bảng “xe ôm”...mà là biển hiệu to trên trời, cơ ngơi “hoành tráng” dưới đất, mang thương hiệu đình đám ở quê nhà: HAGL!
Ha ha, vậy là tôi đang chạy qua “lãnh địa” của tập đoàn HAGL(HAGL Group), với “danh chính ngôn thuận” trên đất Lào là “Hoàng Anh Attapeu”. Cũng cần nhắc lại đây cũng thuộc phần đất của Khu bảo tồn sinh học quốc gia Dong Amphan, Lào!
Theo tấm biển ghi, thì đây là mảng đầu tư khai thác cao su, nói trắng ra là “đồn điền cao su”, cũng giống như loại đồn điền SHIP, IRCV... của thực dân Pháp ở vùng Long Khánh, thời Tây đô hộ nước ta, nhưng chắc không “nhằm me” gì so với Hoang Anh Attapeu.
“Trên chiếc xe chuyên dụng để leo đường núi, suốt cả buổi chiều chúng tôi vẫn không thể đi hết những cánh rừng cao su của HAGL trồng trên địa bàn huyện Phuvong. Ông Phan Thanh Thủ, Tổng Giám đốc HAGL tại Lào, cho biết: HAGL đã trồng được 25.000 ha cao su, 6.000 ha mía tại các huyện Phuvong, Sanxay, Saysetha, Samakhixay và hiện đang trồng thêm 6.000 ha mía.”( Nguồn:https://nld.com.vn/t…/xanh-lai-attapeu-20130413092724647.htm)
Hổm rày tôi không post lên ảnh bản đồ lộ trình, nhất là bản đồ vệ tinh, là nhắm để ... “bảo mật” cho vui, không phải vì sợ tụi cướp đường hay bọn thú rừng biết mà phục kích.
Bây giờ xin hãy nhìn lên bản đồ, ta thấy rõ ràng Q lộ 11 đã chạy xuyên suốt mảng rừng xanh dày đặc từ PhouKeau check point đến cây số 52. Từ nhà nghĩ Bình Minh ở cây số 52 trở đi là khoảng trống màu đất chạy dài đến Attapeu, nổi bậc trong khoảng đó là 4 chữ tắt HAGL!
Sau khi ăn uống “no nê” tại quán 54, chúng tôi tiếp tục hành trình về Attapeu.
Đường bây giờ đã hoàn toàn thông thoáng vì rừng đã “sạch bóng cây to”! Tôi tăng tốc để sớm đến nơi, tắm rửa, nghĩ ngơi cho khỏe. Bây giờ là 13h57’ chiều ngày 12-4-2012.
Vì đây là 1 trong những đoạn “kỳ lạ” nhất của chúng tôi, với những cung bậc cảm xúc đặc biệt như các bạn đã theo dỏi, nên tôi muốn nhắc lại để tạo nguồn cảm hứng cho chuyến đi sắp tới trong năm 2018. Hy vọng sẽ cũng đầy cảm xúc như chuyến đi Xuyên Việt năm 2015!
Chuyến đi này, sau khi tạm nghĩ ở Attapeu, chúng tôi còn tiếp tục thêm ngần ấy thời gian(khoảng 13 ngày nữa), kịp ăn Tết Bun Pi May ở Vientiane và xuôi dọc theo nửa giòng sông Mekong, qua đất nước Campuchia, rồi trở về nơi xuất phát là Thành phố Long Xuyên thân yêu.
Để tạm dừng, dành cho những cung đường mới, xin các bạn xem tạm vài hình ảnh 2 “siêu quậy già Việt Nam” trong ngày Tết té nước PunPiMay tại Vientiane năm 2012.
Cảm giác bồi hồi khó kể hết, khi cùng chiếc xe thân yêu dừng chân trên bờ sông Mekong cách quê nhà gần 2000km!
Sợ ướt mình khách Việt, chị người Lào chỉ xin phép rót 1 chút nước lên lưng, để chúc phúc!
Như vậy, tôi đã dẫn các bạn cùng “phiêu lưu” qua đoạn đường hoang vu từ Bờ Y, Kontum tới Attapeu, Hạ Lào vào tháng Tư năm 2012. Đó chỉ là một đoạn ngắn, diễn ra trong vòng khoảng 7 giờ vào ngày thứ 12 của chuyến đi xuyên Đông Dương bằng xe 2 bánh Daehan.
Thú thật, ảnh rừng rậm chộp được trên đoạn đường này đều là “tác phẩm” của “người bạn đồng hành” ngồi phía sau. Chỉ có bả mới “quởn” mà chộp bằng chế độ sport. Tui thực sự không muốn dừng lại, dù là 1 phút, để chụp cảnh đẹp như hồi ở bên nhà.
Sau này Bà xã chê tôi nhát. Hi hi, thà nhác còn hơn …đái trong quần. Vâng, nếu gặp dã thú, chắc chắn tôi sẽ...ướt quần thôi! Cảnh ấy cũng giống như tôi từng chứng kiến ở Tháo Cầm Viên Tp HCM khi dẫn con vào đó chơi: Thỏ “sống”được cho vào chuồng cọp, hay một nhóm vịt con đang run rẫy ép sát vào nhau, rất tội nghiệp, trong chuồng Trăn, tôi chỉ thấy tới đó thôi, không xem và cũng không cho con tôi xem cái diễn tiến tiếp theo, tức là cái hoạt cảnh chúng ăn mồi mà người ta cho là nhằm để “duy trì bản năng tự nhiên của mãnh thú”, bởi vì nó tàn nhẫn và dã man! Ôi cái sự “dã man” dù là mang “nhản hiệu” nào thì cũng không thể che đậy đựợc cái bản chất “ác độc” của nó! Tệ hơn nửa, cái “ác độc” đó được “lên chương trình", mỗi tuần 1 lần, phơi bày tại chốn công cộng mà đối tượng phần lớn là trẻ em!
Các bạn thân mến,
Những gì tui vừa kể hoàn toàn không cường điệu và các bạn không thể ngờ rằng cái đoạn đường này, cái đoạn đường không nhà cửa, không bản làng, thậm chí không bóng người, chạy xuyên qua rừng già bạt ngàn Hạ Lào nó dài đến mấy chục cây số.Thiệt sự mấy chục cây số ngồi trên xe đò đông người, hay ô tô máy lạnh kính cửa, yên tâm ngắm nhìn rừng núi chập chùng xung quanh thì chỉ có cảm giác thú vị nhẹ nhàng. Còn mấy chục cây số mà “chỉ có 2 người” nhong nhong trên con đường xa lạ, giữa rừng già bạt ngàn, không nhà cửa, không người qua lại, quả thật thú vị hơn gấp nhiều lần, một thú vị đầy cảm giác, vì nó pha trộn giửa cái ngạc nhiên về sự phong phú tài nguyên, cái đẹp hoang dã của núi cao rừng vắng và cái “lạnh” mình vì sự đơn độc đầy đe dọa, hiểm nguy.
Thấy chưa các bạn, cái sự khác nhau rất lớn giửa đi xe 2 bánh và xe 4 bánh là như thế, cái sự “đơn độc”2 người cũng hoàn toàn chẳng giống với 1 đoàn caravan gồm 5,10,15 hay 20 chiếc mô tô, xe hơi... nối đuôi nhau, đông vui như trẫy hội! Khi đó dã thú nó tè mình chứ mình đâu có tè nó!
Chúng tôi có 1 buổi chiều thanh thản quanh quẩn nơi thị xã hiền hòa Attapeu, với những nụ cười chơn chất, nhân hậu!
(còn tiếp)