Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  => Thiên du ký sự
  => Ôi! Một đêm giao thừa
  => Chuyện Blao...
  => Phong tục Tết của người dân Nam Bộ xưa
  => Ngụ ngôn hiện đại
  => Sóc Trăng: Lễ hội cúng phước Biển 2015
  => Đi chợ cho vợ
  => Mùa xuân chạm ngõ quê tôi
  => Phẹc..
  => Những điều đọng lại...
  => Duyên nghiệp
  => Phú Quốc du ký
  => CHIA SẺ: AN GIANG XƯA VÀ NAY
  => Bài tập làm văn lớp Ba
  => Cổ tích xuân
  => Blao, chuyện của mình
  => Một đời người
  => Cái nhìn của nhà khoa học
  => Lý Quang Diệu
  => Blao chuyện của mình
  => Chuyến tham quan miền Tây
  => Về với bạn bè...
  => Chùa Candaransi mừng đón Tết
  => Điệu buồn trăm năm
  => Trồng rau mầm
  => Một chuyến Miền Tây
  => Bạn có thể đoán người qua facebook
  => Không biết nữa
  => Sông Ba
  => Người của bình minh một tình yêu
  => Dòng sông thời thơ mộng
  => Người bạn bốn màu
  => Lời xin lỗi muộn màng
  => Mục Ý Kiến
  => Chuyện Blao - Bài 5
  => Hội ngộ
  => Blao, chuyện của mình - số 5
  => Vì sao người Việt nóng tính ?
  => Nằm viện
  => Chuyện Blao...6 - Miếu ba cô
  => Kính nhớ về Thầy Nguyễn Thượng Hạng
  => Người bạn vừa quen
  => Về vùng đất tâm linh
  => Phụ nữ và Khoa học
  => Châu hườn hiệp phố
  => lễ hội Bà Chúa Xứ
  => Cám ơn bác sỉ
  => Singapore chào đón SEA games 682
  => Singapore chào đón SEA games
  => Phụ nữ lãnh đạo quốc gia trên thế giới
  => Chút tình cờ...
  => Chợ Bảo Lộc
  => Dấu xưa
  => Sự tiếc nuối muộn màng
  => Cuộc sống không internet
  => Duyên với chữ
  => Singapore chào tạm biệt
  => Về thăm phố núi Pleiku
  => Nhớ về những ngôi trường
  => Phụ nữ và Nobel Hòa Bình
  => Tưởng niệm người bạn văn- Đổ Trí
  => Những mùa trăng-Nguyễn thị Mây
  => Nhớ về những ngôi trường P2
  => Viết về NLS Pleiku
  => Làm Ba của người ta...
  => Nhớ về những ngôi trường (P3)
  => Thiệt là khổ
  => 3 người trưởng lớp
  => Bà cháu rùa biển
  => Nhớ về những ngôi
  => CHA VÀ CON-Trần văn Hảo- St
  => GS-TS Trần văn Khê
  => Thiệt là khổ- Bùi Tho
  => Nhớ về những ng
  => Nhớ về những..
  => Hạt ngọc tình đầu
  => Thầy Hiệu Trưởng
  => BLao, chuyện của
  => Tự tình trong bóng
  => Nhớ về những
  => Mùa cá bóng trứng
  => Đối đáp ngoại giao bằng thi văn
  => Nhớ về những ngôi trường P7
  => Bao giờ cho đến...
  => Nhớ về những ngôi.
  => Nơi giữ giùm tôi...
  => Hương vị Cần Thơ..
  => Những bàn chân
  => Chuyện tình buồn
  => Nhớ về ..
  => Nhớ về những...
  => Còn đâu nữa những tà áo dài
  => Nhà hoa trên phố
  => Bầu ơi...Bầu....
  => Thiệt là khổ..
  => Thôi nghĩ đi...
  => Chợ quê
  => Thiệt là ...
  => Niềm vui bất ngờ
  => Chim mồi ngày ấy
  => Hồi Ký (3) Thôi nghĩ...
  => Bạn biết gì về dầu dừa
  => Blao...Chuyện của mình...
  => Có một người Thầy..
  => Đôi mắt và cuộc sống
  => Thôi nghĩ đi là vừa..
  => Chốn bình yên...
  => Thôi nghĩ đi là vừa
  => Về : Một cây hoa
  => Hoạt động ngày hè cho học sinh tại Anh
  => Thua em xa
  => Lòng từ thiện của người Anh
  => Thôi nghĩ đi..
  => Du Lịch Hồ Inlay
  => Hảy làm đẹp quá khứ
  => Chuyện Blao ...10
  => Hội ngộ,
  => Chiếc Dép
  => Cũ và mới
  => Thôi nghĩ đi
  => Du Lịch hồ..
  => Ký ức về ngày tựu trường
  => Mưa Huế
  => Tản mạn vì yêu
  => Dư âm ngày họp..
  => Chuyến đi bất ngờ
  => Con gái công thần
  => Chuyến đi bất...
  => Thôi nghĩ đi ...
  => Sóc Trăng du ký
  => Trở lại Kalaw
  => Cá heo, bạn của người trên sóng nước
  => Chân dung gia đình....
  => Câu chuyện Tết ...
  => Từ nơi sân thượng
  => Hành trình xuyên Việt
  => Những mùa trăng
  => Thầm lặng tỏa hương
  => Những chuyện thần thoại về cá heo
  => Hành trình xuyên..
  => 24 giờ
  => Của để dành
  => Xử dụng cá heo trong hải quân
  => Hành trình xuyên Việt-P3
  => Tắm Trăng ở LaGi
  => BÙA
  => Hành Trình Xuyên Việt P4
  => Đêm Ấm tình người
  => truyện ngắn tình cãm
  => Hành trình xuyên ..
  => Lối mòn...
  => hành trình xuyên
  => Truyên ngắn:Thám tử tình
  => Hành trình xuyên Việt P7
  => Chục...mười mấy?
  => Hành Trình Xuyên Việt P8
  => Sai Gòn không anh?
  => Hành Trình khám phá...
  => Hành trình xuyên Việt P10
  => Hành trình xuyên Việt P9
  => Hai chuyến xe ôm
  => Hành trình Vương Quốc Cambodia
  => Hành trình xuyên Việt P11
  => Hành Trình xuyên Việt P12
  => Bí mật ngôi nhà ma
  => Một chuyện ma
  => Lịch sử con ma ở Prospect Park Reading
  => Chuyện con ma không đầu ở Lâu-Đài-Tháp London
  => Mái nhà xưa
  => Những môn thể thao do người Anh phát minh
  => Dòng Đời
  => BLao- Bức tranh vào đông
  => Một kiếp người...
  => Phát triển bền vững...
  => "NO"...
  => Thư gởi các con
  => Người Chăm tại Tây Ninh
  => Ngày nhà giáo của tôi...
  => Nhớ mãi lời Thầy..
  => 20 Tháng 11
  => Một chuyến về thăm...
  => Có một chặn đường
  => Kể chuyện về Cao Lãnh....
  => Ký ức về một người Thầy
  => Trái Trạng Sư...
  => Đôi dòng tâm sự
  => Thêm một loài cây mới....
  => Giới thiệu khóa 8...
  => Cái bánh tiêu
  => Chiếc áo Nâu Nông Lâm Súc
  => Trại hè đoàn Nông Gia tương lai...
  => Chùm gửi biển
  => Đi coi mắt tìm vợ cho con
  => Vinh danh Thầy Lê văn Ký..
  => Chuyện cũ kể lại
  => Đến hẹn lại lên
  => Chuyện giờ mới kể
  => Nhớ Thầy
  => Viết về một ngôi trường
  => Cuộc đòan viên các khóa
  => Lấy chồng lật đật.
  => Đẹp như chuyện cổ tích
  => Suối Nâu ...
  => Vì sao Chúa Hài Đồng
  => Tiếng chổi khuya
  => Câu chuyện mùa Giáng Sinh
  => Nó Tạ hoàng Trung
  => Blao,
  => Hai cái túi
  => Cây nhà lá vườn
  => Dư âm lắng đọng
  => Tản mạn hành trình xuyên Việt
  => Chuyện bây giờ mới kể
  => Bà Tráng
  => Chú Tư Ân
  => Chợ chồm hổm
  => Chiếc áo và món nợ...
  => Quyến rũ Vĩnh Hy
  => Miền Tây phiêu lưu ký (tập 1)
  => Trở lại
  => Thương tiếc một người em
  => Tết Nguyên Tiêu
  => Trở ại Kalaw
  => Miền Tây Phiêu Lưu ký 2
  => Chuyện có thật về một bài tình ca
  => Miền Tây phiêu lưu ký Tập 3
  => Dung nhan mùa Xuân
  => Một thời Blouse trắng
  => Trở lại Kalaw, chuyến đi bất ngờ
  => Người tốt luôn mang đến...
  => Màu xanh biến mất
  => Trở lại Kal
  => Bài viết đặc biẽt
  => Đường hoa đưa đến đường tình
  => Bánh nướng tam giác mạch
  => Chuyện bên lề
  => Trở lại Kalaw (tt)
  => Dì Tư Nhành
  => Bức thư tình 42 năm
  => Rét đậm-rét hại
  => Trở lại Kalaw..
  => Tự sự
  => Vô danh
  => Hội chứng "bấm bấm"
  => Trở lại Kalaw....
  => Hội chứng "bấm..bấm" (tt)
  => Phụ nữ Anh vượt đại dương
  => Trở
  => Tuong niem nguoi ban van
  => Những nữ phi công Anh...
  => Trở lại Kalaw tt
  => Chuyện của tôi và sương
  => Trở lại Kalaw..(tt)
  => Những phụ nữ Anh phi thường khác
  => Lược Trăng
  => Người gốc áo Nâu
  => Vĩnh biệt anh Nguyễn Văn Phước
  => Trở...
  => Liên khóa..
  => Ăn chay
  => Về đâu mùa hè
  => Chinh phục dòng sông
  => Tường thuật chuyến đi...
  => Ăn chay (tt)
  => Nam Du
  => Chim rời tổ mẹ
  => Hoa sen ngày ấy
  => Ngày của MẸ,
  => Hương ấm vườn xưa
  => Trong lòng tôi...
  => Nắng cuối ngày
  => Dư âm NLS Tây Nguyên
  => Một chuyến du Hàn (P1)
  => trở lại...
  => Sản xuất rau quả an toàn...
  => Một chuyến du Hàn P2
  => Trở lại kalaw...
  => Lời Ngõ
  => Chuyên giờ ...
  => Sản xuất rau...
  => Trở lại..
  => Hành trình về nhà cũ của chó
  => Banh? Có một trái...bóng!
  => Về một người Thầy
  => Theo gió hương bay
  => Một thời may mặc
  => Thầy Cô Huynh văn Công
  => (tt)
  => Buc thu tinh thu 18
  => Nỗi buồn tím ngắt
  => Thăm Organik Dalat
  => Chạy đàng trời
  => Trở .
  => Cha tôi
  => Ngày của Cha
  => Ba tôi
  => Thần tượng thời thơ ấu của tôi
  => Chuyện tình tự kể
  => Dọc đường quê hương
  => Sóng ầm ào quanh đây
  => Bàn luận về đá banh
  => Thư cảm..
  => Ngoại kiều
  => Chuyện tình tự kể P2
  => Chè Huỳnh Thị Ngà
  => Trở lại Ka
  => Chợ chiều
  => Mùa thi
  => Cù lao Ông Chưởng
  => chuyện tình
  => Trở.lại kalaw
  => Nhớ Ban Mê...
  => Chuyện giờ kể lại
  => Chuyện ..
  => Công chúa loa kèn
  => Trở..
  => Đường lên xứ Thượng
  => Khi tình yêu đến
  => Tổng quan nền nông nghiệp Hà Lan
  => Trở lại Kalw (tt)
  => Ao Bà om
  => Bức tường
  => Thảo cầm viên
  => Bàn tay của Mẹ
  => Trở lại Ka.
  => Lời chia sẻ ...
  => Trở lại Ka..
  => Mộng ca sĩ
  => Hồng môn yến
  => Cư Xá Hai Rua
  => Đi theo dòng chảy
  => Trình làng sau một chuyến đi
  => Anh tôi- và những...
  => Những chuyến xe đò...
  => Vaì kỷ niệm vui buồn
  => Trải nghiệm làm nông
  => Đáng sau cuộc chiến
  => Câu chuyện cảnh giác
  => Góc chia sẻ
  => Cuôc đời "chiến đấu" của tui
  => Họp mặt Ban Liên Lạc
  => Biệt thự chuông reo
  => Đoạn đường kỷ niệm
  => Câu chuyện về ...99 con gà
  => Tha La xòm đạo
  => Công bằng với khuyển
  => Chuyện BLao....
  => Sợi tình...Nông Lâm Súc
  => Điệu nhớ của những...
  => Mẹ còn nhớ hay đã quên
  => Hồi Ký: Hành trình đến
  => Gặp lại Yangon
  => Người bạn thời niên thiếu...
  => Tường trình kịch bản....
  => Hảy đến trường
  => Chiếc chõng tre
  => Khoảng cách
  => Chuyện Blao- Chuyện của mình
  => Nông Lâm Súc 2016
  => Xóm cụt
  => Gặp lại
  => Nông Lâm Súc 2016,
  => Thư gởi Cô Xinh
  => Blao chuyện của mùnh
  => Vòng đời
  => Gặp
  => Mộng và thực
  => Chiếc nôi
  => Đầu tư kiếp sau
  => Chuyện vui
  => Của để
  => Hồi ký
  => Duyên mệnh
  => Vô Cảm
  => Gia đình NN tham quan
  => Săn chim
  => Bangkok...
  => Chiều nắng vỡ
  => Những cánh chim dể thương
  => Hồi ký P2
  => NHảy Cò Cò
  => Xin cám ơn cuộc đời
  => Thăm lại trường cũ
  => Xe ôm
  => Về cội nguồn
  => Lời nguyện cầu của rừng
  => Lời nguyện
  => lời nguyện cầu...
  => Lời nguyện cầu
  => Đi thăm bạn...
  => Biến Chứng
  => Tưởng niệm bạn đồng môn
  => Con đường Cái Quan
  => Chuyện bây giờ
  => Hạt ngọc..
  => Hồi ký: cuộc lãng khóa...P3
  => Quán cơn xã hội
  => An Giang mùa nước
  => Ế...
  => Người học trò đạp xích lô
  => Tôi làm trưởng tộc
  => Năng lượng cho tương lai
  => An Giang mùa nước nồi (tt)
  => Dalal mù sương
  => Ngày tri ân Thầy Đặng Quan Điện
  => Tri ân Thầy Cô
  => Đến xứ lụa Tân Châu
  => Chuyện Blao...U Mọi
  => Chuyến đi kỷ niệm
  => Túi gạo mười ba lon
  => Ngày nhà giáo của tôi
  => Thăm Thầy, Cô
  => Liên hoan mừng ngày 20.11
  => Tưởng nhớ 9 năm...
  => Một thoáng Đài Loan
  => Cuộc lang thang lớn cuối năm
  => Silicon Valley Turkey Trot 2016
  => Cuộc hội ngộ bất ngờ
  => Tường niệm bạn Tuấn
  => Phong lưu thảo
  => Cái Bánh Tiêu- Đỗ Trí
  => Ngày 20 tháng 11 năm 2016
  => Những thay đỗi ở miền Tây
  => Họp mặt SP-SG Lan 4
  => Chuyện cây trà
  => Một thoáng Đai Loan (2)
  => Cuôc lang thang lớn (tt)
  => Tường trình họp mặt Liên khóa...
  => Tình áo nâu
  => Nắng phương Nam
  => Trình làng sau...1 chuyến đi
  => Rác kia mà biết nói năng...
  => Mùa giáng sinh:..
  => Rơi
  => Cuộc lang thang lớn ...
  => Họp mặt CĐ
  => Ngôi trường thời niên thiếu
  => Buổi họp mặt với...
  => Giáng Sinh nồng ấm
  => Bút Ký
  => Câu chuyện gạo lức...
  => Họp mặt NLS Cần Thơ
  => Tàn mạn NLN&NLS
  => Tường trình họp mặt LT-NLS
  => Cửa hàng từ thiện...
  => Đôi dòng về ân sư
  => Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ...
  => Tưởng nhớ GS Phạm Hoàng Hộ
  => Thầy tôi bây giờ
  => Dấu tích trường xưa
  => Lý do
  => Gặp lại bạn cũ
  => Quýt tiến vua Hương Cần
  => Chút tản mạn cuối xuân
  => Hãy còn Xuân
  => Giao lưu với liên trường...
  => Chiếc áo và món nợ Ân tình...
  => Người dân nông thôn
  => Cù lao Ông Chửơng....
  => Họp mặt NLS Bình Tuy
  => Dấu tích trường ...
  => Cù lao Giêng và....
  => Nha Trang phiêu lưu ký (P1)
  => Truyện ngắn: Nằm viện
  => Một thời Blouse trắng,,,
  => Người cha nuôi- P1
  => Cái biên nhận nhập học...
  => Bài viết đặc biệt...
  => Ban ăn chực- xuất hành
  => Trở lại chốn xưa
  => Tường trình họp lớp 69-70
  => Cầu Trắng- Cầu Đen
  => Lịch sử những dòng kinh...
  => Buồi họp mặt liên trường...
  => Tôi dạy học
  => Du lịch Nha Trang
  => Dấu tích...Văn phòng
  => Maldives, chuỗi ngọc...
  => Tỉnh An Giang với...
  => Dấu tích trường xưa -Bùi THo
  => Ngỡ ngàng
  => Dấu tích trường xưa-Giảng đường
  => Bạn tôi,Cô giáo dạy trẻ
  => Chuyện con Xí Muội
  => Ngỡ ngàn
  => Chùm bong bóng mùa xuân
  => Bức ảnh và người bạn
  => Tui đi Hàn
  => Chuyện về cây trái Tràm
  => Người cha nuôi P 2
  => Về đất Mũi theo đường...
  => Màu tím
  => Bi kịch chiến tranh...
  => Những con đường
  => Dậm dài về quê Ngoại
  => Yêu là gì?
  => Mùa hoa Phượng
  => Các lưu xá
  => 2 Kẻ lang thang khám phá nước Mỹ
  => Khoảnh khắc nhớ Tây Nguyên
  => Mãi mãi chỉ còn....
  => Hồng Kong phiêu lưu ký (P1)
  => Hong kong phiêu lưu ký
  => Câu lạc bộ: nhà ăn nhà bàn
  => 2 kẻ lang thang ...nước Mỹ
  => Tinh Bạn
  => Lời tri ân
  => Viết cho em-Khoảng Cách
  => Buổi họp mặt cùng...
  => Giấc mơ phượng vĩ
  => Chuyến giao lưu....
  => Bàn tay vàng
  => Nhật Bản không chỉ có...
  => 2 Kẻ lang thang....
  => Ôn cố tri tân
  => Người ven sông
  => Nhựt Bản không chỉ...
  => 2 kẻ lang thang...
  => Kỷ niệm họp mặt liên trường..
  => Tâm tình NLS
  => Người cha nuôi P3
  => Dốc vắng
  => Nhựt Bản không ..
  => Trở lại chốn xưa...
  => 2 kẻ lang thang khám phá....
  => Tây Bắc phiêu lưu ký P1
  => Bâng khuâng hoa tắng
  => 2 kẻ lang thang khám phá...
  => Tháng 5- Phượng &...
  => Về cây phượng vàng
  => Tây Bắc phiêu lưu ký ,,P2
  => Bên nhánh sông chiều
  => Thư gời người Bạn....
  => Tây Bắc phiêu lưu ký-P3
  => Con gái 3 miền
  => Phiền
  => Kỉ niệm dạy học...
  => Một ngày họp mặt...
  => vài phút tâm tình....
  => Thư gởi người bạn đi đã xa
  => Tây Bắc phiêu lưu ký ..P4
  => ấn tượng Đồng Tháp
  => 2 kẻ lang thang khám phá..(tt).
  => Truyện ngắn:-Tình Cha
  => Cảm xúc về "Ngày của Cha"
  => Bút ký: Tình Bạn
  => Tường thuật Ngày họp...
  => Nghị lực và nghịch cảnh
  => Tự Truyện
  => 2 kẻ lang thang khám ...
  => Chim báo tin
  => Tình Grab
  => Đám cưới...ngày vui
  => Phiên họp thường kỳ...
  => Buổi sáng tản mạn....
  => Chuyện chó trung thành....
  => 2 kẻ lang thang..tt
  => Title of your new page
  => Tường trình phiên họp định kỳ...
  => Ký Sự đi Tây tập 1
  => Ký sự đi Tây...Tập 2
  => Người cha nuôi P4
  => Cây Râm Mát
  => Hương cây đinh
  => Đảo Nhím: Hòn ngọc quý...
  => 2 kẻ lang thang khám phá...(tt)
  => Kỷ niệm quy nhơn
  => Xuôi theo dòng đời
  => Giờ văn miệng
  => Ký sự : Đi Tây T3
  => Khi ta cần có nhau
  => Ký sự đi Tây-T6
  => Tôi là người VN
  => Tháng 5,Phượng và những...
  => Ông lão về hưu
  => Ký sự đi Tây T. 7
  => Giáo dục, không thể....
  => Sự tích 2 tượng đài
  => Du lịch Holland bằng xe đạp
  => Con gái thường hay cười
  => Người Cha nuôi-P5
  => 2 kẻ lang thang khám phá ...(tt)
  => Kỷ niệm Qui Nhơn
  => Hôm nay là ngày lễ Vu Lan
  => Ngày xưa, Hoa bất hạnh
  => 2 kẻ lang thang khám phá,....
  => Dễ chịu trên đường
  => Một lần duy nhất
  => Bông Hồng cài áo....
  => Truyện ngắn: Hạnh Phúc
  => Một lầm lỗi ngọt ngào
  => Kỷ niệm một chuyến đi
  => Thêm một mùa đông
  => Những nhánh hoa đã mất
  => Quê hương ...ngày đó
  => Đại Ca
  => Sống chậm
  => Người cha nuôi...P6
  => Mạn đàm về chiếc xe đạp
  => Đừng là cái bóng
  => Có một Pleiku dịu dàng
  => Nhớ về một người Thầy
  => Giả
  => Phố xưa thưa người
  => Lời tỏ tình rất vội
  => Tui làm thợ vá "xe đụp"
  => Có những ngôi nhà
  => Của để dành- Đỗ Trí
  => Rác
  => Đêm Trung Thu xóm nghèo
  => Chuyện cúng giỗ
  => Ngày Xưa, Sài Gòn đã có
  => Hội Ngộ (BM)
  => Chuyện cúng giỗ (P1)
  => Người cha nuôi P7
  => Chuyến thăm GS Lê văn Ký
  => Thầm lặng tỏa hương- NT Mây
  => Chuyện cây thông lịch sử
  => 2 kẻ lang thang -MongP.Minh
  => Những cơn mưa cuối mùa
  => Quà sinh nhựt cho Mẹ
  => Cây thông nhà số 11
  => Chuyện bây giờ mới kề (P.H)
  => Cô Tím của tôi
  => Gọi tên kiểu..
  => 2 kẻ lang thang khám phá...MPM
  => Ngày xưa chuyện khó quên
  => Vui ngày gặp lại bạn cũ
  => Ngày nhà giáo của tôi- Bùi Tho
  => Nhớ về Thầy Trần Thiện Chu
  => Ký ức về một người thầy- Nguyen thi May
  => Kính nhớ về Thầy (PH)
  => Có một người thầy (BT Lợi)
  => Nhớ Thầy (TH Trung)
  => Tưởng niệm về nhà giáo...(NH Trí)
  => Nhớ ơn Thầy Phạm hoàng Hộ
  => Chủ đề' Tôn sư trọng đạo
  => Đời phiêu bạt...
  => Danh (Nổ)
  => Gia tài
  => Đời phiêu bạt (tập 2)
  => Cảm nghĩ ngày giỗ Thầy
  => Họp mặt lần thứ 5 CĐSPNLS
  => Đôi nét về trường NLS Pleiku
  => Khổ cái thân...mập
  => Đời phiêu bạt (tập 3)
  => Giai điệu nhớ
  => Tản mạn về hoa...
  => Kể chuyện: Chuyện ma
  => Chuyện bây giờ...
  => Tình áo nâu-(Đỗ Trí)
  => Chuyện giờ mới kể-(Ta Trung)
  => Quà tặng
  => Chào mừng con đến...
  => Đời Anh ra sao...
  => Chuyện bây giờ mới kể (BT)
  => Ngã ba cầu Xéo
  => Loanh quanh...
  => Trở lại giảng đường xưa
  => Đầu xuân nhớ bạn
  => Năm nay Cây Mùa Xuân...
  => Rau cải trời...
  => Họp mặt Nông Lâm súc 23
  => Kính nhớ về Cô
  => Chuyện bây giờ...P5
  => Chuyện bây giờ ...P6
  => Con gái công thần-(NT Mây)
  => Rất lạnh
  => Mùa Xuân chạm ngõ quê tôi ( Mây)
  => Mảnh hồn quê...
  => Bản truyên ngôn độc lập nước Mỹ
  => Kỷ niện với Vương Thế Đức
  => Chuyện bây giờ mới kể..P7
  => Tản mạn hành trình ...(Đỗ Trí)
  => cảm xúc từ một trận bóng
  => Chuyện bây giờ...P8
  => Tại sao người Việt ...(Ngân)
  => Chuẩn bị...chờ nghỉ hưu
  => cũng có một thời....
  => Mùa hoa đã về
  => Chuyện bây giờ mới kể P9 & P10
  => Con ma ở gốc cây mù u
  => Rắc rối ngày Xuân
  => Chuyện con chó cứu chủ
  => Dư âm ngày Tết
  => Vấn vương hoài niệm
  => Thiêu thân đêm trừ tịch
  => Chiếc chõng tre (LX Sang)
  => Stephen Hawking từ trần
  => Thư gởi người bạn ân nhân (HVC)
  => Giấc mơ Anh
  => Nỗi lòng người vợ...
  => Giấc mơ Anh (tt)
  => Những món nợ ân tìǹh - Cồn Sơn và tôi
  => Ấn tượng Đồng Tháp (NT Mây)
  => Tản mạn về nhạc sến
  => Giấc mơ "Anh" (tt)
  => Tuổi ấu thơ của tôi (2018)
  => Bên đường lá úa
  => Quá khứ không thể lãng quên
  => Chuyến đi San Diego 2018
  => Giấc mơ Anh (phần kết)
  => Vài kỷ niệm vui buồn (HVC)
  => Bài phát biểu ngày họp mặt....
  => Họp lớp Mục Súc 69-70
  => Bông hồng cài áo
  => chuyện lạ ở Dalat
  => Bao giờ cho đến tháng giêng
  => Thư anh Khấu Hoàng Tiến
  => Một thời xa xưa
  => Phải chi tôi thích con gái...
  => Giồng Riềng (Kiên Giang)
  => Một thời lang thang 2
  => Saigon ấm những cơn mưa
  => Về thăm mái trường xưa
  => Nhân ngày lễ Cha...
  => Oregon, nhớ nhiều
  => Mẹ tôi ( Trịnh Đình Nam)
  => Nhịp cầu nối những bờ vui
  => Nắng cuối ngày (NT Mây)
  => Tìm chút tĩnh tại....
  => Hành trình xuyên Việt ( P2)
  => Hành trình xuyên Việt (tt)
  => Còn có Mẹ là....
  => Hành trình xuyên...
  => Chiếc nôi ( Mây)
  => Cố nhân...
  => Truyện ngắn -Nắng cuối ngày
  => Hành trình xuyên Việt (tt) Mong Phước Minh
  => Khi tình yêu đến (Mây)
  => Tự truyện: "Bàng môn tả đạo"
  => Mẹ và con trai
  => Phượt Lão rong chơi
  => Nỗi buồn nhan sắc
  => Phượt Lão Mong Phước Minh (tt)
  => Ký sự Phượt Lão Mong Phước Minh (tt)
  => Ký sự Phóng sự Phượt lão Mong Phước Minh
  => Ngậm tăm
  => Thầy giáo ngày xưa
  => Ký sự-Phóng sự Phượt Lão Mong Phước Minh(tt)
  => Chuyện tầm phào (tt)
  => Ngậm ngùi nỗi nhớ
  => Phóng sự: Phượt Lão MPM (tt)
  => Thằng "Khu" của Ngoại....
  => "Cồn Sơn" Lần đầu đặt chân..
  => Phượt lão tham dự lễ khai mạc TDDS
  => Người thắp lửa
  => Phượt Lão MPM:Phút thư giản
  => Phượt Lão MPM; Lên đường...
  => Hoa sen ngày ấy ( NTM)
  => Phưỡt Lão- Hành trình đến Yên Tử-Tam Đảo
  => Hãy đến trường (NT Mây)
  => Nguyen Trung Quân-Tường trình
  => Phượt Lão: Quay về Hà Nội- Xuôi Nam
  => Chớm Thu
  => Ký ức về ngày tự trường (NTK Thu)
  => Những người thích hoài cổ
  => Câu chuyện ngày chủ nhật
  => Phượt Lão MPM:Cuộc rong chơi chưa kết thúc
  => Nơi bắt đầu một tình yêu
  => Đêm Trung Thu xóm...(NTM)
  => Đèn lá
  => Thác Đam Rông
  => Đêm gặp lại....
  => Tôi được làm trưởng...
  => Đà Nẳng du ký P1
  => Nhìn lại cuộc đời
  => Phóng sự: thăm viếng bác Hai...
  => Bông lúa cúi đầu
  => Thư cảm tạ ( Bác Hai Giáp)
  => Mái đình xưa
  => Xanh màu lá nhớ
  => Ký ức không ngủ yên
  => Kỷ niệm 50 năm NLS...
  => Bức ảnh và sự vô thường
  => Gả đầu Bạc
  => Hành trình về đất Phật
  => Mạn xã hội: đôi bờ ảo và thật
  => Tìm về quá khứ
  => Về Đồng Nhân Học Hiệu
  => Bông lúa Long Xuyên
  => Hành trình về đất Phật (tt)
  => Nhớ mãi lời Thầy ( Mây)
  => Lời tri ân muộn màng
  => Thầy Hiệu trưởng. . .
  => Thăm Thầy Cô
  => Tình thầy & trò
  => Một thời đáng nhớ
  => Rộn ràng niềm vui.ngày chủ nhật
  => Đêm tỉnh thức với. . .
  => Chuyện cuối năm...
  => Chuyện cuối năm...giờ mới nói
  => Dự giổ thầy Ký
  => Một thoáng bảo lộc
  => Lớp học gốc me
  => Về thăm ngôi nhà. . . .
  => Thú tội
  => Những niềm vui hội ngộ
  => Cánh chim không mỏi (Mây thi Nguyen)
  => Trang trại nhà cổ Phước Minh
  => Nhớ,
  => Du lịch Myanmar- hành trình.. .
  => Thèm nắng xuân xưa
  => Viết cho người đã khuất
  => Câu chuyện đầu năm
  => Lễ hội văn hóa thổ cẩm...
  => Đôi nét về họp mặt....
  => Vợ chồng tôi đi học. . .
  => Đêm giao lưu văn hóa...
  => Vợ chồng tôi đi học Thiền. . .
  => Nhớ mùa gió chướng
  => Lễ xuất trường
  => Nông Lâm Mục
  => Giấc mơ sum vầy
  => Về cồn Thới Sơn. ..
  => 55 Năm (1964-2019)
  => Đón Xuân Mới, nhớ trường cũ
  => Mùa xuân chạm ngõ (NT Mây)
  => Tình cảm nào?.. .
  => Một lỗi lầm. . .
  => Tản mạn về bài thơ. . .
  => Đón xuân nầy nhớ xuân xưa
  => Một chuyến du Xuân
  => Tình thầy, trò
  => Ngắt lá mai
  => Viết ngắn:- Rắc rối ngày xuân
  => Ăn Tết ngày xưa. ..
  => Buồn vui theo những....
  => Còn đó chút hồng phai
  => Chuyện mất, chuyện còn
  => Phong tục Tết ..
  => Tiếng đàn năm củ
  => Một thoáng ngày thầy thuốc
  => Truyện ngắn: Ở Xa
  => Ngày trở lại Đalạt
  => Ngày Quốc tế Phụ Nữ. . .(Tra My)
  => Cầu nối tình yêu
  => Một thời Phượng tím
  => Rét đậm- Rét hại
  => Quên
  => Tường thuật: Họp lớp 69-70
  => Bụi phấn bui đời
  => Chuyen tình bến sông
  => Tui khám mắt
  => Bất ngờ rong chơi Phnompenh
  => Cuộc viếng thăm muộn màng
  => Chim mồi Thần chết
  => Thăm thác D Ray Say. . .
  => Về thăm Bản Đôn
  => Hành lang nội trú
  => Công việc hàng ngày. .. .
  => Sao băng cuối trời
  => Cư Xá Hai Rua ( Nguyễn văn Hiền)
  => Bức thư tình ông Tây. ..
  => Viếng thăm bảo tàng. . .
  => Trạm cuối cuộc đời
  => Còn chút gì để nhớ...
  => Đám giổ
  => Dòng Sông Trẹm
  => Duyên ( T Đ Nam )
  => Miền Tây phiêu . . .
  => Những kỷ niệm
  => Miền Tây Dy Ký
  => Miền Tây du ký (P2b)
  => Miền Tây du ký P3
  => Du Lịch Costa Rica. . .
  => Miền Tây du ký (P4)
  => Nhớ lắm những dòng kênh
  => Chiếc chỏng tre (LXS)
  => Đảo Nhím. . .
  => Món quà bất ngờ
  => Châu Đốc mùa lễ hội
  => Tháng 5-Phượng & Những . . .
  => Học trò khó
  => vườn mai cổ tích
  => Đi tìm huyền thoại. . .
  => Tản mạn Hoài niệm 60. . .
  => Cảm xúc về ngày của cha. . .
  => Phà Vàm Cống đóng cổng. . .
  => Hảy đến trường (NTM)
  => Bến phà Vàm Cống. . .
  => Nhớ trường xưa (Thanh Dang Ngoc)
  => Về miền Tây. . .
  => Những đoạn "Hồi". . . .
  => Dọc đường gió bụi
  => Nhật ký du lịch Vinpeart. . .
  => Dọc đường gió bụi (tt)
  => Thưở ấy. . . .
  => Tui đi khám cặp. . .
  => Dọc đường gió bụi (tt) "quái vật"
  => Vũ khí nước
  => Nhật ký hôm qua . . .
  => Đôi điều lắng động. . .
  => Những con đường hoa. . .
  => Vài kỷ niệm vui buồn (Huỳnh văn Công)
  => Trò chuyện cùng. . .
  => Ân tình thiên thu
  => Một cõi đi về (Bùi thị Lợi)
  => Viết cho ngày. . (PTTT)
  => Những nét đẹp. . . .
  => Nhớ Mùa Xuân năm ấy
  => Dường như mùa xuân đến sớm
  => Bút ký tạp lục
  => Đường hoa Nguyễn Huệ
  => Thương tiếc anh Phạm Lục Hòa
  => Năm chuột dạy đời
  => Thì thầm trong nôi
  => Hoa Hoàng Đầu Ấn
  => Virus mọc ở đâu ra
  => Một lời xin lỗi
  => Nỗi buồn
  => Ma da
  => Đường về quê
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Thằng "Khu" của Ngoại....
21/8/2018

 

Thằng "Khu" của ngoại đã đi xa 


                - Lê Xuân Sang -                

 Truyện ngắn:   

"THẰNG "KHU" CỦA NGOẠI ĐÃ ĐI XA ".

       "Chú Tư riêng tặng cho Chanh Le nha."

    Kể từ khi nhận biết được mọi sự việc trên cái cõi đời ô trọc nầy thì tui chẳng biết bà ngoại tui tròn méo ra sao.Chỉ nghe kể rằng hồi xa xưa lắm,lúc má tui được 4,5 tuổi gì đó thì bà ngoại tui “tạ từ trong đêm”! bỏ lại ông ngoại trẻ gà trống nuôi con.

    Nghĩ cũng lạ . Thời đó mà thanh niên cỡ ngoại tui lại chấp nhận ở giá thì cũng đáng cho vào guiness. Thường thì người ta nói đàn bà giá dễ nghe hơn ,chứ ….đàn ông giá nghe ít có lọt cái lỗ tai.

   Quê ngoại tui thuộc xã Bình Long ,thôn Bình Quới,Quận Tân Phú ( tỉnh Biên Hòa ,nay là Đồng Nai). Là vùng quê thuần nông. Từ đường cái quan đất đỏ tẻ vào nhà ngoại khoảng 300 mét.Đó là con đường mòn do người và xe bò đi mãi mà thành. Nói tiếng là nhà ngoại,quê ngoại nhưng thật ra đó là nhà của ….ông sáu ( em của ông ngoại.Ông ngoại thứ tư ) . Nhắc lại,từ khi tui nhận thức được mọi chuyện thì chỉ thấy ông ngoại sống chung với gia đình ông sáu.

   Thôi thì ,vợ chết rồi anh về sống với vợ chồng em cho vui cửa vui nhà .

   Thế rồi thời gian thắm thoát thoi đưa, hai đứa con gái bé bỏng của ngoại giờ lớn phổng phao. Lần lượt ngoại lo yên bề gia thất cho hai đứa,còn mình thì vẫn vò võ năm canh, ca bài “Dạ cỗ hoài thê” .

   Hai đứa con của ngoại,cô lớn (dì hai của tui) gả cho anh hàng xóm,sau nầy chuyển lên Sài gòn sinh sống ,còn cô nhỏ chính là ….má của tui!

   Ba tui cũng là trai làng ở bên cạnh : Bình Ninh. Sau nầy ba má tui chuyển về xã Bình Trước ,quận Đức Tu, gần chợ Biên hòa .

   Thiệt đúng là….nuôi con gái như nuôi lele vịt trời,lớn lên nó bay hết trơn hết trọi,bỏ lại ông già mồ côi vợ ở quê năm canh vò võ!
Hồi đó anh em tụi tui rất thích về quê. Chỉ mong hè về là được ba má cho “tự do đi bụi” ở quê mấy tuần lể.

    Nói thiệt,ở quê thích lắm các bạn ơi. Sáng bảnh mắt thức dậy là anh em tui đã nghe văng vẳng ngoài đồng tiếng “thá.ví” của ông sáu và của ngoại.Không biết hai ông thức hồi nào,chắc từ sớm lắm. Tui hỏi,sao thức làm chi sớm vậy ngoại? Ngoại nói tranh thủ làm sớm để sợ trưa nắng,bò mệt. 

   Nói về điều khiển chiếc cày cũng phải có “nghề” đó nha.Khi muốn rẽ bên trái,ngoại hô “thá”,đồng thời kéo hơi thẳng dây của con bò (hoặc trâu ) bên trái là hai con bò “nghe lời” quẹo trái liền . và nếu muốn rẽ phải thì làm động tác ngược lại, đồng thời hô “ví”. Sở dĩ có như vậy là vì lúc ngoại giật căng dây con bên trái,phản ứng tự nhiên là nó khựng lại và chậm bước,trong khi con kia vẫn bước đều,và tất yếu,cả bò,cày đều rẽ trái.

   Sau nầy khi xem tài liệu khoa học,tui thấy mấy nhà phát minh ra máy cày bánh xích hoặc xe tăng đều sử dụng nguyên tắc nầy. Khi muốn quẹo trái,họ đạp thắng bên trái cho hệ thống bánh xích bên trái ngừng chạy,trong khi bánh xích bên phải vẫn lăn.Thế là chiếc xe từ từ rẽ trái và muốn quẹo phải thì làm ngược lại. Ngẫm nghĩ lại tui phục mấy ông nông dân VN mình quá,nhưng chỉ ở giai đoạn …điều khiển trâu bò mà thôi. Hic!( cái nầy là tui nói về nông dân của mấy chục năm về trước,chứ bây giờ tiến bộ rất nhiều rồi ). Các bạn thấy chưa,ở chợ làm gì mà thấy cảnh nầy ? Còn nữa,sát bên nhà ông Sáu là cái sân lãng ,mỗi bề dài độ 20 mét .Đó là nơi để ông Che .Sân lãng có thể gọi nôm na là nhà ,có mái che đàng hoàng(nhưng không có vách ) để tránh mưa nắng khi người ta quây quần làm việc ở đó. Sân lãng của ông sáu rất kiên cố và to lớn. Tui nhớ lúc nhỏ 2 anh em tui vòng tay ôm cây cột không giáp.

   Ngày thường,khi trâu bò làm việc xong ông ngoại và ông sáu dẫn nó vào trong sân lãng nầy nghỉ ngơi .Đây cũng là nơi làm việc của nó khi tới mùa mía đường.

   Nhắc lại,phần trên tui có đề cặp tới “ông Che”. Vậy ông Che là gì?Tui nghĩ ,nếu các bạn thuộc thế hệ 5x hoặc 6x trở về trước thì may ra còn thấy ông Che,còn các bạn sau này ,do “công nghiệp hóa,hiện đại hóa” nên không còn dịp để thấy ông Che nữa rồi.

   Ông Che, đó là “máy ép mía” của những làng quê VN vào những năm 60 của thế kỷ 20 trở về trước.Ở quê người ta rất kính trọng Che và gọi là ông ,(cũng như gọi cọp là ông Ba Mươi vậy)chắc người ta mong muốn “ông” giúp cho vụ mùa tốt đẹp và trong lúc làm việc được suông sẻ,không có xảy ra tai nạn . Che gồm ba trục đứng bằng gỗ tốt được đặt giữa sân lãng.Trên mỗi trục người ta làm nổi những cục u với mục đích cho có sự liên kết nhau. Khi trục giữa quay thì nó khiến cho 2 trục ngoài quay theo .Còn phần dưới trục không có mấy cục u ,mà người ta làm phẳng và bọc tôle . Phần nầy để đút mía vào ép . Khi bắt đầu việc ép mía,người ta mắc trâu (hoặc bò) vào cây đòn nối với trục giữa. Con trâu cứ chậm rãi đi vòng vòng ông Che là nó bắt cổ “máy” bắt đầu chuyển động. Trong khi đó,người ta từ từ đút mía vào phần dưới của trục che. Nước mía được ép chảy xuống thùng chứa bên dưới.Các bạn cứ nghĩ nguyên tắc nó giống xe nước mía ép ở chợ,nhưng thay vì xe nước mía trục nằm ngang,còn ông Che trục đứng.

Đó là giai đoạn ép lấy nước mía,bây giờ tới giai đoạn nấu lấy mật đường.

   Sau khi mía được ép ,nước mía chảy vào thùng chứa bên dưới.Từ đó người ta múc cho vào chảo nấu đường thiệt lớn,sôi sùng sục. Một lúc sau nước mía trở thành….nước đường và ngày càng sền sệt,đặc quánh.

   Bây giờ tới giai đoạn tồn trử. Có hai cách,hoặc là người ta rót mật đường vào khạp da bò nhỏ khoảng 5 lít,hoặc rót vào từng khuôn nhỏ hình móng trâu ,gọi là đường tán (bởi vậy có thành ngữ : “tiêu tán thòn” là vậy ) . Khuôn đường tán là thanh tre vót mỏng rồi được uốn cong lại thành hình bầu dục,nhưng có gù ở giữa nên khi mật đường đặc lại thì nó giống như hình móng trâu in trên đất vậy.

   Nhìn chung, lúc làm mía đường rất vui, vì qui tụ gần như bà con trong xóm khi lò đường nổi lửa. Người nào việc nấy. Người chụm lò,người ép mía,người đổ đường vào khuôn. Chuyện trò rôm rã. Chỉ tội nghiệp con trâu không biết nói,cứ lầm lũi bước đi vòng tròn ….

   Nói về con trâu, anh em tụi tui cũng rất khoái ( Nói anh em là tui với anh ba của tui ; tui thứ tư trong gia đình ) . Hai anh em thường xin ông ngoại cho được cưởi trâu. Xem phim cao bồi cưởi ngựa thấy oai quá mà ở quê mình đâu có ngựa ! thôi thì cưởi trâu vậy .hihi. Nhớ lần đầu tiên được cưởi trâu,anh em tui khoái chí.

   “Ai bảo chăn trâu là khổ,chăn trâu sướng thấy …tía! Ngồi lưng trâu , ta sờ mông trâu,rồi ta nắm đuôi trâu,…Haha” anh em tui hát vang trời.Nhưng bữa hôm sau mới…biết đá biết vàng. Hai cái mông đít anh em tui …..đỏ như đít khỉ và rát không thể tưởng! vì bị mấy cái lông ở lưng trâu xuyên qua quần đùi . Huhu .Thế là:

“ Ai bảo chăn chăn trâu là sướng ? chăn trâu đau đít thấy tía !”,

Nói về “tư trang” của ngoại, tui để ý 2 cái “Xi” ,đó là xi nhông và xi móc. 

   Xi nhông phát âm dựa vào tiếng Pháp là signon,tức là cái đầu tóc củ tỏi của ngoại .còn xi móc thì tui không biết phát âm từ tiếng gì nữa,chắc là smoke chăng? Nghĩ cũng phục lăn,ngoại là đản ông mà bới đầu siêu lắm nhe ,30 giây là xong. Điệu nghệ!Lại còn cắm giữa cái “củ tỏi” đó 1 cây móc tai cho…. sành điệu. Hahaha.

   Nói về cái Xi móc, các bạn có biết là cái gì không? Đó là cái túi da nhỏ,bên trong đựng nhúm thuốc rê ,một cuộn giấy quyến và…một cái hộp quẹt . Cái bộ “tam xên” đó là vật bất ly thân của ngoại,một tấc không đi,một ly không rời,ngoại trừ lúc ngoại ….đi tắm ! Hahaha. Cái hộp quẹt hiệu “bóc lăn se ông già le lưỡi liếm” bây giờ thuộc loại hàng hiếm.Hình như hiện nay không còn tìm ra bóng dáng của nó trên cuộc đời nầy. Nó đã “làm nên lịch sử” cách nay vài chục năm.

    Đó là cái hộp quẹt bằng nhôm nhỏ,dẹp. tim làm bằng bông gòn se lại và sử dụng nhiên liệu là …dầu hôi! Vậy mà bén lửa thiệt nhạy mới ác chứ .Chỉ cần soẹt 1 cái là cháy ngay.Bởi vậy mấy ông già mới khoái. Chả bù sau nầy có hộp quẹt diêm hay bị hút ẩm xài nửa bỏ nửa ,rồi hộp quẹt gas,quẹt chưa hết gas văng bánh xe đá ,rồi zippo phải xài xăng xịn,rất tốn kém , ông ngoại tui ca bài : “Ta về ta tắm ao ta,dù trong dù đục cũng là …cái ao”.

   Phàm, ở đời cái gì nó cũng có nhân quả . Nếu không có bộ “đồ nghề” xi móc của ngoại thì đâu có mấy “cái đuôi thằn lằn” ở trên cột nhà? Đó là phần cuối của điếu thuốc rê ngoại dán lên cột bằng …nước miếng.

   Lần đầu tiên về quê,thấy mấy cái “đuôi thằn lằn” dán đầy trên cột gỗ ở hàng ba nhà ,tui đâm ra thắc mắc : - Dán mấy cái đó chi vậy ngoại ? 

   Ngoại đáp:- thì lúc nào ghiền mà chưa kịp đi chợ mua thuốc thì lấy 2,3 điếu dồn lại 1 điếu hút đỡ ghiền chớ chi.

   Tui vổ tay khen hay, và nói :- ngoại hay quá ta. Ngoại có 2 cái “xi”,là xi nhông và xi móc mà con hõng có .

- Sao hõng có ? mầy cũng có 1 cái “xi” vậy.

- Xi gì vậy ngoại?

- Thì… xi đái chứ gì. Hồi nhỏ ngoại xi đái 2 anh em bây hoài chứ ai .

- Haha,thiệt hả ngoại? Hồi nhỏ xíu con đâu có nhớ. Thôi vậy huề nha ngoại.

- Ừa.
x x x
   Nhớ lại, khu vực ngoại ở là toàn bà con dòng họ của tui. Tuy nhiên,từ nhà nầy tới nhà kia phải vượt qua nhiều cánh đồng,đi rã cặp giò. Lại thêm khu rừng chồi hoang dã chỉ cách nhà ngoại chừng 300 mét. Từ nhà ngoại,ủa lộn nhà ông sáu đã nghe tiếng chim kêu,vượn hú inh ỏi ( thời gian từ 1955 – đến 1965 ) . Anh em tui mê nhứt là được theo cậu tư ( con ông sáu) dẫn vào rừng bắt chim,bắt sóc về nuôi chơi. Rồi tới mùa sấu vào rừng hái sấu. Đó là loại cây rừng cao,to .Trái hơi giống trái măng cụt nhưng màu hồng nhạt và có lông mịn.Khi dùng dao bổ ra thì bên trong có nhiều múi giống múi măng cụt nhưng vị chua ,ngon. Rồi đi bẻ trái ô môi.Đó là trái dài khoảng 60-80 cm như cây gậy , màu đen. Muốn ăn,ta dùng dao róc 2 bên “cây gậy” đó rồi lấy ra từng miếng mỏng,trông giống như đồng xu,màu đen. Ô môi có vị chát , ăn không hấp dẩn lắm.Rồi đi lượm trái ươi.Tới mùa nó rụng đầy gốc cây,tha hồ mà lượm. Rồi lội ruộng bắt cua,bắt cá,bắt ốc bưu con bự tổ chảng .Vui lắm.

   Nói về đặc tính vùng miền thì ngoại tui không lẫn với chỗ nào khác. Cách phát âm của ngoại, đặc biệt là ngoại không nói được chữ TH mà thay bằng KH. Thí dụ : thịt thì nói là khịt, tối thui =tối khui, than thở = khan khở ,Xuân hạ thu đông = Xuân hạ khu đông. …. Còn ƯƠI thì bỏ mất khúc đuôi mà thành Ư hoặc Ơ.Thí dụ : trái bưởi = trái bử , con bướm = con bớm.

   Vì vậy,nếu vô tình khi tiếp xúc với người nào có cách phát âm như vậy thì “chém chết” cũng là dân Biên hòa, ở miệt Tân Uyên,Tân phú,Trị an..( Tuy nhiên hiện nay,do điều kiện di dân làm ăn của cả nước,,sự đặc thù của vùng miền dần bị phai nhạt và hòa tan,chắc ta cũng khó nhận ra ,tiếc thay!).Nhớ lại.cũng cái “vụ” KH với TH nầy mà anh ba tui....giận ngoại một lúc lâu.Số là anh ba tui tên THU mà ngoại cứ kêu là thằng KHU.Anh ba nói :sao ngoại kêu tên con kỳ cục quá hà!nghỉ chơi với ngoại luôn! Ngoại nói : để từ từ ngoại sửa,vậy mà ngoại sửa đâu có được!cứ một hai thằng KHU. Hahaha.

   Ngoài âm hưởng đặc trưng của vùng miền, ở quê còn có một số từ lạ mà mấy thằng dân chợ như tui nghe xong cũng ú ớ như chơi. Nào là sân lãng, ông Che, cái ách, bã mía,trổ đòng đòng, …..Tui nhớ có lần ngoại chửi tui ngu. Lúc đó đâu chừng 8-9 tuổi gì đó,tui đang đứng coi người ta ép mía đường thì ngoại biểu : - con lấy cho ngoại mấy bó bả mía coi.

Tui ngơ ngác :- “bả mía” là cái gì ngoại?

- mầy “ngu” quá ,là cái đống mía khô đó! Đem vô cho ngoại chụm lò.

   À, thì ra bã mía là mía cây,sau khi ép lấy nước,còn lại xác,người ta phơi khô để chụm lửa. Mình ngu thiệt tình! hihi

   Lại còn chuyện nầy cũng lạ lẫm với thằng tui khi đứng ở thềm ba nhìn lên cây đòn tay bỗng thấy ……một chùm chân gà khô ! tui thấy ớn lạnh .Tui hỏi ngoại treo chi vậy,ngoại nói sau khi mần gà cúng đầu năm xong,người ta cắt chân treo ở dưới mái hiên,ngay chỗ thềm giọt để…lấy hên.

Thiên địa thánh thần ơi,hên đâu không biết ,mà thấy ghê quá đi!
x x x

   Thế nhưng cuộc đời đâu có bình lặng mãi các bạn nhỉ? Thời gian đong đưa ,anh em tui lớn dần và cũng thưa dần những chuyến về quê.Phần vì về sau ,khi lên những lớp trên ,bài vở ngày càng nhiều và khó.Với quyết tâm phấn đấu lấy …bằng tú tài nên có khi mấy cái hè lần lượt trôi qua mà anh em tui chẳng có dịp về quê nữa!

  Thêm vào đó, điều quan trọng là ngoại đã ….ra chợ ở rồi!

   Số là, về sau nầy có “dư luận” nói dì Hai và má tui sao không lo cho ngoại mà để ổng ở quê cực khổ . Thiệt là khổ tâm . Thật tình ngoại tui không thích về chợ đâu. Từ nhỏ ngoại đã quen nếp quê rồi. Cái cày ,con trâu, mùi rơm rạ đã theo ngoại từ lúc mới chào đời. Nhưng dư luận đâu có buông tha chị em má tui., vậy là cuối cùng ngoại “được” thỉnh từ quê ra chợ mà mặt mài buồn thiu.Trước khi khăn gói “xuất cảnh” ra chợ má tui có hứa :-“lâu lâu cho tía dìa quê chơi.”

   Thế là ngoại tui “nhập cảnh” dân chợ một cách …bất đắc dĩ. Thời gian ở chợ ,da ngoại có vẻ bớt đen hơn. Móng tay ,móng chân bớt phèn hơn ,nhưng nhìn ngoại lúc nào cũng có vẻ phiền muộn. Tui ngồi kế bên hỏi :- bộ ngoại nhớ quê hả ngoại ?

- Ừ! Tao bây giờ như “hổ nhớ rừng” của Thế Lữ quá.

    Mèn đét,tui không ngờ ngoại biết bài thơ “hổ nhớ rừng” của Thế Lữ,mà lại ví mình trong trường hợp đó mới “ác” chứ! Tui phục lăn ngoại à nghen. Ngày nào còn vùng vẫy ở cánh đồng,ra lệnh “thá”.,”ví” với cặp trâu,thế mà giờ đây ngồi bó gối thở dài…..Ôi,tui thương ngoại vô cùng.

   Ngoại có thói quen đọc sách. Mặc dù mới lớp ba trường làng nhưng ở đầu nằm của ngoại toàn là sách Tam quốc diễn nghĩa,Tây du ký,Phong thần,truyện Kiều,Nhị độ Mai,Chuyện cổ nước Nam,…., mà chuyện nào ngoại cũng thuộc làu làu . Ngoại còn có thói quen khi đọc xong quyển sách nào thì ngoại hay ghi ngày tháng ( bằng tiếng Tây ngon lành đó nghe ) và “cảm tưởng” đánh giá về quyển sách đó như : hay,dở tệ,không hiểu,…

   Chính cái thói quen đã thành nếp đó của ngoại, sau nầy khi ra ở chợ ngoại vẫn mang … văn minh miệt quê đó mà áp dụng. Như việc dán “đuôi thằn lằn” lên cột nhà( thay vì cột gỗ ,ngoại dán lên cột xi măng !), ghi ngày tháng lên trang bìa sách,và điều đặc biệt là …ngoại không bao giờ dội cầu! Ba,má tui nhiều lần nhắc nhở ,nhưng lần nào ngoại cũng nói : - “Tao quên,để lần sau tao nhớ” . Nhưng ngoại hỏng có nhớ lần nào hết á , thế là anh em tụi tui phân công,đứa nào thấy ngoại vô cầu thì chuẩn bị xô nước,chờ khi ngoại ra là nhào vô dội liền !!! hahaha.( Vì ở quê thời đó không nhà nào có toilet,cầu tiêu cả. Muốn “trút bầu tâm sự” thì…a lê hấp ,chạy ra đồng ….bón phân cho lúa ! xong thì thơ thới đi về mà đâu cần dội nước..vì vậy đó cũng là thói quen của ngoại )

    Vì ở không,chẳng có việc gì làm, ngoại chỉ có đọc sách báo để tiêu khiển. Mỗi ngày ba mua cho ngoại 2 tờ “nhựt trình” (bây giờ gọi là báo ) Tiếng Chuông và Sài gòn mới ,ngoại đọc hết luôn,từ tin tức thời sự,chiến sự,tới tiểu thuyết diễm tình của bà Tùng Long,An Khê,tới tin “xe cán chó”, rồi mấy mục quảng cáo ,cao đơn hoàn tán,thuốc dưởng thai hiệu Nhành Mai,Maitre Khánh Sơn chuyên coi bói,tử vi,… sau đó ngoại không quên ( cái nầy ngoại nhớ ,haha ) ghi ở góc tờ báo ngày ,tháng và viết CR ( có nghĩa là coi rồi)

    Có lúc 2 tờ báo coi không đủ đô,ngoại hỏi mượn anh em tui bất luận sách gì ,từ triết học của Kant, Freud,Montesquieu, J.J Rousseau, đến sách lịch sử ,khoa học,toán,lý,hóa ,…kể cả sách nghiên cứu về tôn giáo như Phật giáo,Thánh kinh,ngoại đều xem tuốt !Nhưng cái nào đọc không hiểu,ngoại “phê phán” : dỡ tệ! 

   Rồi để giữ lời hứa, thỉnh thoảng má tui cũng đón xe Lam đưa ngoại về quê cho ngoại thỏa lòng nhung nhớ. Hôm nào chuẩn bị về quê là tối đó gần như ngoại không ngủ.Trằn trọc và hút thuốc thâu đêm.Về tới quê,ngoại mừng lắm. Sau khi “gửi” ngoại cho ông bà sáu,má quay trở về và không quên căn dặn:- “Tía ở trên nầy đi thăm bà con chơi thôi,đừng có xuống ruộng cày bừa , nguy hiểm lắm đó.Có rảnh thì đọc sách”.

   Nhưng ngoại nào có nghe. Má tui vừa về là hôm sau ngoại dẩn trâu xuống ruộng cày. “Nghề của chàng” mà! 

    Một lần nọ ,sau khi đánh xe bò ra tới ruộng ,ngoại đở chiếc cày từ trên xe xuống và rồi tai nạn xảy ra . Chắc ngoại chủ quan cứ nghĩ mình còn thanh niên trai tráng,không lường hết sức nặng của chiếc cày và việc gì đến phải đến. Chiếc cày rơi từ trên xe bò xuống. Cái lưỡi bén ngót của nó nhằm ,…..chân ngoại mà liếm ! Máu tuôn xối xả .

   Được tin,ba má và dì dượng hai vội vả về quê rước ông ngoại trở lại thị xã điều trị. Sau sự cố đó,ba má và dì dượng hai “kiên quyết” không cho ngoại về quê nữa. “Tía không nghe con,bây giờ bị tai nạn người ta nói ra nói vô tùm lum!” . Nghe má cằn nhằn,ngoại như biết “lỗi” ngồi im thin thít,nhưng tui biết trong lòng ngoại rất buồn. Làm sao người ta có thể trong thời gian ngắn quên được quê hương của mình? Một khung trời nho nhỏ,một mảnh ruộng nho nhỏ,một góc rừng chồi,…. Nhưng đầy ắp những kỷ niệm thân thương từ lúc ấu thơ,dễ gì một sớm một chiều ngoại quên cho được?Đành rằng chỗ nào cũng là quê hương VN,nhưng nhưng quê hương ở QUÊ khác quê hương ở CHỢ . Khi ta ở,đất vẫn là nơi đất ở. Khi ta đi,đất bỗng hóa tâm hồn. Ngoại nhớ quê da diết.

   Rồi thời gian trôi đi,trôi đi. Anh em tui lớn dần. Đứa đi Sài gòn học,đứa ra đi làm tỉnh xa,nhưng đứa nào cũng nhớ ngoại và tui cũng không ngoại lệ. Cái ngày tui bước lên chiếc xe đò Liên Hiệp để bắt đầu cuộc sống công chức xa nhà. Tui nhớ nhất hình ảnh ngoại đứng ở cửa ngỏ ngóng theo.Xe lăn bánh,bóng ngoại mờ dần trong sương sớm….. “con đi lâu con về thăm ngoại,ngoại ơi!”

x x x

   Thế rồi một ngày nọ từ Bảy Ngàn (Hậu giang ) được tin ngoại mất.Thằng cháu tức tốc về quê. Trời tháng năm mưa sụt sùi như lòng người tê tái.

   Về đến nhà, nhìn quan tài ngoại nằm im lìm giữa nhà, nhìn sang cây cột dán đầy những đuôi thuốc cháy dỡ,lòng tui mặn đắng. Bao kỹ niệm với ngoại ngày xưa ùa về, ngồn ngộn thương đau.Ngoại ơi !Có lẽ giờ nầy hồn của ngoại bay về nơi hương đồng gió nội.Ngoại bây giờ là con hổ đã trở về với rừng như ước mong của ngoại rồi. Nơi có khai khái mùi phân trâu,mùi rơm rạ ,mùi lúa trổ bông,trổ đòng đòng,mùi hương quê,..…mà “dư luận” muốn ngoại phải rời xa nó .Bây giờ không còn ai ngăn cản ngoại nữa rồi ,ngoại ơi!
                 HẬU CÂU CHUYỆN NGOẠI TUI

   Câu chuyện “Ngoại tui” nói về một ông lão chơn chất ,lam lũ suốt đời chỉ biết quanh quẩn bên miếng vườn ,miếng ruộng,con trâu. Đặc trưng của người nông dân Việt Nam. Đầu đội trời,chân đạp đất. Mới đây thôi, câu chuyện đã trở thành chuyện cỗ tích rồi. Năm 1980, tui trở về thăm quê ngoại thì nơi đây có manh nha sự chuyển mình của “kinh tế thị trường”,mặc dù nhà ông sáu vẩn còn,sân lãng vẫn còn. Khu rừng chồi vẫn còn nhưng hình như …thưa hơn và ít tiếng “chim kêu vượn hú” hơn. 

   Con đường cái quan vẫn còn là đường đất đỏ ổ gà nhưng dọc theo hai bên đường lác đác nhà mọc lên ,kèm theo quán xá.

  Thế rồi năm 2010, tui trở về quê ngoại, lần nầy nhà ông sáu và sân lãng không còn nữa ! thay vào đó là ngôi biệt thự mái ngói to đùng ở sát con đường cái quan đã cán nhựa cấp phối đi êm ….cái mông nhưng buồn cái bụng!Dọc theo hai bên đường,nhà ken dầy như phố. Nói tếu chơi., nếu đi đường lỡ mắc tiểu thì ….không biết tè ở chỗ nào nữa! vì nhìn chỗ nào cũng nhà nhà tiếp nối nhau. Ôi! Đô thị hóa! Còn cánh rừng chồi mà ngày xưa tui và anh ba của tui suýt bị lạc khi mãi mê bắt dế đi sâu vào trong rừng thì bây giờ là…xóm nhà mới. Cũng có quán nhậu, quán cà phê karaoké ,… mà tui thấy hỏng có “mê” chút nào.

   Nhà ông sáu bây giờ cậu tư ,mợ tư ở . Các người con của cậu đều thành đạt và làm công chức ở trong tỉnh, cũng có xe hơi, cuối tuần mới lái xe về thăm cậu mợ.

   Ngoại ơi, chuyện con kể về ngoại bây giờ thuộc chuyện “xưa rồi Diễm”. Ở trên cao,ngoại đừng có buồn nghen ngoại.
Sáng tác, tháng 5 và tháng 6 .2013

LÊ XUÂN SANG
* Ngoại mất ngày thứ bảy 3.4.1973 âm lịch,nhằm ngày 5.5.1973 dương lịch.





    
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1065024 visitors (3182887 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free