55 NĂM (1964 – 2019)
NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NGŨ A – B CỦA TRƯỜNG NLS BẢO LỘC:
* NHẬP MÔN:
Từ Sài Gòn, các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ, cao nguyên Lâm Đồng, các tỉnh Nam Trung bộ …, sau đợt thi tuyển có khoảng 80 học sinh phổ thông trúng tuyển và một số học viên được bổ sung (học viên bàng thính), đã vui mừng, lo âu, hồi hộp .. khăn gói, từ giã người thân, bạn bè để bước vào ngôi trường NLS Bảo Lộc được xây dựng đầu tiên tại Việt Nam (12/12/1955). Trường đào tạo 3 ngành: Canh nông, Mục súc và Thủy lâm.
Ban giám hiệu trường:
- Hiệu trưởng: Thầy Nghiêm Xuân Thịnh;
- Giám học: Thầy Nguyễn Thanh Vân (đã mất);
- Tổng giám canh: Thầy Phạm Phi Hoành (đã mất).
* HỌC TRÌNH:
- Học trình 5 năm (lớp Đệ Ngũ – Đệ Nhất/ 8-12) và Học trình 3 năm (lớp Đệ Tam – Đệ Nhất/ 10 – 12).
Nội dung giảng dạy:
1. Chuyên ngành kỹ thuật: Nông học/ Thầy Lê Đình Việt (đã mất), Thú y chăn nuôi/ Cô Dương Thị Tuấn Ngọc, Thầy MS. Nghiêm Xuân Thịnh, Thầy Nguyễn Văn Xuân (Xuân già); Lâm học/ Thầy Thảo, Công thôn/ Thầy Thiệp) + Thực hành nông trại/ Thầy Phạm Minh Xuân (Xuân trẻ).
- ACE đã biết về giới tính từ lúc này, do học các môn cơ thể học từ động vật: bộ phận sinh dục cái (Female organ), bộ phận sinh dục đực (Male organ), hiện tượng đơn/ đa kinh kỳ/ kinh kỳ theo mùa (mono oestrus, poly oestrus, season oestrus) … Bây giờ ngành Giáo dục đã bắt đầu đưa nội dung này vào trường học.
2. Chương trình phổ thông: Toán (Thầy Bách), Lý hóa (Thầy Phan Bá Sáu, Cô Yến), Vạn vật: Động vật (Cô Võ Thị Vân) + Thực vật (Cô Võ Thị Thúy Lan (đã mất ?) + Văn học (Thầy Nguyễn Vũ) + Triết học (Thầy Định) + Sữ, Địa (Thầy Châu Kim Lang) Công dân giáo dục (Thầy Hồ Phước Hải) + Anh văn (Cô Tôn Nữ Phùng Thăng, Thầy Nhuệ) + Pháp văn (Cô Kim, Thầy Mai Bách Huyên) + Cơ khí (Thầy Lâm Quang Ngà) + Nữ công (Cô Phấn) …
3. Thời gian học tập: Ngày học 2 buổi, vừa học vừa thực hành (Học viên trực tiếp nuôi, trồng, theo dõi kết quả, tổng hợp tiến trình và đưa vào Báo cáo nộp cho Giảng viên, giống báo cáo tốt nghiệp hiện nay).
NHỮNG KIẾN THỨC ĐƯỢC TRANG BỊ trong thời gian này, cho đến giờ chúng tôi luôn luôn khẳng định (mỗi khi họp mặt, gặp Thầy Cô), đã là hành trang hữu ích, rất có giá trị, đã giúp chúng tôi thành nhân, góp phần tham gia cống hiến cho ngành nông nghiệp nước nhà.
4. Trình độ của Thầy Cô: 100 % tốt nghiệp Đại học sư phạm, Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục, tốt nghiệp MS, Ph. Dr từ Pháp, Mỹ, Úc … tự nguyện lên Blao giảng dạy, toàn bộ Thầy, Cô rất thương yêu, chăm sóc và đều xem học trò như là con, cháu ruột của mình vì học trò phải tự thân vận động do hoàn toàn xa cách cha, mẹ, gia đình …Đôi lúc phải xem xét đưa ra Hội đồng kỷ luật và áp dụng hình thức xử lý các trường hợp cá biệt …
5. Hỗ trợ học sinh: Học bổng toàn phần: 3.600 đồng/ tháng; Học bổng bán phần: 1.800 đồng/ tháng (có khoảng 10 % học viên học giỏi, khá được thụ hưởng).
* CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ HỌC TẬP:
Trường có cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ giáo dục khá hiện đại theo mô hình trường học của Châu Âu, Châu Mỹ:
- Phòng thí nghiệm, phòng trưng bày mẫu vật cây trồng, mô hình cơ thể học động vật, các mẫu cây, lá, rể, thớ gổ;
- Vườn cam, quít, cà phê thực tập trồng trọt; một số bạn rãnh rỗi đi tiếp khoảng 500 mét sẽ gặp rừng sim (Nói nói gì cho mây gió, một rừng đầy hoa sim … nên để chiều đi không hết … Thơ: Hữu Loan)
- Trại chăn nuôi bò, ngựa, heo, gà, vườn đồng cỏ có cỏ voi, cỏ xả, cỏ mật, cỏ bông lúa, cỏ lông Tây, cỏ chỉ, cỏ đuôi chồn, cỏ thãm, cỏ lá tre, Kudzu ...(có ghi bảng tên khoa học);
- Các loại cây Lim xanh, Lim xẹt, Trắc, Gỏ đỏ, Gỏ Mật, Cẩm Lai, Sao, Giáng Hương, Quỳnh Đường, Dầu Con Rái, Dầu Lông, Dầu Trà Beng, Dầu Song Nàng, Trắc Bá Diệp, Bách Tùng Tán, Thông/ 2-3 lá … đều có ghi bảng tên khoa học (giống như Thảo Cầm Viên Sài Gòn hiện nay). Mỗi ngày đi ngang qua, nếu chịu khó đọc tên, save vào bộ nhớ sẽ giúp Bạn nhớ suốt đời ….
- Xưởng cơ khí: có các máy công cụ phay, tiện, bào ..., dụng cụ sửa chữa các máy nông nghiệp: máy cày, máy xới, bừa, lăn, trục, máy bỏ hột giống ...
* NƠI ĂN Ở, SINH HOẠT VĂN NGHỆ, THỂ THAO:
1. Nhà Thầy, Cô:
- 01 biệt thự 200 mét vuông dành cho Thầy Hiệu trưởng;
- 02 nhà sàn gổ: Nhà Thầy Nguyễn Văn Trực (tốt nghiệp KS Nông nghiệp Pháp) và Cô Võ Thị Vân, trên đường từ cột cờ ra cổng sau;
- Khoảng 08 biệt thự 100 mét vuông: Thầy Vân, Thầy Hoành, Thầy Nhuệ, Thầy Sáu, Thầy Vũ, Thầy Định, Cô Ngọc, Cô Lang, Cô Yến ...
- Khoảng 08 nhà liền kề 60 mét vuông: Thầy Phy Long, Thầy Thiệp, Thầy Nguyễn Văn Xuân, Thầy Phạm Minh Xuân, Thầy Lê Đình Việt, Thầy Lâm Quang Ngà, Cô Yến (già), Cô Yến (trẻ), Cô Phấn (dạy nữ công gia chánh)
2. Nhà ở Học viên:
- Có 5 ký túc xá A, B, C, D, E (dành cho nữ), khả năng tiếp nhận 400 – 500 học viên nội trú; Nối tiếp nhau bằng những con đường nhựa trồng toàn một loại hoa giống nhau: Hoàng Hoa lộ, Đổ Mai lộ; lối đi nối các dãy phòng học A, B, C trồng cây Tai Tượng Ấn Độ (có màu đỏ xẩm) …, trong lớp trang bị ghế xoay như các trường đại học nước ngoài.
3. Nơi sinh hoạt tập thể có Đại Thính Đường hơn 600 mét vuông dành cho hội họp, sinh hoạt văn nghệ, có đầy đủ ampli, guitar điện, trống, sân khấu như rạp hát … Đội văn nghệ của trường nằm trong Top 1- 3 của Tỉnh.
4. Thư viện (sau Đại Thính Đường): hơn 1.000 đầu sách, phục vụ cho Thầy, Cô, học viện nghiên cứu, tham khảo…
5. Sân bóng đá tiêu chuẩn A, có các Đội bóng đá của Tỉnh vào tham gia thi đấu; Mỗi khóa đều có đội bóng đá, Đội bóng đá của trường nằm trong Top 1- 3 của Tỉnh.
6. Sân bóng chuyền, phòng thi đấu bóng bàn: thường xuyên thi đấu giữa các khóa, các lớp; Học viên của tỉnh Ninh Thuận (Phan Rang) như: Bá Văn Nở, Sở, Thiên Sanh Thiêu …, rất có năng khiếu thể thao …
7. Câu lạc bộ (bây giờ gọi là cantin): Phục vụ 300 – 400 suất ăn sáng, trưa, chiều, đặc biệt buổi sáng có sữa tươi (chương trình sữa học đường). Vào đầu niên học, Hiệu Trưởng cho ACE tự bầu chọn Ban đại diện, Ban kinh tế (Trưởng ban, Phó ban, thành viên đại diện các lớp). Lúc chúng tôi học Trưởng ban kinh tế là Anh Mai Văn Lượng (Canh nông 1962 - 1965, đã mất năm 1970, sau khi rời trường SQTB Thủ Đức được 6 tháng) sau này là Anh Nguyễn Hồng Minh lúc trước nhà cũ tại đường Trần Nhân Tôn, Q. 10 (thường xuyên họp mặt với ACE Bảo Lộc do Anh Nguyễn Vĩnh Lộc và Chị Vũ Thái Thị Hiền tổ chức).
* BẠN BÈ NGÀY XƯA VÀ BÂY GIỜ (theo khả năng nhận biết):
- Tại Việt Nam: Nguyễn Đình Phê (lớp trưởng Lớp A), Trần Thị Trắng (lớp trưởng lớp B), Võ Văn Ninh, Trần Có, Nguyễn Văn Tòng, Huỳnh Thu Đức, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Văn Nghĩa, Trần Thị Kim Anh, Trần Thị Hồng Loan, Trần Thị Huệ, Hồ Văn Nớt, Nguyễn Tông Lộc, Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn Văn Tân (Tân móm), Nguyễn Văn Sang, Đặng Thái Bình, Trần Đình Bin, Nguyễn Hữu Hoàng, Phạm Thức Đạt, Trần Thị Lễ, Nguyễn Thị Thơ, Nguyễn Thị Hạnh (Chị Nguyễn Văn Nghĩa), Lê Minh Trung, Hà Thị Bảo Ngọc (Chị Hà Thị Trinh), Dương Thị Ngọc Dung (?), Long (ngoại trú), Thứ (ngoại trú), Trần Văn Minh/ Bến Tre (?), Nguyễn Văn Minh (Minh mọi/ Kiên Giang (?) …
- Định cư nước ngoài: Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thu Thanh, Nguyễn Thị Thường, Nguyễn Bình Xuyên, Lê Thị Nhài, Đoàn Ngọc Quế, Đào Chính Lý, Hồ Công Danh, Nguyễn Ngọc Dzoanh, Trần Tư, Lê Đắc Lợi (?), Lâm Vân Hồng (em của 2 Chị Lâm Vân Phượng, Lâm Vân Anh), Vương Thị Ngọc Nhân, Phan Thị Phước, Lưu Ngọc Mai (em của Chị Lưu Ngọc Liên), Nguyễn Thị Tuyết (Con bác Cai Dậu/ vườn ươm) …
- Bạn bè đã mất: Vương Đình Cảnh (TĐ 11 ND) em của Anh Vương Đình Ánh, Trần Thanh Nghị (SQHQ 503) em của Anh Trần Danh Dự, Nguyễn Đức Tâm (Tâm lùn), Hà Hữu Tựu, Nguyễn Văn Tấn (Anh của Tài), Bùi Văn Phúc, Huỳnh Công Xuân, Bùi Thái Cư, Hồng Thị Hường (em chị Trần Thị Trắng) … Các Bạn của chúng mình ra đi quá sớm có người chỉ mới được 24 – 25 tuổi … Một cõi đi về .... Khóc cho một người nằm xuống ..../.
Phước Nguyễn (NLS Bảo Lộc)
Từ phải qua: anh Thân Đẳng, Bùi châu Dương (vừa mất), Thầy Nguyễn Tấn Phúc, chị Trần thị Trong, chị X.
|