Phượt Lão MPM:- Lên đường đi thăm đảo Cát Bà-Yên Tử-Tam Đảo
Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Hạ Long.Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc tên Các Bà. Vì có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận. Đảo có tên là đảo các Ông (Cát Ông). Như vậy, Cát Bà là đọc chệch của các Bà.
Sáng sớm hôm nay, trước khi rời đảo, chúng tôi mua vé lên pháo đài thần công, nằm trên núi1. Đây cũng là dịp để thử sức con Daehan leo dốc còn khỏe không sau bao năm gắn bó cùng gã kỵ sĩ già băng qua các con đèo gay góc, trong đó có Mã Pí Lèng một trong tứ đại đỉnh đèo Việt Nam. Đó là chưa kể những đèo vô danh mà độ dốc không hề thua kém như đường lên đỉnh Hòn Bà Nha Trang và con dốc ngược lên... đỉnh Pháo đài hôm nay.
Giá vé 40.000 đ/người không hề mắc cho ai muốn lên cao điểm này để quan sát khu vực chung quanh thị trấn trung tâm đảo Cát Bà và vùng biển liền kề. Từ đây phóng tầm mắt ra phía Đông, chúng ta lại bắt gặp những đảo đá vôi đã quyến rủ mình ngày hôm qua khi trôi trên làn nước xanh êm ả, lúc đó nó biến đổi thiên hình vạn trạng trước mặt, còn bây giờ là một góc khác, chúng nối nhau thành chuổi ngoạn mục giữa không gian bao la của biển trời lồng lộng, điểm xuyết những sắc màu của các thuyền du lịch, tàu đánh cá đang di chuyển dưới xa. Đó chính là vịnh Lan Hạ, một trong những vịnh đẹp nhất trong hệ thống Hạ Long - Cát Bà. Từ cao điểm 177m của pháo đài chúng ta nhìn xuống thấy Trung tâm Cát Bà là 1 thị trấn đẹp, cuộn mình theo biển, dựa sau lưng là vách núi và rừng thẳm lá xanh, chập chùng đến mút mắt.
Nơi đây chúng ta có thể gặp lại những khẩu pháo mà người Pháp đã để lại,với hệ thống giao thông hào, kho đạn, điểm quan sát... dù đã ngừng hoạt động nhưng chắc chắn vẫn còn hữu dụng để đối phó với các kẻ thù xâm lược luôn dòm ngó biển đảo nước ta! Thời gian không cho phép chúng tôi ngồi lại để nhâm nhi cốc cà phê Pháo đài, điểm đến lý tưởng cho ai muốn thưởng thức không gian lãng mạn bên hương thơm và vị ngọt đắng của cà phê.
"Sư Phụ siết cò- Phượt Lão té nhào"
Ăn trưa xong chúng tôi tiếp tục hành trình về Yên Tử. Theo quốc lộ 18, qua Uông Bí. Thị xã này cũng chẳng có gì đặc biệt để tôi bận tâm, ngoại trừ chiếc xe đột ngột... xẹp bánh. Thiệt là đại họa! Giữa trời trưa nắng gắt, đang cố đi nhanh tới Yên Tử nghĩ ngơi lại bổng nhiên gặp nạn, đành rằng có đủ thuốc để trị "bịnh" này, nhưng nào tới giờ có làm nghề vá ép đâu. Hãy tìm "Thầy" thôi, chỉ khi đối đế không có thì tính! May mắn cũng gặp một "sư phọ" chuyên vá ép sửa xe đạp hớt tóc, đang pho pho ngủ trưa. Tui mừng hết lớn, nhờ sư phọ thay luôn cái săm mới đang nằm yên ổn dưới yên xe từ hồi rời miền Nam đến giờ. Hơn nửa tiếng sau thì tôi tiếp tục lên đường.
Tới Yên Tử khoảng 3h chiều. Nghĩ ngơi cho khỏe, mai sẽ lên núi.
Chân núi là những vườn cây ăn quả (phần lớn là vải thiều), theo lời cô hướng dẫn hang thì không dùng thuốc sâu hay hóa chất gì. Đất ở đây bây giờ cũng đắc lắm bác ạ...Chúng tôi cảm ơn cô gái và trở lại đường cái.
Động Hoa Cương về bến phà Gia Luận không xa, sinh cảnh thực vật đang từ rừng nhiệt đới thường xanh, xuống 1 khúc quanh là rừng ngập mặn với những cây đước quen thuộc giống như vùng Đất Mũi, Cà Mau.
10h chúng tôi tới bến phà, mua vé 80.000 đ/ người, xe 20.000 đ, tổng cộng 180.000 đ. Tưởng là mắc so với phà trong Nam; nhưng thật ra không phải, vì đoạn vượt biển rất xa phà chạy lình bình chậm như ... tàu du lịch chở khách đi ngắm đảo như hôm qua! Và chúng tôi cùng nhiều người khác, chắc là du khách, đang mê mẫn trước những đảo gần, đảo xa trôi chầm chậm 2 bên mạn phà. Chiếc phà này cũng có thiết kế rất đẹp, khiến giống như 1 du thuyền đang đưa du khách khám phá vịnh Hạ Long!
Khoản 1 giờ sau phà mới cặp bến đảo Tuần Châu, tôi thật sự ngạc nhiên về những công trình kiến trúc và qui mô của các cơ sở kinh doanh dịch vụ liên quan tới du lịch. Giá trị của Tuần Châu bây giờ là quá lớn so với tưởng tượng của tôi khi thấy nó từ xa hồi mấy lần đi trước thăm Hạ Long. Con xe bèo Daehan với túi bị "cái bang" lủ khủ, xuất hiện nơi chốn sang trọng này là bất ngờ một cách "phi thường"! Thật tình, từ quốc lộ, nếu không có hướng dẫn chắc tui không dám quẹo vô đây, nếu không là để qua phà Gia Luận.
Theo tôi, cáp treo không hủy hoại môi trường, mỗi trụ tháp giống như 1 cây cổ thụ vươn lên giữa núi rừng trùng điệp. Nhờ nó ta có thể quan sát quan cảnh ngoạn mục chầm chậm lướt qua dưới xa, nhờ nó nhiều người lớn tuổi, yếu sức... cũng có thể hưởng được thú ngao du sơn thủy nơi núi cao, rừng thẳm này.
Cách bố trí 2 hệ thống cáp chen giữa những quần thể chùa chiềng, di tích ... thật sự rất hay!
Tưởng chỉ lang thang lên núi 1 buổi thôi, nhờ cáp treo, ai ngờ đã trãi qua 1 ngày hành trình vất vã, chưn cẳng rụng rời khi về tới quán trọ. Nhưng trãi nghiệm ấy thật tuyệt vời!
Thật ra, dù là đi cáp treo, nhưng du khách cũng phải "leo bộ" qua hàng ngàn bậc cấp lên xuống dài như bất tận giữa 2 trạm cáp và giữa trạm 2 tới Chùa Đồng. Nhờ vậy chúng ta có thể ghé thăm thêm nhiều chùa cổ như chùa Giải Oan, tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông... Vừa đi vừa nghĩ mệt, vừa ngắm nhìn một góc thật nhỏ của giang sơn gấm vóc tuyệt đẹp mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu để giữ gìn suốt mấy ngàn năm qua, rồi thấy trào dâng từ trong sâu thẳm tâm cang, lòng biết ơn cùng niềm kính phục về vị Vua nhân từ, tài ba, không tham quyền cố vị... dám bỏ ngai vàng cùng biết bao sung sướng ở Hoàng cung sau khi hoàn thành nhiệm vụ với đất nước, dân tộc...
Cuộc đời của Người chắc cũng là một bài học lớn mà các vị anh quân sau này nhìn thấy noi theo, nhờ vậy mới giữ gìn được đến hôm nay. Thật là buồn khi trong xã hội ta đang có quá nhiều "sâu dân mọt nước", miệng ngọt lời vì nước vì dân, khi "vô lò" thì lòi ra là lũ "chuột" tha hóa, tham ô...
Ngày 26-8-2018.
Chúng tôi mua vé cáp treo lên viếng chùa Đồng trên đỉnh núi Yên Tử. Giá vé 350 ngàn/ người. Tôi 70 tuổi nên được miễn phí!
Hồi năm 2008 chúng tôi có đến đây nhưng không lên núi, khi ấy chung quanh chỗ này rất nhếch nhác. Bây giờ cả khu vực được xây dựng lại hoàn toàn với các dãy nhà trọ và ăn uống khang trang bao quanh 1 bãi đổ xe ngăn nắp. Một hệ thống xe điện miễn phí vận chuyển khách đi đến nơi bán vé và hệ thống nhà nghĩ bình dân, cửa hàng lưu niệm, ăn uống... phía trước có 2 tượng voi đá rất ấn tượng. Từ đây du khách có thể mua vé tham quan toàn khu vực giá vé 40.000 đ rồi leo bộ lên núi, hoặc bỏ ra thêm 300.000 đ đi 2 chặn cáp treo + 40.000 đ phí vận chuyển vào tới ga cáp treo
Đoạn tiếp theo trong cuộc hành trình 2018 là về Bắc Ninh, 89km, quê hương của điệu dân ca quan họ nổi tiếng.
Gió rằng là rằng gió lạnh... í ơ ... gió lạnh cái đêm đông trường...
Gió lạnh cái đêm đông trường...
Nửa chăn... nửa chăn, nửa chiếu...nửa giường... để đó chờ ai... cô Ba đó ơi?...
Gió rằng... là rằng gió lạnh... cái đêm đông trường...
Chợt nhớ đến người bạn cùng khóa 1, Nguyễn Thành Nghiệp đã quá cố và những đêm Hát hội trăng rằm ngày xưa cũ. Ô hay mới đó mà đã 50 năm kể từ ngày gặp nhau dưới mái trường CĐNN thân yêu, người bạn xưa đã đi xa nhưng vẫn để lại trong gió, trong mây tiếng hát ngọt ngào cùng những kỹ niệm êm đềm một thuở. Tôi bây giờ vẫn mãi nợ giấc kê vàng, rong ruỗi dặm trường, đầu núi, chân mây.
Theo hướng dẫn của cậu chủ nhà trọ, tôi không chạy về Uông Bí để đến quốc lộ 18 đi Bắc Ninh, mà rẻ theo đường tỉnh lộ ĐT326 qua Đông Triều, Sao Đỏ, tx Chí Linh rồi đến tp Bắc Ninh.
Đi đường này rút ngắn được 18km, lại khá đẹp vì có đoạn trước khi tới Đông Triều qua vùng đồi núi xanh tươi, mát mẻ.
Có điều không ngờ làm đổ mồ hôi hột dù đang trong không khí mát mẻ buổi sáng, một chiếc đinh quái ác đã làm thủng bánh con Daehan lần thứ 2, tôi để bà xã ngồi nghĩ tại một quán bên đường chạy chiếc xe xẹp tìm nơi thay săm mới. May mắn là chỗ thay cách 300m thôi, chú thợ trẻ làm nhanh hơn ông hớt tóc, tốn 70 ngàn cho chiếc ruột và 20 ngàn cho công thay.
Khoảng 14 giờ chúng tôi tới Tp Bắc Ninh, khá mệt nên vào ngay một nhà nghĩ to nhưng cũ kỹ. Tối lại nghe tiếng la hét, kêu rú từng hồi. Bà xã lo sợ bọn ngáo đá cắn thuốc quậy quọ. Thấy tình hình không tốt, nỗi lo sợ sẽ làm mất ngủ đêm nay, nên dù đã 22h30, tôi quyết định chuyển chỗ ở, thà mất tiền hơn mất của và mất... mạng!
Chừng xuống chỗ để xe mới biết tiếng la hét đó là do đám thanh niên cùng con chủ ks cổ vũ đội VN đá với Syria; nhưng tôi cũng quyết chí dời đi, khi nhìn thấy hình xâm chằn chịt trên ngực, trên tay của đám thanh niên.
Chúng tôi đã ngủ thật ngon.
Ngày 27-8-2018.
Theo dự định chúng tôi chỉ nghĩ 1 đêm tại Yên Tử, sáng sớm ngày 26 lên Chùa Đồng, thăm tượng Phật Hoàng, xong xuống núi rồi đi qua Bắc Ninh. Chẳng ngờ kế hoạch ấy không thành vì hàng ngàn bậc thang lên, xuống cùng những di tích Phật giáo khiến con đường lên non dài đến cả ngày. Mõi mệt mà vui, nhờ gặp đôi vợ chồng trẻ mới cưới, người Quãng Nam, cùng chia sẻ từng bâc đá lên cao, xuống thấp, trò chuyện mỗi lúc dừng chân nghĩ mệt, riết rồi quen. Mãi đến chiều tối mới "lếch" về tới nơi trọ, đành phải ngủ lại thêm 1 đêm.
Hôm nay, chúng tôi rời Yên Tử, con đường trở ra quốc lộ uốn lượn êm ả giữa rừng già mát lạnh trong sáng sớm tinh mơ.
Ghé Trúc Lâm Thiền Viện để bà xã vào lễ Phật, tôi loanh quanh tìm chút hơi Thiền trong không khí tĩnh lặng tuyệt vời.
Một vạt trúc, loại thân nhỏ tạo nên 1 "rừng" trúc xanh thăm thẳm trước cửa thiền.
Lối trúc gió lay cành sương rụng,
Hồn hoa khẻ động tiếng chim rơi
Quên dấu chân ta vừa vội bước
Nhớ bóng mây chiều, một sớm mai!
Mấy cội thông già buông cành thơ thẩn, tôi bước chân qua các tháp cổ rêu xanh, chợt nghe đâu đó tiếng xưa thì thầm dưới cỏ, lòng bổng nhẹ nhàng như sương mỏng gió bay!
Ngày 27-8-2018.
Theo dự định chúng tôi chỉ nghĩ 1 đêm tại Yên Tử, sáng sớm ngày 26 lên Chùa Đồng, thăm tượng Phật Hoàng, xong xuống núi rồi đi qua Bắc Ninh. Chẳng ngờ kế hoạch ấy không thành vì hàng ngàn bậc thang lên, xuống cùng những di tích Phật giáo khiến con đường lên non dài đến cả ngày. Mõi mệt mà vui, nhờ gặp đôi vợ chồng trẻ mới cưới, người Quãng Nam, cùng chia sẻ từng bâc đá lên cao, xuống thấp, trò chuyện mỗi lúc dừng chân nghĩ mệt, riết rồi quen. Mãi đến chiều tối mới "lếch" về tới nơi trọ, đành phải ngủ lại thêm 1 đêm.
Hôm nay, chúng tôi rời Yên Tử, con đường trở ra quốc lộ uốn lượn êm ả giữa rừng già mát lạnh trong sáng sớm tinh mơ.
Ghé Trúc Lâm Thiền Viện để bà xã vào lễ Phật, tôi loanh quanh tìm chút hơi Thiền trong không khí tĩnh lặng tuyệt vời.
Một vạt trúc, loại thân nhỏ tạo nên 1 "rừng" trúc xanh thăm thẳm trước cửa thiền.
Lối trúc gió lay cành sương rụng,
Hồn hoa khẻ động tiếng chim rơi
Quên dấu chân ta vừa vội bước
Nhớ bóng mây chiều, một sớm mai!
Mấy cội thông già buông cành thơ thẩn, tôi bước chân qua các tháp cổ rêu xanh, chợt nghe đâu đó tiếng xưa thì thầm dưới cỏ, lòng bổng nhẹ nhàng như sương mỏng gió bay!
Quá mõi mệt và lạnh lẽo sau 4 giờ băng mình trong mưa gió, tôi định nghĩ lại Vĩnh Yên. Nhưng bà xã nói còn 25 cây số nữa, mình... tới luôn bác tài!
12km đầu tiên là con đường mới rộng thênh thang. Sau đó là bắt đầu đoạn đường đèo dốc dẫn lên trung tâm du lịch của Tam Đảo, đó là thị trấn nhỏ xinh nằm trên cao độ 900m của núi Thiên Nhị. Vẫn còn ám ảnh bởi cơn mưa tầm tã vừa qua, chúng tôi bổng ... giật mình vì hơi nước lạnh lùng tràn xuống từ khu rừng thông bên sườn núi. Tưởng đâu mình lại sắp dầm mình trong mưa gió tiếp theo, nhưng không, đó là sương khói, là hơi nước bụi mù đang ngập tràn qua núi. Tầm nhìn bây giờ chỉ khoảng vài chục thước, xe phải bật đèn để tránh tai nạn xãy ra. Đường lên "thiên thai" bao giờ cũng thế, Đà Lạt, Bạch Mã, Sapa... đều đẹp tuyệt vời, nhưng không hề giống nhau. Đường lên Tam Đảo lại ngập tràn sương phủ, nhưng không phải lúc nào cũng dày đặc đến chẳng thấy lối đi, mà có khi giăng kín, có lúc mỏng manh khiến rừng cây khi mờ khi tỏ, đẹp nét liêu trai đến... lạnh người!
Mà lạnh thiệt, lạnh do sương giá, do độ cao và do con đường đang thi công mở rộng, chỉ chừa lối đi nhỏ dốc ngược uốn lượn quanh co bên bờ vực, sương bay mờ ảo.
Con Daehan già cỗi gắng sức tàn vượt dốc 10%, ở số1, số 2... khiến bốc mùi khét lẹt phải tạm dừng đôi lần nghĩ mệt! Mà việc dừng xe trên dốc đôi khi cũng có nguy cơ bị té ngã do đường trơn trợt, do sức già không đủ chống chỏi với trọng lượng người, xe và hành lý cồng kềnh! Một thực tế mà chúng tôi phải đối phó, trong chuyến đi này, là đường trơn trợt!
Tuy nhiên, khó khăn rồi cũng qua, sau khi gặp 1 toán học sinh đi phượt nơi gần cuối đèo, dừng lại khoe " chiến tích" cùng bọn trẻ, mà biển số xe 67F-7246 hùng hồn chứng minh, chúng tôi cũng tới được Thị trấn Tam Đảo.
Lúc đó khoảng 4h chiều.
Trước tiên là tìm đường qua Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Phải ra quốc lộ 18, hướng về Nội Bài, rồi hỏi lần người đi đường. Cơn mưa ngày càng nặng hạt, tối tăm mặt mũi. Tôi ngậm tăm siết chặt tay ga, không nhanh, nhưng cũng không quá chậm khiến gió giật làm mình chao đảo. Đường quốc lộ miền Bắc bây giờ đầy xe, tội nghiệp bà xã cũng thấy tình hình khá căng thẳng, nín khe trong mưa gió gào thét bên tai; nhưng thỉnh thoảng cũng nhắc chừng "tài xế". Mưa to nhiều lúc không mở mắt hẳn được, phải hi hí, đành lấy kính mang vào, có mù mờ nhưng cũng đỡ hơn!
Tôi chạy miệt mài, đường quốc lộ nhiều xe chạy tóe nước, văng thẳng vô mặt, môi phải mím chặt để tránh ... ô nhiểm cái miệng. Thỉnh thoảng lại lọt vào vũng nước sâu, nước văng vô máy khiến xe chạy không ngọt, sợ tắt máy muốn chết. Mà chết máy trên đường quốc lộ đầy xe lại thiếu nhà cửa này, nhất là giữa khi mưa bão mịt mù thì thật là thảm họa! Cái này tôi không dám nói chơi, mình lớn tuổi rồi mà bơ vơ với chiếc xe chết máy, thêm bà xã chịu lạnh giữa trời gió rét, trong lúc nhà cửa, chợ búa để nhờ sự giúp đỡ, thì cách xa hàng chục, thậm chí đôi ba chục km, thì chết đứng là cái chắc!
Nói thật tôi quá lo sợ! Đó là chưa kể sự cố xẹp bánh, không biết xãy ra lúc nào, nhất là đã bị 2 lần rồi. Cái này mới đáng sợ hơn. Chết máy vì bugi bị nước thì tháo ra, che chắn chùi khô, hoặc lấy cái bugi mới mua sơ cua thay vào, thì con Daehan chắc chắn nổ tiếp. Còn bị xẹp bánh giữa đường này thì ... trời ơi cứu con!
May mắn thay, cuối cùng 2 chúng tôi cũng an toàn tới thị xã Vĩnh Yên (tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc). Từ đây lên Thị trấn Tam Đảo còn 25km. Thấy 1 quán cà phê có tên đặc biệt, Book CaFe, thiết kế sang trọng, với những kệ sách gồm nhiều ngôn ngữ như Hàn, Nhật, Việt, Anh, chúng tôi ghé vào nghĩ mệt, gọi 2 Cappucino nóng cho ấm lại sau gần 100km dầm mưa.
Ngày 28-8-2018.
Bắc Ninh không phải là điểm chính trong hành trình dự kiến của chúng tôi, chỉ là nơi dừng chân để nghĩ qua đêm. Vì vậy sáng nay trước khi qua Tam Đảo, chúng tôi cũng phải vớt vát 1 điểm nào đó có tiếng ở tỉnh này.
Đền Bà Chúa Kho, cách khách sạn MD khoảng 4km, chúng tôi đi tới đó trong cơn mưa tầm tả. Ngay từ khi rẻ vào Đường Bà Chúa Kho, đã có 1 thanh niên "nón cối"chạy theo nói leo: ôi quí hóa, ông bà lớn tuổi mà từ miền Nam ra viếng Bà thật phúc đức... ông bà cứ chạy theo tôi là đến Đền... bà rất hiển linh, trời mưa thế này mà ông bà có lòng thì thật là quí...
Cuối cùng anh ta dẫn đến 1 cửa hàng bán vàng mã cúng lễ và giao cho nơi đó. Chúng tôi đã thấy tệ cúng này từ Huế, nhưng ra đến miền Bắc mới thấy "tầm vóc" của việc sản xuất, mua bán và sử dụng tiền, vàng, tài vật... âm phủ là lớn kinh hồn! Phải nói rằng một ngành sản xuất hàng hóa cõi âm rất phát đạt trên miền đất đã có thời là "vô thần" này.
Chúng tôi rất bất ngờ đến không kịp trở tay, bà xã phải mua một mâm lễ khoảng chừng trăm ngàn vào cúng. Tôi theo chân để chụp ảnh ghi lại một di tích mà bây giờ được khai thác lợi nhuận có tổ chức.
Bây giờ không phải ngày lễ chính, dù trời mưa nhưng vẫn có lai rai khách cúng vào Đền. Nhìn mâm lễ của họ, tôi cũng "mắc cở" giùm cho bà xã, giá trị phải hàng triệu đồng trở lên.
Tôi đành tự ngẫm theo hướng tích cực, tin bà Chúa Kho, rồi cố gắng làm ăn, tu tỉnh... có khi cũng phát tài, thay vì tin vào những điều viễn vông mà nợ nầng chồng chất! Và còn nữa, dẫu sao cũng có nhiều người nhờ Bà Chúa Kho mà kiếm được miếng ăn!
Chúng tôi trở về khách sạn, nay nịt hành lý, lên đường qua Tam Đảo.
(Còn tiếp)