31/5/2015
Với văn hóa “trọng nam khinh nữ”, “Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”, phụ nữ không đóng góp gì nhiều cho xã hội, mặc dầu có thông minh thiên tính như nam giới, hay hơn. Sự thông minh của phụ nữ không được phát triển đúng mức vì bậc cha mẹ không cho con gái học hành như con trai, vì xem con gái là ngoại tộc, đi làm dâu và phục vụ bên nhà chống. Xã hội cũng kỳ thị nữ giới, những trọng trách trong chính quyền, xã hội cũng dành cho nam giới. Cùng một công việc trong hảng xưởng lương của nữ giới cũng thấp hơn. Sự bất công, kỳ thị đó rất rõ rệt ở các xã hội có văn hóa khép kín như các dân tộc theo Hồi Giáo cực đoan, tương đối rộng mở chút ít ở các quốc gia có văn hóa Khổng giáo như Tàu, hay thời trung cỗ ở Tây Phương. Theo đà tiến hóa của văn hóa, phụ nữ dần dần giữ vai trò nhiều hơn trong xã hội và khoa học, mà trong quá khứ chỉ dành ưu tiên cho nam giới.
Theo thống kê về nữ khoa học trên thế giới (1)
- Trước thế kỹ 6: có 20 nữ khoa học gia, đa số là Hy Lạp, Ý, Ai cập (Hoa Kỳ thành lập vào thế kỷ 18) về y khoa, toán, vật lý, thiên văn, sinh học.
- Thế kỹ 12: 6 nữ khoa học gia.
- Thế kỹ 13: 1 nữ khoa học gia
- Thế kỹ 14: 9 nữ khoa học gia
- Thế kỹ 15: 2 nữ khoa học gia
- Thế kỹ 16: 6 nữ khoa học gia
- Thế kỹ 17: 18 nữ khoa học gia
- Thế kỹ 18: 53 nữ khoa học gia, trong số này có 1 Mỹ và 1 Tàu.
- Thế kỹ 19: 136 nữ khoa học gia, đa số là Mỹ, Anh, Đức và Âu châu khác
- Thế kỹ 20: 254 nữ khoa học gia.
Nữ khoa học gia ở thập niên đầu của thế kỹ 21
Vào những năm đầu của thế kỹ 21, tỉ số nữ sinh viên theo học Y khoa và tiến sĩ các ngành khoa học sinh học y khoa ở các đại học Mỹ và Anh là 50/50. Sinh viên nữ ở cấp Cữ nhân về Toán học, Vật lý cũng xấp xỉ 50/50, chỉ ngành vi tính và cơ khí là ít nữ sinh viên theo học. Phụ nữ càng ngày càng gia nhập vào đội ngũ khoa học gia như thấy sự gia tăng của nữ khoa học gia từ thế kỹ 16 đến nay, khi phụ nữ được giải phóng và bình đẳng với nam giới nhờ thay đổi tư duy của bậc cha mẹ, của văn hóa cởi mở trong xã hội về giáo dục và tuyển dụng nhân tài.
Kể từ khi có giải thưởng Nobel cách đây đúng 100 năm, trong thế kỹ 20 chỉ có 10 nữ khoa học gia được giải Nobel này. Tuy nhiên chỉ trong 10 năm đầu của thế kỹ 21, đến năm 2009 đã có 5 nữ khoa học gia được giải này.
Danh sách nữ khoa học gia đạt giãi Nobel về Khoa học
1. Marie Curie (7/11/1867 – 4/7/1934). Pháp gốc Ba Lan là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel, và cũng là người đầu tiên đoạt 2 lần, giải Nobel Vật lý năm 1903, và giải Nobel Hóa học năm 1911 về khám phá chất Radium và Polonium.
2. Irène Joliot-Curie (12/9/1897 - 17/3/1956), Pháp, cùng chồng là Jean –Frederic Joliot, cùng đoạt giải Nobel Hóa học năm 1935, do khám phá chất đồng vị phóng xạ mới
3. Gerty Cori (15/8/1896 - 20/10/1957), Hoa Kỳ, đoạt giải Nobel về Sinh Lý & Y học năm 1947, do khám phá hoạt động của glycogen.
4. Maria Goeppert Mayer (28/6/1906 - 20/2/1972), Hoa Kỳ, đoạt giải Nobel Vật Lý năm 1963, về thuyết cấu trúc nhân nguyên tử .
5. Dorothy Mary Crowfoot Hodgkin (12/5/1910 - 29/7/1994), Anh, đoạt giải Nobel Hóa học năm 1964, cấu trúc chất penicillin và Vitamine B12.
6. Rosalyn S. Yalow (19/7/1921 - 30/5/2011), Hoa Kỳ, đoạt giải Nobel Sinh Lý& Y học năm 1977, do phát triển phương pháp RIA (radioimmunoassay, xử dụng chất kháng thể để đo nồng độ antigens như hormone trong máu).
7. Barbara McClintock (16/6/1902 - 2/9/1992), Hoa Kỳ, đoạt giải Nobel Sinh Lý & Y học năm 1983, khám phá transposons trong di truyền.
8. Rita Levi-Montalcini (22/4/1909 – 30/12/2012), Ý, đoạt giải Nobel Sinh Lý & Y học năm 1986, khám phá hóa chất điều hòa sinh trưởng tế bào thần kinh.
9. Gertrude B. Elion (23/1/1918 – 21/2/1999), Hoa Kỳ, đoạt giải Nobel Sinh Lý & Y học năm 1988, phát minh nhiều loại thuốc mới chửa bịnh.
10. Christiane Nüsslein-Volhard (20/10/1942), Đức, đoạt giải Nobel Sinh Lý & Y học năm 1995, xác định genes kiểm soát sinh trưởng cơ thể.
11. Linda B. Buck (29/1/1947), Hoa Kỳ, đoạt giải Nobel Sinh Lý & Y học năm 2004, khám phá hoạt động hệ thống khứu giác (olfactory system).
12. Françoise Barré-Sinoussi (30/7/1947), Pháp, đoạt giải Nobel Sinh Lý & Y học năm 2008, khám phá virus phá hủy hệ miễn nhiễm.
13. Elizabeth H. Blackburn (26/11/1948), Hoa Kỳ, đồng giải Nobel Sinh Lý & Y học năm 2009 với Carol W. Greider, khám phá việc nhiễm thể được bảo vệ bởi telomeres và enzyme telomerase.
14. Carol W. Greider (15/4/1961), Hoa Kỳ, đồng giải Nobel Sinh Lý & Y học năm 2009 với Elizabeth H. Blackburn, khám phá việc nhiễm thể được bảo vệ bởi telomeres và enzyme telomerase.
15. Ada Yonath (22/6/1939), Israel, đoạt giải Nobel Hóa học năm 2009, nghiên cứu về cấu trúc và vai trò của ribosome.
Nữ khoa học gia Việt Nam hay gốc Việt
1. Nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh (sinh tại Sài Gòn) người Mỹ gốc Việt được giải thưởng "Dr. Arthur Bisson Award for Naval Technology Achievement" của Bộ Hải quân Hoa Kỳ năm 2000, "Award of Excellence for Public Service" bởi U.S. Pan Asian American Chamber of Commerce năm 2004, "Service to America Medal for National Security" (Huy chương phục vụ Quốc gia về an ninh) năm 2007, và Phó Bộ Trưởng Nội An Hoa Kỳ vinh danh là Công dân Hoa Kỳ Ngoại hạng năm 2008, vì nhờ đóng góp trong phát triển bom áp nhiệt (thermobaric bomb).
2. Giáo Sư Tiến sỉ Jane Luu (sinh năm 1963 tại Sài Gòn), người Mỹ gốc Việt, Giáo sư Harvard Univerity (1994), rồi MIT (Massachusetts Institute of Technology). Năm 2004 Jane Luu và David C. Jewitt (University of California at Los Angeles) khám phá có nước đá và ammonia hydrate trên hành tinh Quaoar trong vành đai Kuiper Belt. Đoạt giải Annie J. Cannon Award in Astronomy 1991, Shaw Prize in Astronomy 2012, Kavli Prize in Astrophysics 2012, và một hành tinh nhỏ mang tên “asteroid5430 Luu” để vinh danh do công khám phá.
3. Nữ tiến sĩ Trần Hà Liên Phương của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là người đầu tiên của Việt Nam đoạt được giải thưởng “Nhà khoa học trẻ tài năng thế giới” do Quỹ L’Oréal-UNESCO For Women in Science trao tặng ngày 15/3/2015 tại Paris vì đã có những phát hiện trong phương pháp điều trị ung thư.
Tài liệu tham khảo
4. http://www.vietnamplus.vn/lan-dau-tien-mot-nha-khoa-
hoc-nu-viet-nam-nhan-giai-cua-unesco/312842.vnp
Reading, 5/2015
Nguyễn Thị Kim-Thu