STEPHEN HAWKING (8/1/1942 – 14/3/2018) TỪ TRẦN
“Tôi không sợ chết, nhưng tôi không vội vã chết sớm. Tôi có quá nhiều việc cần làm trước đã” - I’m not afraid of death, but I’m in no hurry to die. I have so much I want to do first. GS Stephen Hawking từng tuyên bố như vậy ở tuổi 21, khi biết mình bị bệnh hiểm nghèo.
Đúng vậy, hôm nay Thứ Tư 14/3/2018, nhà bác học, vật lý học, vũ trụ học - GS Stephen Hawking - vừa tạ thế. Cả thế giới ngưởng mộ ông, một thiên tài của nhân loại.
Mời đọc tiểu sử
NHỮNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT LÀM KHOA HỌC LỪNG DANH THẾ GIỚI
Nguyễn Thị Kim-Thu
Có tật có tài. Cổ nhân nói vậy. Thật vậy, khi cơ thể có một cơ quan nào bị yếu kém hay mất khả năng hoạt động thì có một bộ phận nào khác được phát triển hơn bình thường.
Làm bậc cha mẹ phải sớm tìm hiểu tài năng còn lại của đứa con bất hạnh để phát triển năng khiếu này. Ngày xưa, ông bà ta chỉ biết đào tạo đứa con mù lòa bẩm sinh làm thầy bói để tự nuôi thân. Các cơ quan giáo dục ở Anh, Hoa Kỳ, và nhiều nước khác có cơ sở, trường học đặc biệt để dạy dỗ, phát triển tài năng của người khuyết tật, thành người hữu dụng. Sau đây, xin kể hai danh nhân khuyết tật làm thay đổi cục diện khoa học thế giới.
STEPHEN HAWKING (8/1/1942 – 14/3/2018)
Nếu Albert Einstein có chút ít khiếm tật ở tuổi ấu thơ, ngược lại nhà vật lý học/toán học Stephen Hawking bị tàn phế ở tuổi 21 vì một chứng bệnh rất hiếm ở hệ thần kinh, làm ông hoàn toàn bại liệt, phải ngồi xe lăn, không nói được bằng miệng mà phải qua một hệ thống nói của máy vi tính do ông điều khiển khi giảng dạy ở Đại học Cambridge. Mặc dầu khuyết tật nặng nề, ông vẫn tiếp tục làm nghiên cứu và giảng dạy ở Đại học Cambridge. Ông là nhà Vật lý và Toán học lừng danh hiện nay, tác giả A Short History of the Universe (Lịch sử Vũ Trụ). Ông là người đưa ra thuyết “big bang” và “Hố đen” (Black hole) để giải thích về nguồn gốc vũ trụ.
Stephen Hawking sinh ngày 8/1/1942 tại Oxford, Anh quốc. Năm 11 tuổi, ông theo học ở trường St. Albans ở bậc trung học, rồi vào Đại học Oxford học về Vật lý. Ông tốt nghiệp hạng nhất (First class honours). Sau đó ông làm nghiên cứu ở Đại Học Cambridge về vũ trụ cho luận án PhD.
Ở cuối năm học ở Đại học Oxford và năm thứ 1 làm nghiên cứu cho luận án PhD ở Cambridge, sức khỏe ông có vấn đề: Ông cảm thấy vụng về, té cầu thang mấy lần, khó khăn khi chèo thuyền. Các chứng này càng ngày càng trầm trọng, rồi giọng nói càng ngày càng đớ dần. Năm 1963, lúc ông 21 tuổi, Bác sỉ khám và cho biết ông bị bệnh hiếm ALS về hệ thần kinh (motor neurone disease), và có thể chết trong vòng 2 năm. Mặc dầu rất buồn rầu, nhưng ông quyết tâm tự chống cự với bệnh tật, tập đi đứng không cần dìu dắt, vẫn tiếp tục làm nghiên cứu, sống trong lạc quan, cuối cùng ông tốt nghiệp PhD và sống cho tới ngày nay.
Sau khi tốt nghiệp, ông làm nghiên cứu và trở thành Giáo Sư ở Học viện Thiên văn (Institute of Astronomy) của Trường Gonville & Caius College thuộc ĐH Cambridge. Kể từ năm 1973, Stephen chuyển qua Phân khoa Toán Ứng dụng và Vật lý Lý thuyết (Department of Applied Mathematics and Theoretical Physics).
GS Hawkings có tổng cộng 12 bằng tốt nghiệp.
Ông có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố: “The Large Scale Structure of Spacetime” cùng viết với G F R Ellis; “General Relativity: An Einstein Centenary Survey” cùng viết với W Israel; và “300 Years of Gravity” cùng viết với W Israel. Những quyển sách khác nổi tiếng và bán chạy nhất của ông như: “A Brief History of Time”, “Black Holes and Baby Universes and Other Essays”, “The Universe in a Nutshell”, “The Grand Design and My Brief History”.
Mời xem: Xin bấm (Ctrl + Click) vào hàng dưới đây:
10 Things You May Not Know About Stephen Hawking
hay
www.youtube.com/embed/u6MyOXk98DI
Reading, 1/2015
Nguyễn Thị Kim-Thu
|