Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5 _Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc CẦN THƠ- Quyển 5_Trung hoc Nông Lâm Súc
 
thnlscantho-5
QUYỂN 5  
  TRANG CHỦ
  TIN TỨC
  THÔNG BÁO
  TRANG KHOA HỌC
  TRANG BẠN VIẾT
  => Thiên du ký sự
  => Ôi! Một đêm giao thừa
  => Chuyện Blao...
  => Phong tục Tết của người dân Nam Bộ xưa
  => Ngụ ngôn hiện đại
  => Sóc Trăng: Lễ hội cúng phước Biển 2015
  => Đi chợ cho vợ
  => Mùa xuân chạm ngõ quê tôi
  => Phẹc..
  => Những điều đọng lại...
  => Duyên nghiệp
  => Phú Quốc du ký
  => CHIA SẺ: AN GIANG XƯA VÀ NAY
  => Bài tập làm văn lớp Ba
  => Cổ tích xuân
  => Blao, chuyện của mình
  => Một đời người
  => Cái nhìn của nhà khoa học
  => Lý Quang Diệu
  => Blao chuyện của mình
  => Chuyến tham quan miền Tây
  => Về với bạn bè...
  => Chùa Candaransi mừng đón Tết
  => Điệu buồn trăm năm
  => Trồng rau mầm
  => Một chuyến Miền Tây
  => Bạn có thể đoán người qua facebook
  => Không biết nữa
  => Sông Ba
  => Người của bình minh một tình yêu
  => Dòng sông thời thơ mộng
  => Người bạn bốn màu
  => Lời xin lỗi muộn màng
  => Mục Ý Kiến
  => Chuyện Blao - Bài 5
  => Hội ngộ
  => Blao, chuyện của mình - số 5
  => Vì sao người Việt nóng tính ?
  => Nằm viện
  => Chuyện Blao...6 - Miếu ba cô
  => Kính nhớ về Thầy Nguyễn Thượng Hạng
  => Người bạn vừa quen
  => Về vùng đất tâm linh
  => Phụ nữ và Khoa học
  => Châu hườn hiệp phố
  => lễ hội Bà Chúa Xứ
  => Cám ơn bác sỉ
  => Singapore chào đón SEA games 682
  => Singapore chào đón SEA games
  => Phụ nữ lãnh đạo quốc gia trên thế giới
  => Chút tình cờ...
  => Chợ Bảo Lộc
  => Dấu xưa
  => Sự tiếc nuối muộn màng
  => Cuộc sống không internet
  => Duyên với chữ
  => Singapore chào tạm biệt
  => Về thăm phố núi Pleiku
  => Nhớ về những ngôi trường
  => Phụ nữ và Nobel Hòa Bình
  => Tưởng niệm người bạn văn- Đổ Trí
  => Những mùa trăng-Nguyễn thị Mây
  => Nhớ về những ngôi trường P2
  => Viết về NLS Pleiku
  => Làm Ba của người ta...
  => Nhớ về những ngôi trường (P3)
  => Thiệt là khổ
  => 3 người trưởng lớp
  => Bà cháu rùa biển
  => Nhớ về những ngôi
  => CHA VÀ CON-Trần văn Hảo- St
  => GS-TS Trần văn Khê
  => Thiệt là khổ- Bùi Tho
  => Nhớ về những ng
  => Nhớ về những..
  => Hạt ngọc tình đầu
  => Thầy Hiệu Trưởng
  => BLao, chuyện của
  => Tự tình trong bóng
  => Nhớ về những
  => Mùa cá bóng trứng
  => Đối đáp ngoại giao bằng thi văn
  => Nhớ về những ngôi trường P7
  => Bao giờ cho đến...
  => Nhớ về những ngôi.
  => Nơi giữ giùm tôi...
  => Hương vị Cần Thơ..
  => Những bàn chân
  => Chuyện tình buồn
  => Nhớ về ..
  => Nhớ về những...
  => Còn đâu nữa những tà áo dài
  => Nhà hoa trên phố
  => Bầu ơi...Bầu....
  => Thiệt là khổ..
  => Thôi nghĩ đi...
  => Chợ quê
  => Thiệt là ...
  => Niềm vui bất ngờ
  => Chim mồi ngày ấy
  => Hồi Ký (3) Thôi nghĩ...
  => Bạn biết gì về dầu dừa
  => Blao...Chuyện của mình...
  => Có một người Thầy..
  => Đôi mắt và cuộc sống
  => Thôi nghĩ đi là vừa..
  => Chốn bình yên...
  => Thôi nghĩ đi là vừa
  => Về : Một cây hoa
  => Hoạt động ngày hè cho học sinh tại Anh
  => Thua em xa
  => Lòng từ thiện của người Anh
  => Thôi nghĩ đi..
  => Du Lịch Hồ Inlay
  => Hảy làm đẹp quá khứ
  => Chuyện Blao ...10
  => Hội ngộ,
  => Chiếc Dép
  => Cũ và mới
  => Thôi nghĩ đi
  => Du Lịch hồ..
  => Ký ức về ngày tựu trường
  => Mưa Huế
  => Tản mạn vì yêu
  => Dư âm ngày họp..
  => Chuyến đi bất ngờ
  => Con gái công thần
  => Chuyến đi bất...
  => Thôi nghĩ đi ...
  => Sóc Trăng du ký
  => Trở lại Kalaw
  => Cá heo, bạn của người trên sóng nước
  => Chân dung gia đình....
  => Câu chuyện Tết ...
  => Từ nơi sân thượng
  => Hành trình xuyên Việt
  => Những mùa trăng
  => Thầm lặng tỏa hương
  => Những chuyện thần thoại về cá heo
  => Hành trình xuyên..
  => 24 giờ
  => Của để dành
  => Xử dụng cá heo trong hải quân
  => Hành trình xuyên Việt-P3
  => Tắm Trăng ở LaGi
  => BÙA
  => Hành Trình Xuyên Việt P4
  => Đêm Ấm tình người
  => truyện ngắn tình cãm
  => Hành trình xuyên ..
  => Lối mòn...
  => hành trình xuyên
  => Truyên ngắn:Thám tử tình
  => Hành trình xuyên Việt P7
  => Chục...mười mấy?
  => Hành Trình Xuyên Việt P8
  => Sai Gòn không anh?
  => Hành Trình khám phá...
  => Hành trình xuyên Việt P10
  => Hành trình xuyên Việt P9
  => Hai chuyến xe ôm
  => Hành trình Vương Quốc Cambodia
  => Hành trình xuyên Việt P11
  => Hành Trình xuyên Việt P12
  => Bí mật ngôi nhà ma
  => Một chuyện ma
  => Lịch sử con ma ở Prospect Park Reading
  => Chuyện con ma không đầu ở Lâu-Đài-Tháp London
  => Mái nhà xưa
  => Những môn thể thao do người Anh phát minh
  => Dòng Đời
  => BLao- Bức tranh vào đông
  => Một kiếp người...
  => Phát triển bền vững...
  => "NO"...
  => Thư gởi các con
  => Người Chăm tại Tây Ninh
  => Ngày nhà giáo của tôi...
  => Nhớ mãi lời Thầy..
  => 20 Tháng 11
  => Một chuyến về thăm...
  => Có một chặn đường
  => Kể chuyện về Cao Lãnh....
  => Ký ức về một người Thầy
  => Trái Trạng Sư...
  => Đôi dòng tâm sự
  => Thêm một loài cây mới....
  => Giới thiệu khóa 8...
  => Cái bánh tiêu
  => Chiếc áo Nâu Nông Lâm Súc
  => Trại hè đoàn Nông Gia tương lai...
  => Chùm gửi biển
  => Đi coi mắt tìm vợ cho con
  => Vinh danh Thầy Lê văn Ký..
  => Chuyện cũ kể lại
  => Đến hẹn lại lên
  => Chuyện giờ mới kể
  => Nhớ Thầy
  => Viết về một ngôi trường
  => Cuộc đòan viên các khóa
  => Lấy chồng lật đật.
  => Đẹp như chuyện cổ tích
  => Suối Nâu ...
  => Vì sao Chúa Hài Đồng
  => Tiếng chổi khuya
  => Câu chuyện mùa Giáng Sinh
  => Nó Tạ hoàng Trung
  => Blao,
  => Hai cái túi
  => Cây nhà lá vườn
  => Dư âm lắng đọng
  => Tản mạn hành trình xuyên Việt
  => Chuyện bây giờ mới kể
  => Bà Tráng
  => Chú Tư Ân
  => Chợ chồm hổm
  => Chiếc áo và món nợ...
  => Quyến rũ Vĩnh Hy
  => Miền Tây phiêu lưu ký (tập 1)
  => Trở lại
  => Thương tiếc một người em
  => Tết Nguyên Tiêu
  => Trở ại Kalaw
  => Miền Tây Phiêu Lưu ký 2
  => Chuyện có thật về một bài tình ca
  => Miền Tây phiêu lưu ký Tập 3
  => Dung nhan mùa Xuân
  => Một thời Blouse trắng
  => Trở lại Kalaw, chuyến đi bất ngờ
  => Người tốt luôn mang đến...
  => Màu xanh biến mất
  => Trở lại Kal
  => Bài viết đặc biẽt
  => Đường hoa đưa đến đường tình
  => Bánh nướng tam giác mạch
  => Chuyện bên lề
  => Trở lại Kalaw (tt)
  => Dì Tư Nhành
  => Bức thư tình 42 năm
  => Rét đậm-rét hại
  => Trở lại Kalaw..
  => Tự sự
  => Vô danh
  => Hội chứng "bấm bấm"
  => Trở lại Kalaw....
  => Hội chứng "bấm..bấm" (tt)
  => Phụ nữ Anh vượt đại dương
  => Trở
  => Tuong niem nguoi ban van
  => Những nữ phi công Anh...
  => Trở lại Kalaw tt
  => Chuyện của tôi và sương
  => Trở lại Kalaw..(tt)
  => Những phụ nữ Anh phi thường khác
  => Lược Trăng
  => Người gốc áo Nâu
  => Vĩnh biệt anh Nguyễn Văn Phước
  => Trở...
  => Liên khóa..
  => Ăn chay
  => Về đâu mùa hè
  => Chinh phục dòng sông
  => Tường thuật chuyến đi...
  => Ăn chay (tt)
  => Nam Du
  => Chim rời tổ mẹ
  => Hoa sen ngày ấy
  => Ngày của MẸ,
  => Hương ấm vườn xưa
  => Trong lòng tôi...
  => Nắng cuối ngày
  => Dư âm NLS Tây Nguyên
  => Một chuyến du Hàn (P1)
  => trở lại...
  => Sản xuất rau quả an toàn...
  => Một chuyến du Hàn P2
  => Trở lại kalaw...
  => Lời Ngõ
  => Chuyên giờ ...
  => Sản xuất rau...
  => Trở lại..
  => Hành trình về nhà cũ của chó
  => Banh? Có một trái...bóng!
  => Về một người Thầy
  => Theo gió hương bay
  => Một thời may mặc
  => Thầy Cô Huynh văn Công
  => (tt)
  => Buc thu tinh thu 18
  => Nỗi buồn tím ngắt
  => Thăm Organik Dalat
  => Chạy đàng trời
  => Trở .
  => Cha tôi
  => Ngày của Cha
  => Ba tôi
  => Thần tượng thời thơ ấu của tôi
  => Chuyện tình tự kể
  => Dọc đường quê hương
  => Sóng ầm ào quanh đây
  => Bàn luận về đá banh
  => Thư cảm..
  => Ngoại kiều
  => Chuyện tình tự kể P2
  => Chè Huỳnh Thị Ngà
  => Trở lại Ka
  => Chợ chiều
  => Mùa thi
  => Cù lao Ông Chưởng
  => chuyện tình
  => Trở.lại kalaw
  => Nhớ Ban Mê...
  => Chuyện giờ kể lại
  => Chuyện ..
  => Công chúa loa kèn
  => Trở..
  => Đường lên xứ Thượng
  => Khi tình yêu đến
  => Tổng quan nền nông nghiệp Hà Lan
  => Trở lại Kalw (tt)
  => Ao Bà om
  => Bức tường
  => Thảo cầm viên
  => Bàn tay của Mẹ
  => Trở lại Ka.
  => Lời chia sẻ ...
  => Trở lại Ka..
  => Mộng ca sĩ
  => Hồng môn yến
  => Cư Xá Hai Rua
  => Đi theo dòng chảy
  => Trình làng sau một chuyến đi
  => Anh tôi- và những...
  => Những chuyến xe đò...
  => Vaì kỷ niệm vui buồn
  => Trải nghiệm làm nông
  => Đáng sau cuộc chiến
  => Câu chuyện cảnh giác
  => Góc chia sẻ
  => Cuôc đời "chiến đấu" của tui
  => Họp mặt Ban Liên Lạc
  => Biệt thự chuông reo
  => Đoạn đường kỷ niệm
  => Câu chuyện về ...99 con gà
  => Tha La xòm đạo
  => Công bằng với khuyển
  => Chuyện BLao....
  => Sợi tình...Nông Lâm Súc
  => Điệu nhớ của những...
  => Mẹ còn nhớ hay đã quên
  => Hồi Ký: Hành trình đến
  => Gặp lại Yangon
  => Người bạn thời niên thiếu...
  => Tường trình kịch bản....
  => Hảy đến trường
  => Chiếc chõng tre
  => Khoảng cách
  => Chuyện Blao- Chuyện của mình
  => Nông Lâm Súc 2016
  => Xóm cụt
  => Gặp lại
  => Nông Lâm Súc 2016,
  => Thư gởi Cô Xinh
  => Blao chuyện của mùnh
  => Vòng đời
  => Gặp
  => Mộng và thực
  => Chiếc nôi
  => Đầu tư kiếp sau
  => Chuyện vui
  => Của để
  => Hồi ký
  => Duyên mệnh
  => Vô Cảm
  => Gia đình NN tham quan
  => Săn chim
  => Bangkok...
  => Chiều nắng vỡ
  => Những cánh chim dể thương
  => Hồi ký P2
  => NHảy Cò Cò
  => Xin cám ơn cuộc đời
  => Thăm lại trường cũ
  => Xe ôm
  => Về cội nguồn
  => Lời nguyện cầu của rừng
  => Lời nguyện
  => lời nguyện cầu...
  => Lời nguyện cầu
  => Đi thăm bạn...
  => Biến Chứng
  => Tưởng niệm bạn đồng môn
  => Con đường Cái Quan
  => Chuyện bây giờ
  => Hạt ngọc..
  => Hồi ký: cuộc lãng khóa...P3
  => Quán cơn xã hội
  => An Giang mùa nước
  => Ế...
  => Người học trò đạp xích lô
  => Tôi làm trưởng tộc
  => Năng lượng cho tương lai
  => An Giang mùa nước nồi (tt)
  => Dalal mù sương
  => Ngày tri ân Thầy Đặng Quan Điện
  => Tri ân Thầy Cô
  => Đến xứ lụa Tân Châu
  => Chuyện Blao...U Mọi
  => Chuyến đi kỷ niệm
  => Túi gạo mười ba lon
  => Ngày nhà giáo của tôi
  => Thăm Thầy, Cô
  => Liên hoan mừng ngày 20.11
  => Tưởng nhớ 9 năm...
  => Một thoáng Đài Loan
  => Cuộc lang thang lớn cuối năm
  => Silicon Valley Turkey Trot 2016
  => Cuộc hội ngộ bất ngờ
  => Tường niệm bạn Tuấn
  => Phong lưu thảo
  => Cái Bánh Tiêu- Đỗ Trí
  => Ngày 20 tháng 11 năm 2016
  => Những thay đỗi ở miền Tây
  => Họp mặt SP-SG Lan 4
  => Chuyện cây trà
  => Một thoáng Đai Loan (2)
  => Cuôc lang thang lớn (tt)
  => Tường trình họp mặt Liên khóa...
  => Tình áo nâu
  => Nắng phương Nam
  => Trình làng sau...1 chuyến đi
  => Rác kia mà biết nói năng...
  => Mùa giáng sinh:..
  => Rơi
  => Cuộc lang thang lớn ...
  => Họp mặt CĐ
  => Ngôi trường thời niên thiếu
  => Buổi họp mặt với...
  => Giáng Sinh nồng ấm
  => Bút Ký
  => Câu chuyện gạo lức...
  => Họp mặt NLS Cần Thơ
  => Tàn mạn NLN&NLS
  => Tường trình họp mặt LT-NLS
  => Cửa hàng từ thiện...
  => Đôi dòng về ân sư
  => Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ...
  => Tưởng nhớ GS Phạm Hoàng Hộ
  => Thầy tôi bây giờ
  => Dấu tích trường xưa
  => Lý do
  => Gặp lại bạn cũ
  => Quýt tiến vua Hương Cần
  => Chút tản mạn cuối xuân
  => Hãy còn Xuân
  => Giao lưu với liên trường...
  => Chiếc áo và món nợ Ân tình...
  => Người dân nông thôn
  => Cù lao Ông Chửơng....
  => Họp mặt NLS Bình Tuy
  => Dấu tích trường ...
  => Cù lao Giêng và....
  => Nha Trang phiêu lưu ký (P1)
  => Truyện ngắn: Nằm viện
  => Một thời Blouse trắng,,,
  => Người cha nuôi- P1
  => Cái biên nhận nhập học...
  => Bài viết đặc biệt...
  => Ban ăn chực- xuất hành
  => Trở lại chốn xưa
  => Tường trình họp lớp 69-70
  => Cầu Trắng- Cầu Đen
  => Lịch sử những dòng kinh...
  => Buồi họp mặt liên trường...
  => Tôi dạy học
  => Du lịch Nha Trang
  => Dấu tích...Văn phòng
  => Maldives, chuỗi ngọc...
  => Tỉnh An Giang với...
  => Dấu tích trường xưa -Bùi THo
  => Ngỡ ngàng
  => Dấu tích trường xưa-Giảng đường
  => Bạn tôi,Cô giáo dạy trẻ
  => Chuyện con Xí Muội
  => Ngỡ ngàn
  => Chùm bong bóng mùa xuân
  => Bức ảnh và người bạn
  => Tui đi Hàn
  => Chuyện về cây trái Tràm
  => Người cha nuôi P 2
  => Về đất Mũi theo đường...
  => Màu tím
  => Bi kịch chiến tranh...
  => Những con đường
  => Dậm dài về quê Ngoại
  => Yêu là gì?
  => Mùa hoa Phượng
  => Các lưu xá
  => 2 Kẻ lang thang khám phá nước Mỹ
  => Khoảnh khắc nhớ Tây Nguyên
  => Mãi mãi chỉ còn....
  => Hồng Kong phiêu lưu ký (P1)
  => Hong kong phiêu lưu ký
  => Câu lạc bộ: nhà ăn nhà bàn
  => 2 kẻ lang thang ...nước Mỹ
  => Tinh Bạn
  => Lời tri ân
  => Viết cho em-Khoảng Cách
  => Buổi họp mặt cùng...
  => Giấc mơ phượng vĩ
  => Chuyến giao lưu....
  => Bàn tay vàng
  => Nhật Bản không chỉ có...
  => 2 Kẻ lang thang....
  => Ôn cố tri tân
  => Người ven sông
  => Nhựt Bản không chỉ...
  => 2 kẻ lang thang...
  => Kỷ niệm họp mặt liên trường..
  => Tâm tình NLS
  => Người cha nuôi P3
  => Dốc vắng
  => Nhựt Bản không ..
  => Trở lại chốn xưa...
  => 2 kẻ lang thang khám phá....
  => Tây Bắc phiêu lưu ký P1
  => Bâng khuâng hoa tắng
  => 2 kẻ lang thang khám phá...
  => Tháng 5- Phượng &...
  => Về cây phượng vàng
  => Tây Bắc phiêu lưu ký ,,P2
  => Bên nhánh sông chiều
  => Thư gời người Bạn....
  => Tây Bắc phiêu lưu ký-P3
  => Con gái 3 miền
  => Phiền
  => Kỉ niệm dạy học...
  => Một ngày họp mặt...
  => vài phút tâm tình....
  => Thư gởi người bạn đi đã xa
  => Tây Bắc phiêu lưu ký ..P4
  => ấn tượng Đồng Tháp
  => 2 kẻ lang thang khám phá..(tt).
  => Truyện ngắn:-Tình Cha
  => Cảm xúc về "Ngày của Cha"
  => Bút ký: Tình Bạn
  => Tường thuật Ngày họp...
  => Nghị lực và nghịch cảnh
  => Tự Truyện
  => 2 kẻ lang thang khám ...
  => Chim báo tin
  => Tình Grab
  => Đám cưới...ngày vui
  => Phiên họp thường kỳ...
  => Buổi sáng tản mạn....
  => Chuyện chó trung thành....
  => 2 kẻ lang thang..tt
  => Title of your new page
  => Tường trình phiên họp định kỳ...
  => Ký Sự đi Tây tập 1
  => Ký sự đi Tây...Tập 2
  => Người cha nuôi P4
  => Cây Râm Mát
  => Hương cây đinh
  => Đảo Nhím: Hòn ngọc quý...
  => 2 kẻ lang thang khám phá...(tt)
  => Kỷ niệm quy nhơn
  => Xuôi theo dòng đời
  => Giờ văn miệng
  => Ký sự : Đi Tây T3
  => Khi ta cần có nhau
  => Ký sự đi Tây-T6
  => Tôi là người VN
  => Tháng 5,Phượng và những...
  => Ông lão về hưu
  => Ký sự đi Tây T. 7
  => Giáo dục, không thể....
  => Sự tích 2 tượng đài
  => Du lịch Holland bằng xe đạp
  => Con gái thường hay cười
  => Người Cha nuôi-P5
  => 2 kẻ lang thang khám phá ...(tt)
  => Kỷ niệm Qui Nhơn
  => Hôm nay là ngày lễ Vu Lan
  => Ngày xưa, Hoa bất hạnh
  => 2 kẻ lang thang khám phá,....
  => Dễ chịu trên đường
  => Một lần duy nhất
  => Bông Hồng cài áo....
  => Truyện ngắn: Hạnh Phúc
  => Một lầm lỗi ngọt ngào
  => Kỷ niệm một chuyến đi
  => Thêm một mùa đông
  => Những nhánh hoa đã mất
  => Quê hương ...ngày đó
  => Đại Ca
  => Sống chậm
  => Người cha nuôi...P6
  => Mạn đàm về chiếc xe đạp
  => Đừng là cái bóng
  => Có một Pleiku dịu dàng
  => Nhớ về một người Thầy
  => Giả
  => Phố xưa thưa người
  => Lời tỏ tình rất vội
  => Tui làm thợ vá "xe đụp"
  => Có những ngôi nhà
  => Của để dành- Đỗ Trí
  => Rác
  => Đêm Trung Thu xóm nghèo
  => Chuyện cúng giỗ
  => Ngày Xưa, Sài Gòn đã có
  => Hội Ngộ (BM)
  => Chuyện cúng giỗ (P1)
  => Người cha nuôi P7
  => Chuyến thăm GS Lê văn Ký
  => Thầm lặng tỏa hương- NT Mây
  => Chuyện cây thông lịch sử
  => 2 kẻ lang thang -MongP.Minh
  => Những cơn mưa cuối mùa
  => Quà sinh nhựt cho Mẹ
  => Cây thông nhà số 11
  => Chuyện bây giờ mới kề (P.H)
  => Cô Tím của tôi
  => Gọi tên kiểu..
  => 2 kẻ lang thang khám phá...MPM
  => Ngày xưa chuyện khó quên
  => Vui ngày gặp lại bạn cũ
  => Ngày nhà giáo của tôi- Bùi Tho
  => Nhớ về Thầy Trần Thiện Chu
  => Ký ức về một người thầy- Nguyen thi May
  => Kính nhớ về Thầy (PH)
  => Có một người thầy (BT Lợi)
  => Nhớ Thầy (TH Trung)
  => Tưởng niệm về nhà giáo...(NH Trí)
  => Nhớ ơn Thầy Phạm hoàng Hộ
  => Chủ đề' Tôn sư trọng đạo
  => Đời phiêu bạt...
  => Danh (Nổ)
  => Gia tài
  => Đời phiêu bạt (tập 2)
  => Cảm nghĩ ngày giỗ Thầy
  => Họp mặt lần thứ 5 CĐSPNLS
  => Đôi nét về trường NLS Pleiku
  => Khổ cái thân...mập
  => Đời phiêu bạt (tập 3)
  => Giai điệu nhớ
  => Tản mạn về hoa...
  => Kể chuyện: Chuyện ma
  => Chuyện bây giờ...
  => Tình áo nâu-(Đỗ Trí)
  => Chuyện giờ mới kể-(Ta Trung)
  => Quà tặng
  => Chào mừng con đến...
  => Đời Anh ra sao...
  => Chuyện bây giờ mới kể (BT)
  => Ngã ba cầu Xéo
  => Loanh quanh...
  => Trở lại giảng đường xưa
  => Đầu xuân nhớ bạn
  => Năm nay Cây Mùa Xuân...
  => Rau cải trời...
  => Họp mặt Nông Lâm súc 23
  => Kính nhớ về Cô
  => Chuyện bây giờ...P5
  => Chuyện bây giờ ...P6
  => Con gái công thần-(NT Mây)
  => Rất lạnh
  => Mùa Xuân chạm ngõ quê tôi ( Mây)
  => Mảnh hồn quê...
  => Bản truyên ngôn độc lập nước Mỹ
  => Kỷ niện với Vương Thế Đức
  => Chuyện bây giờ mới kể..P7
  => Tản mạn hành trình ...(Đỗ Trí)
  => cảm xúc từ một trận bóng
  => Chuyện bây giờ...P8
  => Tại sao người Việt ...(Ngân)
  => Chuẩn bị...chờ nghỉ hưu
  => cũng có một thời....
  => Mùa hoa đã về
  => Chuyện bây giờ mới kể P9 & P10
  => Con ma ở gốc cây mù u
  => Rắc rối ngày Xuân
  => Chuyện con chó cứu chủ
  => Dư âm ngày Tết
  => Vấn vương hoài niệm
  => Thiêu thân đêm trừ tịch
  => Chiếc chõng tre (LX Sang)
  => Stephen Hawking từ trần
  => Thư gởi người bạn ân nhân (HVC)
  => Giấc mơ Anh
  => Nỗi lòng người vợ...
  => Giấc mơ Anh (tt)
  => Những món nợ ân tìǹh - Cồn Sơn và tôi
  => Ấn tượng Đồng Tháp (NT Mây)
  => Tản mạn về nhạc sến
  => Giấc mơ "Anh" (tt)
  => Tuổi ấu thơ của tôi (2018)
  => Bên đường lá úa
  => Quá khứ không thể lãng quên
  => Chuyến đi San Diego 2018
  => Giấc mơ Anh (phần kết)
  => Vài kỷ niệm vui buồn (HVC)
  => Bài phát biểu ngày họp mặt....
  => Họp lớp Mục Súc 69-70
  => Bông hồng cài áo
  => chuyện lạ ở Dalat
  => Bao giờ cho đến tháng giêng
  => Thư anh Khấu Hoàng Tiến
  => Một thời xa xưa
  => Phải chi tôi thích con gái...
  => Giồng Riềng (Kiên Giang)
  => Một thời lang thang 2
  => Saigon ấm những cơn mưa
  => Về thăm mái trường xưa
  => Nhân ngày lễ Cha...
  => Oregon, nhớ nhiều
  => Mẹ tôi ( Trịnh Đình Nam)
  => Nhịp cầu nối những bờ vui
  => Nắng cuối ngày (NT Mây)
  => Tìm chút tĩnh tại....
  => Hành trình xuyên Việt ( P2)
  => Hành trình xuyên Việt (tt)
  => Còn có Mẹ là....
  => Hành trình xuyên...
  => Chiếc nôi ( Mây)
  => Cố nhân...
  => Truyện ngắn -Nắng cuối ngày
  => Hành trình xuyên Việt (tt) Mong Phước Minh
  => Khi tình yêu đến (Mây)
  => Tự truyện: "Bàng môn tả đạo"
  => Mẹ và con trai
  => Phượt Lão rong chơi
  => Nỗi buồn nhan sắc
  => Phượt Lão Mong Phước Minh (tt)
  => Ký sự Phượt Lão Mong Phước Minh (tt)
  => Ký sự Phóng sự Phượt lão Mong Phước Minh
  => Ngậm tăm
  => Thầy giáo ngày xưa
  => Ký sự-Phóng sự Phượt Lão Mong Phước Minh(tt)
  => Chuyện tầm phào (tt)
  => Ngậm ngùi nỗi nhớ
  => Phóng sự: Phượt Lão MPM (tt)
  => Thằng "Khu" của Ngoại....
  => "Cồn Sơn" Lần đầu đặt chân..
  => Phượt lão tham dự lễ khai mạc TDDS
  => Người thắp lửa
  => Phượt Lão MPM:Phút thư giản
  => Phượt Lão MPM; Lên đường...
  => Hoa sen ngày ấy ( NTM)
  => Phưỡt Lão- Hành trình đến Yên Tử-Tam Đảo
  => Hãy đến trường (NT Mây)
  => Nguyen Trung Quân-Tường trình
  => Phượt Lão: Quay về Hà Nội- Xuôi Nam
  => Chớm Thu
  => Ký ức về ngày tự trường (NTK Thu)
  => Những người thích hoài cổ
  => Câu chuyện ngày chủ nhật
  => Phượt Lão MPM:Cuộc rong chơi chưa kết thúc
  => Nơi bắt đầu một tình yêu
  => Đêm Trung Thu xóm...(NTM)
  => Đèn lá
  => Thác Đam Rông
  => Đêm gặp lại....
  => Tôi được làm trưởng...
  => Đà Nẳng du ký P1
  => Nhìn lại cuộc đời
  => Phóng sự: thăm viếng bác Hai...
  => Bông lúa cúi đầu
  => Thư cảm tạ ( Bác Hai Giáp)
  => Mái đình xưa
  => Xanh màu lá nhớ
  => Ký ức không ngủ yên
  => Kỷ niệm 50 năm NLS...
  => Bức ảnh và sự vô thường
  => Gả đầu Bạc
  => Hành trình về đất Phật
  => Mạn xã hội: đôi bờ ảo và thật
  => Tìm về quá khứ
  => Về Đồng Nhân Học Hiệu
  => Bông lúa Long Xuyên
  => Hành trình về đất Phật (tt)
  => Nhớ mãi lời Thầy ( Mây)
  => Lời tri ân muộn màng
  => Thầy Hiệu trưởng. . .
  => Thăm Thầy Cô
  => Tình thầy & trò
  => Một thời đáng nhớ
  => Rộn ràng niềm vui.ngày chủ nhật
  => Đêm tỉnh thức với. . .
  => Chuyện cuối năm...
  => Chuyện cuối năm...giờ mới nói
  => Dự giổ thầy Ký
  => Một thoáng bảo lộc
  => Lớp học gốc me
  => Về thăm ngôi nhà. . . .
  => Thú tội
  => Những niềm vui hội ngộ
  => Cánh chim không mỏi (Mây thi Nguyen)
  => Trang trại nhà cổ Phước Minh
  => Nhớ,
  => Du lịch Myanmar- hành trình.. .
  => Thèm nắng xuân xưa
  => Viết cho người đã khuất
  => Câu chuyện đầu năm
  => Lễ hội văn hóa thổ cẩm...
  => Đôi nét về họp mặt....
  => Vợ chồng tôi đi học. . .
  => Đêm giao lưu văn hóa...
  => Vợ chồng tôi đi học Thiền. . .
  => Nhớ mùa gió chướng
  => Lễ xuất trường
  => Nông Lâm Mục
  => Giấc mơ sum vầy
  => Về cồn Thới Sơn. ..
  => 55 Năm (1964-2019)
  => Đón Xuân Mới, nhớ trường cũ
  => Mùa xuân chạm ngõ (NT Mây)
  => Tình cảm nào?.. .
  => Một lỗi lầm. . .
  => Tản mạn về bài thơ. . .
  => Đón xuân nầy nhớ xuân xưa
  => Một chuyến du Xuân
  => Tình thầy, trò
  => Ngắt lá mai
  => Viết ngắn:- Rắc rối ngày xuân
  => Ăn Tết ngày xưa. ..
  => Buồn vui theo những....
  => Còn đó chút hồng phai
  => Chuyện mất, chuyện còn
  => Phong tục Tết ..
  => Tiếng đàn năm củ
  => Một thoáng ngày thầy thuốc
  => Truyện ngắn: Ở Xa
  => Ngày trở lại Đalạt
  => Ngày Quốc tế Phụ Nữ. . .(Tra My)
  => Cầu nối tình yêu
  => Một thời Phượng tím
  => Rét đậm- Rét hại
  => Quên
  => Tường thuật: Họp lớp 69-70
  => Bụi phấn bui đời
  => Chuyen tình bến sông
  => Tui khám mắt
  => Bất ngờ rong chơi Phnompenh
  => Cuộc viếng thăm muộn màng
  => Chim mồi Thần chết
  => Thăm thác D Ray Say. . .
  => Về thăm Bản Đôn
  => Hành lang nội trú
  => Công việc hàng ngày. .. .
  => Sao băng cuối trời
  => Cư Xá Hai Rua ( Nguyễn văn Hiền)
  => Bức thư tình ông Tây. ..
  => Viếng thăm bảo tàng. . .
  => Trạm cuối cuộc đời
  => Còn chút gì để nhớ...
  => Đám giổ
  => Dòng Sông Trẹm
  => Duyên ( T Đ Nam )
  => Miền Tây phiêu . . .
  => Những kỷ niệm
  => Miền Tây Dy Ký
  => Miền Tây du ký (P2b)
  => Miền Tây du ký P3
  => Du Lịch Costa Rica. . .
  => Miền Tây du ký (P4)
  => Nhớ lắm những dòng kênh
  => Chiếc chỏng tre (LXS)
  => Đảo Nhím. . .
  => Món quà bất ngờ
  => Châu Đốc mùa lễ hội
  => Tháng 5-Phượng & Những . . .
  => Học trò khó
  => vườn mai cổ tích
  => Đi tìm huyền thoại. . .
  => Tản mạn Hoài niệm 60. . .
  => Cảm xúc về ngày của cha. . .
  => Phà Vàm Cống đóng cổng. . .
  => Hảy đến trường (NTM)
  => Bến phà Vàm Cống. . .
  => Nhớ trường xưa (Thanh Dang Ngoc)
  => Về miền Tây. . .
  => Những đoạn "Hồi". . . .
  => Dọc đường gió bụi
  => Nhật ký du lịch Vinpeart. . .
  => Dọc đường gió bụi (tt)
  => Thưở ấy. . . .
  => Tui đi khám cặp. . .
  => Dọc đường gió bụi (tt) "quái vật"
  => Vũ khí nước
  => Nhật ký hôm qua . . .
  => Đôi điều lắng động. . .
  => Những con đường hoa. . .
  => Vài kỷ niệm vui buồn (Huỳnh văn Công)
  => Trò chuyện cùng. . .
  => Ân tình thiên thu
  => Một cõi đi về (Bùi thị Lợi)
  => Viết cho ngày. . (PTTT)
  => Những nét đẹp. . . .
  => Nhớ Mùa Xuân năm ấy
  => Dường như mùa xuân đến sớm
  => Bút ký tạp lục
  => Đường hoa Nguyễn Huệ
  => Thương tiếc anh Phạm Lục Hòa
  => Năm chuột dạy đời
  => Thì thầm trong nôi
  => Hoa Hoàng Đầu Ấn
  => Virus mọc ở đâu ra
  => Một lời xin lỗi
  => Nỗi buồn
  => Ma da
  => Đường về quê
  TRANG THƠ
  SƯU TẦM ĐIỆN BÁO
  GIẢI TRÍ
  ẨM THỰC
  ĐẶC SAN
  Xuân Bính Thân
  Đặc san xuân Đinh Dậu
Giấc mơ Anh (phần kết)

                          

( Vì một số lý do khách quan và chủ quan chúng tôi xin cáo lỗi cùng tác giả và bạn đọc vì những thiếu sót trong việc đăng loạt bài ký sự này. Đây là một bài dài với đầy tư liệu hình ảnh hấp dẩn hữu ích, chúng tôi sẽ tổng hợp đăng liền mạch hoặc toàn tập sau này để quí vị dễ theo dõi . Xin cám ơn )                           
            
         
….Và ngoài London

     Để cho dễ nhớ, tôi chia những danh thắng của Vương quốc Anh ra thành ba cụm, vì chúng gần nhau, như sau:

a/ Lộ trình phía tây London: gồm  Stonhenge – Bibury – Bath – Bristol - Cardiff (xứ Wales).

b/ Lộ trình phía đông nam London: gồm đảo Isle of Wight - Dover.

c/ Lộ trình phía đông bắc London: gồm York - Edinburgh & Loch Ness (thuộc Scotland).

     a/ Lộ trình phía tây:

- Bãi đá cổ Stonehenge: (Stonehenge, Avebury and Associated Sites (các khu vực liên quan) là di sản thế giới 1986) tọa  lạc trên vùng  đồng bằng Salisbury thuộc hạt Wiltshire, cách London 150km. Là một công trình đá cự thạch được tạo hóa xếp đặt một cách bí ẩn nhất hành tinh, xuất hiện vào khoảng 2500 AC (trước công nguyên), bí ẩn đến độ cho tới nay vẫn chưa ai có thể giải mã được. Giữa một vùng đất rất rộng và trống trải xanh rì màu cỏ, “mọc” lên những phiến đá ngàn cân theo một thứ tự ngẫu nhiên cao, thấp, lớn, nhỏ hỗn độn, quây thành vòng tròn, với khoảng cách giữa các phiến đá cũng ngẫu nhiên, một vài tảng còn được chồng lên nhau một cách hài hòa (và … khó hiểu), mang đến cho người thưởng ngoạn sự ngạc nhiên thú vị. Giả sử như chúng không có sức nặng ngàn cân, người ta dễ lầm tưởng đó là “nghệ thuật sắp đặt” trong trò chơi con nít, thường hay chơi trò chồng chất những món đồ chơi nhẹ tênh, mà hình dạng thì y như Stonehenge vậy. Stonehenge không chỉ là những phiến đá vô tri, chúng được xem như đền thiêng tạo hóa ban cho, nhiều công trình khảo cứu về đường đi của tia nắng mặt trời (và ánh sáng mặt trăng) chiếu xuyên giữa khe hở hai phiến đá cạnh nhau, mang một ý nghĩa nào đó, có thể giúp ích cho các nhà thiên văn học, vật lý vũ trụ học và khảo cổ học.



 

- Làng cổ Bibury: ngôi làng nhỏ bé  vùng Cotswold, cách thành phố Cirencester (hạt Gloucestershire) 10km về phía đông bắc, và cách London hơn 100km. Là ngôi làng sở hữu bao nhiêu danh xưng mỹ miều: viên ngọc sáng vùng Cotswold, ngôi làng đẹp nhất nước Anh, ngôi làng đẹp nhất thế giới… Chỉ đi một vòng tròn nhỏ là đã hết Bibury, nhưng những điểm nổi tiếng ở đây như nhà thờ cổ St Mary’s, trang trại cá Bibury trout farm, đảo The Rack Isle, và nhất là cụm biệt thự Arlington Row nép mình bên dòng sông Coln thơ mộng với toàn bộ những ngôi nhà cổ xưa trên 600 năm mang đều một màu mật ong lung linh, được xây dựng bằng những viên đá sa thạch chồng nhau… là hình ảnh đại diện được vinh dự in trên passport mới của Vương quốc Anh. Là làng cổ độc đáo từ thế kỷ 14, với đặc trưng kiến trúc làng quê Anh yên ả thanh bình đẹp như tranh vẽ, giống hệt những ngôi nhà được mô tả trong những câu chuyện cổ tích ngày xưa, thế nên nơi đây đã từng được sử dụng làm bối cảnh cho nhiều phim: Nhật ký tiểu thư Jones, Stardust….

- Bath: ngay khi tàu vừa ngừng tại trạm Bath Spa, tôi tự thắc mắc liền: Tại sao tên trạm là Bath Spa, nghĩa là vừa “ tắm” vừa “massage”ư? (tôi hiểu nghĩa nông cạn). Thật sự, Bath đúng rất sát với nghĩa đen. Chỉ cần loanh quanh Bath trong vài tiếng đồng hồ, ta sẽ thấy đủ thứ: hồ (Roman Baths), nước khoáng (spa), hồ tắm khoáng (Therme Bath Spa) hẳn hòi. Thì ra, tên trạm Bath bao gồm hết những đặc sắc của quê mình. Vậy là hết thắc mắc.

     Cách London 160km, “the City of Bath” được Unesco công nhận là di sản thế giới năm 1987. Là “Thành phố La Mã của Anh” (trong giai đoạn đế chế La Mã xâm chiếm Châu Âu thời trung cổ ngàn năm trước), vì thế,  những kiến trúc La Mã hiện diện khắp mọi nơi, như: Bảo tàng Roman Baths hai tầng, ngày xưa chính là nhà tắm và spa của người Romans cổ. Giữa bảo tàng là một hồ nước khoáng nóng (great bath) tự nhiên duy nhất ở Anh, nổi bật với màu xanh lá cây khác lạ, do ở Bath có một dòng nước khoáng nóng được phát hiện cách nay hơn 2000 năm, nhưng sau đó đã bị vùi lấp một thời gian dài, trước khi được khai quật lại 300 năm về trước, nên Bath được xem là nơi gìn giữ không gian cổ tốt nhất châu Âu. Đến Romans Bath, ta còn được tận mắt chiêm ngưỡng những nàng kiều nữ Romans bằng xương bằng thịt đẹp như tiên giáng trần xuất hiện với trang phục La Mã cổ, đứng làm người mẫu cho du khách chụp hình cùng, càng làm ta xuýt xoa cho một đế chế hùng mạnh thuở nào nay đã lụi tàn theo năm tháng. Cạnh đấy là tu viện Bath (Bath Abbey) cổ trên 1200 năm, mà nếu leo được hết 212 bậc thang lên đỉnh tu viện, phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh Bath lung linh bên dưới, đắm chìm vào không gian lãng đãng cổ xưa, thả trí tưởng tượng đến những  đấu trường La Mã như còn phảng phất đâu đó…. Royal Crescent lại là một sự kỳ vĩ khác, gồm 30 căn nhà của giới thượng lưu danh gia vọng tộc thế kỷ 18, được xây dựng theo kiến trúc Georgia trong khoảng thời gian 1767-1775. Tòa nhà  sắp xếp thành vòng cung liên kế hình trăng lưỡi liềm độc đáo (crescent), trước mỗi căn nhà đều gắn tấm bảng nhỏ bằng đồng, khắc tên chủ nhân (có lẽ trong số họ, nhiều người rất tiếng tăm trong nhiều lãnh vực, mà chỉ dân bản xứ mới biết rành rẽ). Cũng đừng quên ghé thăm căn nhà cổ nhất Bath”Sally Lunn” (1482), nhà của món bánh bun nổi tiếng thế giới (Home of the world famous Sally Lunn Bun), bây giờ  đã trở thành tiệm ăn kiêm xưởng bánh tươi rất được yêu chuộng tại đây. Cây cầu Pulteney (1733) bắc ngang dòng sông Avon có đoạn thì dịu dàng, có đoạn  lại cuồn cuộn sóng dữ, khiến cho khung cảnh phố cổ càng thêm nhiều nét ấn tượng.

- Cardiff, thủ phủ xứ Wales, Land of the Dragon (người Wales tự hào đây là vùng đất của Rồng, câu slogan thỉnh thoảng xuất hiện đó đây trên xứ này). Xứ Wales là một nước thành viên của khối Liên hiệp Anh. Dù Wales thuộc Anh, nhưng Wales vẫn giữ chữ viết, tiếng nói và quốc huy, quốc kỳ, quốc ca xứ mình. Nên khi  tàu vừa sang cầu Severn Bridge nổi tiếng (sông Severn dài nhất  Vương  quốc Anh (354km), bắt nguồn từ xứ Wales rồi chảy vào kênh đào Bristol. Bristol cách Bath 21km, trên lộ trình đến Cardiff sẽ đi ngang qua Bristol), từ trạm Newport trở đi, du khách tưởng như mình vừa bước sang một đất nước hoàn toàn khác,  vì tất cả những bảng chữ đều chuyển sang ngôn ngữ Welsh của Wales, luôn kèm theo ngôn ngữ English của Anh (song ngữ), đặc biệt, bao giờ Welsh cũng đứng trên English.

Photo:

Photo:

     Những di tích của Wales cái nào cũng nhỏ bé so với “mẫu quốc”: nhà thờ (Norwegian Church) nho nhỏ, lâu đài (Cardiff Castles) xíu xiu, thành lũy thì be bé, tường thành thì thâm thấp, cho dù chúng đều xuất hiện trong thời trung cổ với kiến trúc Gothic đặc trưng. Một ít điểm tí nị khác của Wales là: Wales Millennium Centre (nhà hát), Cardiff Bay (Vịnh Cardiff), Pier Head Buiding…..Nhưng Wales lại sở hữu một danh tiếng rất khổng lồ: đài BBC (Bristish Broadcasting Corporation, hãng thông tấn xã lâu đời nhất thế giới, 1920) có trụ sở đặt tại đây, ngoài trụ sở chính tại London.

     Nếu so với gã khổng lồ Great Britain, thì Xứ Wales như một cậu bé tí hon nằm thu mình, khép nép nhờ Anh che chở. Dễ hiểu vì sao trong khi Scotland trưng cầu dân ý, nhấp nhổm đòi ly khai khỏi khối United Kingdom, và Bắc Ireland vẫn đang kiên trì đòi được độc lập, thì Xứ Wales lại an phận thủ thường nép mình dưới trướng bảo vệ của Anh.

     b/ Lộ trình hướng đông nam:

- Dover: Dover thuộc hạt Kent, là điểm cực đông trên đất liền, nơi có tuyến tàu điện ngầm xuyên qua biển Manche nối Anh và Pháp (Dover-Calais). Hầm dài 38km, được xem là dài nhất thế giới vào thời điểm mới khánh thành, còn nếu tính theo đường chim bay thì khoảng cách giữa Anh Pháp là 34km. Năm 1994, hầm xuyên biển Manche được Nữ hoàng Elizabeth II làm lễ khánh thành tại ga quốc tế St Pancras Int’l (London). Vì là lộ trình biên giới, nên khi chúng tôi leo lên đoàn tàu chỉ dài 6 toa vì có ít hành khách, những cảnh vệ biên giới cũng theo lên, mỗi người mỗi toa, nhiệm vụ như nhân viên soát vé, kỳ thực là để ngăn ngừa dân nhập cư lậu hoặc khủng bố, vì biên giới dễ xảy ra phức tạp. Dover của Anh cũng là vị trí gần với đất liền Châu Âu nhất. Vì nằm ở vị trí chiến lược (biên giới), nên tại đây, có một công sự ngầm dọc suốt dưới dãy White Cliffs. White Cliffs (vách đá trắng) là điểm nhấn đặc biệt ở Dover, mà nếu như đứng ở Calais (Pháp), vách đá trắng này sẽ được nhận biết đầu tiên. Còn bên này Dover, đứng tại điểm cao nhất của White Cliffs, phóng mắt ra tít tận xa xa, dải đất liền trông thấy trước tiên chắc chắn là Calais của Pháp, và mặt biển mênh mông kia không gì khác hơn là eo biển Manche (Manche là tên một thị trấn ven biển của Pháp).  Dover Castle là lâu đài trung cổ (thế kỷ 12) dưới triều vua Henry II, là lâu đài có vị trí chiến lược cho vai trò phòng thủ biên giới, cũng là lâu đài lớn nhất nước Anh. Cảng biển Dover lúc nào cũng nhộn nhịp, nắm  giữ một vị thế quan trọng, kể cả thời chiến (quân sự)  lẫn thời bình (kinh tế). Tên trạm Dover Priory (tu viện) station chứng tỏ tại Dover này có khá nhiều nhà thờ: nhà thờ chính tòa Cantebury, nhà thờ St Marti, tu viện St Augustin….., nhà thờ nào cũng uy nghi, trầm mặc.


Photo:

Photo:

- Isle of Wight: là một đảo nhỏ chỉ rộng 380km2, dân số 123.000 người, cách London 100km và cách đất liền bằng eo biển nhỏ Solent. Từ trạm Portmouth Habour& Southsea, chúng tôi đi phà Wightlink khoảng 20 phút sang đảo Wight nhỏ bé hiền lành dễ thương. Rất ngẫu hứng khi chọn Wight cho kỳ nghỉ lễ Noel,  chúng tôi không chọn ở lại thủ đô London, hòa vào dòng người đông đúc ken nhau trên những con đường tấp nập, nhộn nhịp giăng mắc đầy đèn tại trung tâm (Oxford street, Oxford circus, Piccadilly street, Regent street) cho kỳ nghỉ cuối năm. Vậy lại hóa hay, một kỳ nghỉ lễ tuyệt diệu mà ta thường nghe chúc trong mùa: ”Giáng Sinh an lành”.

Photo:

     Qua biển, xuống phà, chúng tôi còn phải lội bộ hơn cây số nữa, trên cây cầu gỗ cổ nhất nước Anh (và là cây cầu dài thứ hai tại Anh) để vào trung tâm Wight, vừa đi vừa nhẩn nha chụp phong cảnh biển bao la, trời bao la, cầu cũng bao la. Logo của Isle of Wight Council nổi bật với “ba cây kim” (và thêm một cuộn chỉ nữa chứ, cảnh thực trông rất rõ) The Needles, thắng cảnh chính tại đây. The Needles nằm phía cực tây đảo, còn điểm cực đông chính là vùng biển trời Dover Channel (eo biển Manche), nơi Anh gần đất liền lục địa cổ Châu Âu nhất. Ở bất cứ nơi nào trên đất nước Anh, người ta đều dễ dàng nhận thấy công viên gắn liền với các công trình công cộng, và danh từ park, gardens thường hiện diện mọi nơi (cái này gọi là “ra ngõ gặp công viên”), huống chi trên đảo tí hon Wight nhà cửa thưa thớt, công viên càng có dịp tung hoành phủ xanh khắp chốn. Cũng không thể không kể đến vách đồi Colored Sand đối diện The Needles, chỉ một dãy đồi ngắn  mà vách đá pha trộn rất nhiều màu sắc xen nhau trông thật ngộ nghĩnh vui mắt. Và còn nữa,  Nhà thổi thủy tinh Alum Bay Glass, Handmade on the Isle of Wight since 1972, làm thủ công những món hàng lưu niệm bằng thủy tinh độc đáo, vân vân và vân vân…….

     Thật là một Giáng Sinh tuyệt vời trên đảo. 6.30pm, theo tour “ Christmas Lights Tour” chúng tôi hào hứng leo lên tầng hai của bus Wight City Sightseeing trong cái lạnh cắt da và cái gió lồng lộng để chiêm ngưỡng những ngôi nhà treo đèn Noel khắp đảo. Hưởng trọn vẹn những lung linh của ánh sáng đêm chúa sinh, cảm nhận được những ấm áp tình người (vui lễ hội nhưng luôn nghĩ đến người không may, bao giờ các hội đoàn cũng tổ chức kèm theo là “ Xmas Lights for Charity”), những huyền ảo của không gian mù sương nơi xứ sở sương mù, ngắm nhìn bầu trời tối đen như mực mà sao vẫn sáng một niềm hạnh phúc lâng lâng ….Tại một đất nước mà đạo Thiên chúa chiếm đa số thì những Santa’s Village North Pole, Santa Grotto, chụp hình với Santa, nhận quà của Santa….là những háo hức vô cùng, không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà người lớn cũng vui lây. Người ngoại đạo là tôi đã có một mùa Giáng Sinh ấn tượng không thể quên trong đời.

c/ Lộ trình lên phía bắc:

     Phải nói ngay kẻo lỡ, rằng ngoài nét đáng yêu của Cambridge như tôi đã mô tả ở trên, thì hành trình tiến lên phía bắc (Cambridge cũng nằm phía bắc) là lộ trình tôi ấn tượng nhất khi thăm Vương quốc Anh.

     Cho dù có khởi hành từ nhiều ga khác nhau tại London: Paddington Terminals, Waterloo Station, Victoria Station hay King’s Cross (ga chính và lớn nhất) để tỏa đi mọi hướng tây bắc đông nam chăng nữa, thì khi tàu vừa ra khỏi trạm, mọi con đường sẽ na ná nhau: dãy nhà cửa dày đặc những ống khói lô nhô cao thấp sẽ dần lùi lại đàng sau, nhường chỗ cho những thảm thực vật thảo nguyên xanh rì tận chân trời, lâu lâu lại xuất hiện một cụm dân cư, dấu hiệu báo rằng tàu chuẩn bị vào một ga xép nào đó và chỉ ngừng đón khách 1-2 phút không hơn. Tàu sẽ nhanh chóng nối tiếp hành trình xuyên qua những hàng cây lá đỏ, lá vàng, lá nâu xen lẫn với những hàng cây thông, tùng, bách diệp xanh ngăn ngắt trải dài dọc suốt hai bên đường, cũng  biết lướt theo vun vút trong tiết trời cuối thu. Thỉnh thoảng trên những cánh đồng cỏ mênh mông là những chú ngựa “mặc áo”, những chú cừu dày lông nhẩn nha gặm cỏ dưới cái lạnh cắt da, những cánh đồng quạt gió, những cuộn rơm khổng lồ (dù đã được bao kín bọc nilon màu đen, rơm cũng ráng “vẫy vùng” để nhú ra kỳ đượcnhững cọng mầm xanh nho nhỏ) trước những nhà máy Dun Bar Mill Factory…

- York (cách London 120km): nằm trên hợp lưu hai sông Ouse và Foss, được công nhận là thành phố ven sông đẹp hơn tranh vẽ. Chúng tôi đến York trong một ngày đầu đông lạnh giá, nhiệt độ ngoài trời đã xuống 4 độ C, bầu trời âm u rét mướt mưa lâm thâm. Không biết vào những lúc khác thì sao, chứ trong ba tháng ở Anh, chưa bao giờ tôi bắt gặp một trận mưa lớn hạt tầm tã dai dẳng, chỉ có những cơn mưa bụi nhỏ li ti mà sao tê cóng, những cơn mưa buốt lạnh người dù mới chỉ chớm thu hay đầu đông, nước tan chảy ngấm vào chiếc áo len dày nên người lúc nào cũng rin rít khó chịu.

     Vừa ra khỏi trạm, ta hãy bước vài bước chân đến thăm địa điểm đầu tiên của York: National Railway Museum nằm sát cạnh ga tàu. Chẳng biết tí gì về cơ khí máy móc, tôi chỉ biết rằng đây là bảo tàng xe lửa lớn nhất thế giới, nơi trưng bày và bảo tồn tất cả các cỗ xe lửa có trong mọi thời kỳ xưa và nay.

     York là thành phố cổ nhất nước Anh, và cổ nhất Châu Âu, có truyền thống lịch sử lâu đời trên 2000 năm. York đẹp, nhưng buồn, một nỗi buồn êm dịu, nhẹ nhàng, nhờ vào nét xa xưa huyền thoại, trầm mặc vốn có của một phố cổ.

     Ở York, bàng bạc khắp mọi nơi những  nét văn hóa, lịch sử, di tích, phế tích…có từ thời đế chế La Mã chiếm đóng Anh những năm 300 AD (sau công nguyên).  York chính là nơi đăng quang của Hoàng đế La Mã Constantine The Great (274-337) vào năm 306.

     Bức tường thành Roman Wall (xây năm 300 bởi Hoàng đế La Mã Constantius Chlorus, cha của Constantin The Great), thường gọi nôm na là Thành Cổ hay Thành York, đẹp nhất Châu Âu (được ví như Vạn lý Trường thành của Anh) sừng sững uốn lượn bao quanh thành phố, xưa là bờ chắn bảo vệ trước sự xâm lăng của người Vikings (Dane và Norman). Tường thành có tổng cộng sáu điếm canh, nhưng bị hủy hoại gần hết, nay chỉ duy nhất một cái còn nguyên vẹn. Bức tường dài 5km, nhiều đoạn bị đứt khúc để thông đường xe theo đà phát triển của thành phố, nhưng vẫn được bảo tồn rất tốt trong những đoạn còn lại, mặc dù đã nhuốm màu“rêu phong thành cổ”.

    York Minster: là một trong những nhà thờ lớn nhất thế giới và cổ nhất gần ngàn năm còn hoạt động (xây 1230, hoàn thành 1472). Có kiến trúc Gothic, với tháp chuông cao 60m, và những ô cửa kính bốn phía nhà thờ đều được vẽ tranh, đặc biệt không bức nào giống bức nào (tổng cộng 128 bức), riêng bức tranh trên cửa kính phía đông (cửa chính) là bức tranh lớn nhất nước Anh:  dài 160m, rộng 76m, cao 27m. Gần đấy có nhà thờ Holy Trinity, đặc biệt toàn bộ hệ thống chiếu sáng đều do từ cách kiến trúc độc đáo, không phải dùng đến đèn điện.  

Photo:    

     Chợ cổ Shambles: chợ họp khá trễ. Mười giờ sáng, chúng tôi đến York khi trong bụng đói meo vì trước đó phải ra ga sớm, nhưng Shambles vẫn còn ngủ, chưa buôn bán. Đành loanh quanh lên xuống chợ chờ đến trên 11 giờ mới hy vọng có cái bỏ bụng. Vậy mà hay, có dịp loanh quanh thì mới có dịp biết thêm chút chút những ngộ nghĩnh của Shambles Market. Chúng tôi cầm tấm bản đồ York được phát miễn phí, đỏ mắt tìm Chcolate Nestle’ Rowntree, cứ ngỡ nhà máy sản xuất  sô cô la thì phải lớn lắm, hoành tráng lắm, đến khi tìm hoài không ra, chìa tờ giấy có ghi tên cho dân địa phương nhờ chỉ hộ, thì ô hô, mình đang đứng ngay bên cạnh nó đây, ngay trên đường King Square trước mặt chứ đâu. Nó là York’s Chocolate Story nhỏ xíu (vậy chứ có lịch sử  hoạt động đến gần 300 năm), nay là một tiệm sô cô la vừa làm vừa bán, kiểu “nóng hổi vừa thổi vừa ăn”. Cũng như nhờ rảnh rang vì chợ chưa họp mà tôi có dịp được nhìn thấy những xe kem, xe nước chanh bán dạo, y chang như mấy xe đẩy bán dạo quê mình (chắc họ sang Việt Nam học hỏi, tôi tự trào). Và Toffee&Fudge, loại kẹo trái cây đặc biệt của York, đủ màu, đủ mùi và chỉ được làm thủ công. Chủ một cửa hàng kẹo Toffee&Fudge dáng người quá khổ, chỉ ngồi yên tại chỗ, mặc kệ khách muốn xúc gì thì xúc, xúc nhiêu thì xúc, xúc xong còn phải nhoài người qua bốn dãy kẹo mới tới tay chủ hàng. Ông chủ chậm rãi cân, gói, tính tiền, nhận tiền mà vẫn cứ ….ngồi tại chỗ, chẳng màng lịch sự đứng lên cho “phải phép”. Chúng tôi kiếm một góc chợ ngồi nhồm nhoàm nhai kẹo, chờ tới giờ hàng ăn được mở, hít hà cái hương vị Toffee&Fudge ngất ngây. Công nhận Fudge của York ngon thiệt, ăn mùi nào cũng ngon, chất “ngọt không ngọt” lắm mềm mại tan chảy trong miệng mới đáng đồng tiền bát gạo làm sao. Hèn gì ông chủ hàng mập ú, đứng dậy không nổi. Chắc vừa nhồi bột kẹo vừa ăn… Toffee&Fudge?

Photo:   Photo:   Photo:

Photo:

      Phố cổ  Shambles (có chợ Shambles) được xem là phố cổ đẹp nhất. Với niên đại trên 900 năm, Shambles đang được bảo tồn rất tốt, mục đích gìn giữ những nét trung cổ còn sót lại giữa thời đại ngày nay. Chợ hoạt động trễ, lại tan sớm, nên  phải vội vội vàng vàng rảo vài vòng “cái gì cũng muốn mua”, một loáng đã khệ nệ tay xách nách mang bao nhiêu món đặc sản vùng.

     Một nét đặc biệt khác của York là kiến trúc Tudor. Ta dễ bắt gặp kiểu nhà Tudor ở York nhiều hơn bất cứ nơi nào khác của Anh, hình dáng cũng giống bao ngôi nhà bình thường trên khắp nướcAnh, có thật nhiều ống khói trên nóc nhà,  nhưng ngoài màu nền trắng, Tudor vẽ thêm những nét sơn đen đậm tại những cạnh thẳng nên trông căn nhà ấn tượng hẳn ra.

     Với những ai thích cảm giác mạnh, thì tham gia The York Dungeon (tương tự,  London, Edinburgh cũng có tour Dungeon), để khám phá một huyền sử ma quái dài đến hơn 2000 năm, từ giai đoạn Anh bị người Vikings xâm chiếm. Tại bất cứ điểm du lịch nào trên khắp nước Anh (nhất là những lâu đài ở London, York, Edinburgh…., lâu đài nào càng xưa cũ bí ẩn oan khuất thì càng nhiều…ma), luôn tổ chức tour kinh dị, tour rùng rợn, vì Anh nổi tiếng là xứ sở của những lâu đài ma ám mà. Ghost Walk, Ghost Trail, hay The Bloody Tour, Haunted Graveyard Tour… là những tour chuyên gợi óc tò mò về thế giới ma quỷ. Tour luôn bắt đầu từ 7.30 tối để dễ gây cảm giác rùng rợn, hồi hộp, ghê người. Thú thiệt tôi là một đứa nhát gan, rất sợ ma, nên đối với bất cứ tour kinh dị nào tôi đều không ngần ngại mà quyết liệt từ chối, nên chẳng biết chúng ra sao, những câu chuyện có thật hay chỉ là những câu chuyện hư cấu cho ly kỳ hấp dẫn. Cái thú “đi cho biết đó biết đây” là dịp tai nghe mắt thấy và học hỏi được những điều hay đẹp, thì dại gì tìm đến những nơi chỉ có ….từ chết tới bị thương (đau tim) như thế nhỉ.

                                                             Scotland.

     Trải qua cuộc hành trình dài hơn bốn tiếng đồng hồ với khoảng cách  400 miles (1mile = 1,6 km) từ ga King’s Cross (London), chúng tôi đặt chân lên Edinburgh, thủ phủ Scotland từ 1437. Edinburgh là thành phố lớn thứ nhì Scotland, sau Glasgow. Cùng với Xứ Wales và Bắc Ireland, Scotland là một nước thành viên trong khối Liên hiệp Anh (United Kingdom).

     Vừa bước chân ra khỏi nhà ga chính Waverley, chúng tôi ‘’đụng “ ngay di sản (cái này gọi là “ra ngõ gặp di sản” cũng hợp tình, vì Vương quốc Anh có đến 31 di sản thế giới rải khắp nước): Old Town, New Town, và Edinburgh Castles ngay trung tâm thành phố Edinburgh được UNESCO công nhận di sản thế giới năm 1995. Đặc biệt, logo công nhận di sản được chạm khắc trên mặt hè phố chứ không trên tấm bảng treo tường (điều này tôi còn được trông thấy lần nữa tại Bath). Tôi đoán, tại những nơi đây, phần công nhận di tích bao gồm nguyên thành phố, nên phải khắc trên mặt đất chăng?


Photo:

     Giống xứ Wales, Scotland vẫn giữ ngôn ngữ, chữ viết và quốc kỳ riêng. Bên cạnh tiếng Anh, ngôn ngữ Scots (Scottish, Scott, hay Scotch, tôi vẫn chưa phân biệt được những từ này) bàng bạc mọi nơi, tuy mật độ “phủ sóng” thì nhẹ nhàng hơn Wales, chỉ thi thoảng mới thấy vài dòng nho nhỏ khiêm nhường trên những tấm biển chú thích. Con phố chính của Edinburgh là Princes street luôn tấp nập du khách dập dìu tham quan, nằm dọc theo công viên Princes Gardens. May mắn là khi vừa đến thành phố, chúng tôi có ngay dịp chiêm ngưỡng một lễ hội âm nhạc với đoàn người diễu hành đang tiến vào công viên, với đội kèn túi, đội trống ồn vang cả một góc phố. Ở Edinburgh, ngoài những món quốc hồn quốc túy (quê hương của môn thể thao golf, rượu mạnh Johnny Walker, đàn Harp…. ) âm nhạc là một món không thể thiếu, nên không lấy làm lạ là đến Edinburgh vào bất kỳ thời điểm nào, người ta cũng có thể nghe âm nhạc, đặc biệt là âm thanh không lẫn vào đâu được của kèn túi vang lên khắp nơi. Kèn túi luôn đi đôi với váy Kilt trong mọi lễ hội âm nhạc. Lần đầu tiên tôi tận mắt nhìn thấy đàn ông mặc váy kilt, vải màu đậm xanh đen đỏ sọc ca rô, quốc phục Scotsmen. Máy ảnh lại được dịp liên tục chớp nháy hình những chàng Scots già trẻ trong bộ váy ca rô, đầu đội mũ bê rê lệch, tay cầm cây kèn túi thổi những bài ca của vùng cao giá lạnh này. Ai muốn cười đàn ông mặc váy thì cười, còn chúng tôi lại cảm thấy vô cùng thích thú trước sự “trái khoáy” đặc sắc này. Một nét văn hóa dễ gì kiếm được ở nơi nào khác.


Photo:

    Edinburgh là một trong những thành phố đẹp nhất Châu Âu. Edinburgh thơ mộng hơn các thành phố khác chính vì nó tọa lạc trên vùng đồi dốc nhấp nhô, nên cảnh quan nơi đây dù đứng ở góc độ nào cũng có thể trông thấy dễ dàng, nhất là những công trình cao. Đồi Calton, là ngọn đồi ngay trung tâm thành phố, đứng nơi đây, ta có thể phóng tầm mắt đi bốn phương để tận thu hết mọi cảnh sắc tuyệt vời của Edinburgh vào tầm mắt. Cạnh bên là quảng trường St Andrew (tên vị thánh bảo hộ Scotland), nơi có nhiều cửa hàng mua sắm, quán ăn, quán rượu, bến xe, trụ sở cơ quan công quyền, ngân hàng .…. Đài tưởng niệm Scott là tòa tháp có phong cách Gothic thời Victoria, công trình này tự hào là đài tưởng niệm lớn nhất trên thế giới dành cho một nhà văn: Sir Walter Scott (1771-1832). Ông là một huyền thoại văn học, một cư dân nổi tiếng nhất của riêng Edinburgh, và của chung Scotland. Ông là luật sư, chính trị gia, nhà thơ, nhà văn chuyên viết những tác phẩm, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn tiểu thuyết tựa “Waverley” kể về lịch sử đất nước Scotland. Tựa của tiểu thuyết này sau được đặt tên cho nhà ga chính Waverley của Edinburgh. Tòa tháp 60,9 m vươn mình ngạo nghễ lên trời cao, hình dáng trông rất ma quái  với màu đen tối sẫm, đứng bất cứ góc phố xa hay gần đều có thể nhận biết được dễ dàng.  

    Dọc theo Royal Mile của Old Town, thì đầu phố này là lâu đài Edinburgh, còn đầu kia là lâu đài Holyrood, cả ba đều nổi tiếng như nhau, cộng thêm nữa là nhà thờ Saint Giles (tên một vị thánh bảo hộ thành phố) dọc con phố lát đá thoai thoải.

     Lâu đài cổ Edinburgh bền vững cả ngàn năm nay, tọa lạc trên ngọn đồi Castles Rock, một vùng núi lửa rộng lớn, trông uy nghi và diễm lệ giữa trung tâm thành phố. Lâu đài gồm 12 công trình chính, như bảo tàng quân đoàn kỵ binh hoàng gia (The Royal Scots Dragoon Guards Regimental Museum); nhà ngục Prisons of War: giam giữ tù nhân chiến tranh và cả người trong hoàng tộc….Niềm vinh dự của Scotland: The Honour of Scotland: The Scottish Crown Jewels, chính là nơi giam giữ Nữ hoàng Mary cùng chiếc  vương miện của bà, và “hòn đá  định mệnh” (The Stone of Destiny). Nữ hoàng Mary (của Scotland) bị bức tử năm 1587 về tội mưu sát Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất (của Anh), hèn chi lâu đài này được xem là lâu đài bị ma ám nặng nhất Vương quốc Anh. Mọi phòng khác của lâu đài đều cho phép du khách chụp hình, riêng phòng Crown Jewels này bị cấm.

     Giữ vai trò chính yếu trong lịch sử Scotland, Edinburgh castles vừa là nơi ở của Hoàng gia, vừa là pháo đài quân sự (chữ castle bao hàm hai nghĩa: lâu đài và pháo đài, nên trong bất cứ cung điện nào người ta cũng thấy rất nhiều cỗ pháo rải rác khắp nơi). Lâu đài còn lưu giữ rất nhiều khí tài quân sự, trong đó có Mons Meg, một trong những khẩu pháo cổ xưa nhất thế giới (thế kỷ 15). Ngay khi vào cổng và leo lên đồi, sẽ có một dãy đại bác “hoành tráng” dàn hàng ngang đón chào du khách. Từ các lỗ châu mai đặt nòng pháo, du khách dễ dàng chiêm ngưỡng được toàn cảnh thành phố Edinburgh bên dưới. Ngày nay lâu đài vẫn giữ lệ bắn đại bác lúc 1 giờ chiều (từ khẩu pháo The One o’Clock Gun) hàng ngày, trừ chủ nhật.

     Nhà nguyện St Margaret, nơi tôn nghiêm dành riêng cho Nữ hoàng Margaret, được xây tại điểm cao nhất của Castle Rock. Đây là phần cổ nhất của lâu đài, cũng là công trình cổ nhất còn nguyên vẹn của thành phố Edinburgh, xây từ 1124-1153 bởi con trai út Nữ hoàng, vua David I. Nhà nguyện rất nhỏ, chỉ vừa đủ cho khoảng 20 người. Ngay sát cạnh bên là Whiskey shop, nơi trưng bày và bán  rượu Scotch Whiskey Johnny Walker nổi tiếng nhất thế giới. Scotland nổi tiếng về công nghệ chưng cất Whisky, nên những pub, những tavern (quán rượu) mọc lền khên, chủ yếu bán Scotch Whisky, niềm hãnh diện của xứ Scots. Scots ở phương bắc, lại là cao nguyên, nên nhiệt độ giữa London và Edinburgh có khi chênh lệch đến 5-6 độ C, ngoài lò sưởi, rượu chính là phương cách làm ấm cơ thể hữu hiệu nhất tại đây.

      Cung điện Holyrood (Palace of Holyroodhouse) nguy nga nằm cuối trục đường Royal Mile, xây dựng năm 1128 (thế kỷ 12), với tu viện Holyrood Abbey cổ kính kề bên. Holyrood chứng kiến bao thăng trầm đầy biến động của lịch sử Scotland (Holyrood, Home of Scottish Royal History), ngày nay là viện bảo tàng lưu giữ những món đồ trang sức của Nữ hoàng, những báu vật của Hoàng gia (vương miện, vương trượng, kiếm báu, … ), cũng là nơi ở của Nữ hoàng đương nhiệm Elizabeth II và các thành viên hoàng gia trong các dịp lễ.

- Loch Ness: đến Scots mà không đi tour Loch Ness, Glencoe& the Highlands thì quả là một thiếu sót lớn. Nghĩ vậy, nên khi vừa đến Edinburgh, chúng tôi tức tốc mua tour, để ngay ngày hôm sau có thể đi săn “quái vật Nessie”. Khởi hành từ phố cổ Royal Mile lúc 8am, Scotline tour theo lộ trình dài khoảng 100miles dừng ở những trạm sau: làng Callendar (ăn sáng, uống cà phê) - cao nguyên Glencoe chụp hình thắng cảnh núi “Ba chị em”(Three Sisters) nổi tiếng -  dọc theo dãy núi Ben Nevis, ngọn núi cao nhất Scots (1343m) với những loch hai bên đường (tiếng Scots có nghĩa là hồ) - trạm Spean Bridge Mill (ăn trưa) - tham quan Đài tưởng niệm Commandos (The Commando Memorial), tưởng niệm những chiến sĩ trận vong trong thế chiến thứ hai (1939-1945). Từ sau đó, xe sẽ không ngừng đâu nữa, trực chỉ Loch Ness. Bác tài xế già vui tính vừa lái xe kiêm luôn lơ xe, phụ xế, hướng dẫn viên, thuyết trình viên…. và hát minh họa nhiều bản nhạc đồng quê vùng Glencoe hay những địa điểm đáng chú ý  khi xe chạy ngang qua. Tới Loch Ness  đúng 2pm.

Photo:

Photo:

     Loch Ness là hồ lớn thứ hai sau Loch Lomond, nhưng nổi tiếng hơn bất cứ Loch nào trong vô số những Loch tại đây. Loch Ness trải dài trên 37km, nằm phía tây nam thành phố Inverness, là hồ nước ngọt sâu 230m, diện tích 56km2, có lượng nước còn nhiều hơn tổng số hồ của Anh và Wales cộng lại. Điều thú vị là dọc đường, danh từ Loch hiện diện khá nhiều chứ không phải Lake, thí dụ Loch Katrine, Loch Awe, Lochside, Lochend….Loch Ness nổi tiếng nhờ vào điều bí ẩn “có hay không có” huyền thoại Nessie, cũng có thể là nhờ vào những bộ phim xoay quanh con vật  này, dựa theo tiểu thuyết của nhà văn nước Anh Dick King Smith. Chính sự hư hư thực thực huyền bí này làm cho Loch Ness càng nổi tiếng, và Loch Ness càng có cơ hội hốt bộn bạc nhờ du lịch! Nhưng theo tôi thì, dù có hay không Nessie, thì du lịch vùng cao nguyên này vẫn không hề giảm sút với những thăng trầm khác của nó. Hãy nhìn Lâu đài Urquhart Castle có lịch sử tồn tại trên 500 năm nằm chơ vơ một mình ven hồ Ness. Hẳn nơi đây một thời nhộn nhịp sung túc người ra kẻ vào phục vụ cho một dòng dõi quý tộc nào đó. Đứng trên điểm cao nhất của lâu đài  nhìn ra bốn phía, hồ Ness mênh mông tĩnh lặng tuyệt vời, rừng cây bao la ngút mắt, núi non trùng điệp, đồi cỏ xanh rì dưới chân….., thật là nơi an nhàn, nghỉ dưỡng  lý tưởng. Du khách sẽ không khỏi không trầm tư, suy ngẫm về một thời vàng son của dòng họ những danh gia vọng tộc, để rồi cũng không tránh khỏi sự đào thải nghiệt ngã của thời gian mà trở thành phế tích.

Photo:

Photo:

Photo:

Photo:

Photo:
 

                                                 Một chút về xã hội Anh

     Nhờ thời gian lưu trú khá dài, tôi có dịp tìm hiểu, quan sát lối sống, sinh hoạt của người Anh.

     Trước hết, phải khen London là một thành phố quốc tế (Metropolitan). Với đầy đủ mọi sắc dân, mọi quốc tịch, mọi màu da, nên các nền văn hóa đa dạng vui sống chung hòa bình. Các cửa hàng đến từ mọi châu lục của thế giới tràn ngập thủ đô, những bảng hiệu với ngôn ngữ vùng miền: Meriterranean, Carribean, African, Oriental, Europa, Latin, Việt Nam, Thái, Ấn, Trung, Hàn,  Nhật, ….. chen chúc cạnh nhau rất ư thân thiện. Có trên 25% người dân không được sinh ra tại Anh, và có hơn 30 ngôn ngữ nói phổ biến tại Anh. Có lẽ vì thế mà dân tộc Anh đã bị “lai căng”, cụm từ “phớt tỉnh Ăng lê” chắc phải “xét lại”, tôi tự thay liền “thân thiện Ing lích”theo cách suy nghĩ của mình. Thật vậy, tôi đã từng được họ (không biết là dân Anh chính thống hay dân nhập cư) chào hỏi thân ái, chuyện trò thân tình dù chưa hề quen biết, không kể câu xã giao”hello”khi vừa thấy mặt luôn thường trực trên môi. Thì ra cư dân Anh đâu có lạnh lùng phớt tỉnh, họ vui vẻ thân thiện vô cùng đấy chứ.

     Người da đen chiếm đa số tại London (các vùng khác ít hơn, hoặc không có). Họ di cư đến đây từ những nước Châu Phi thuộc địa cũ của Anh, và chỉ đến thủ đô vì dễ sống. Một mặt nào đó, cuộc sống của họ có phần dễ thở hơn người da trắng bản xứ. Không rành về chính sách nhập cư của Anh, chỉ nghe đồn đại rằng khối da đen rất lười lao động, chỉ thích ngồi chờ nhận trợ cấp thất nghiệp, và thường  thích ….đẻ, để nhận thêm phần trợ cấp xã hội. Trên đường phố, nếu có người ngồi lề đường ăn xin, thì chỉ thấy người da trắng, chưa thấy người da đen nào, và cảnh tượng người đen cho tiền, cho thức ăn người trắng còn phổ biến nữa kìa.  Điều ngộ nghĩnh là, chuyện ăn xin có vẻ như là một… job (nghề), có người ngồi với con chó to đùng (cỡ chó một ngày ăn cả ký thịt bò), họ hồn nhiên ôm chó hôn hít (người phương tây yêu chó), đùa giỡn với chó, nằm ngủ ôm chó… Bá tánh tội nghiệp chó theo chủ hành nghề.…hành khất nên tội nghiệp luôn chủ của chó, dễ khiến mủi lòng hỏi han. Không thấy những beggers này bi lụy hay mặc cảm. Mùa đông rét mướt, những người vô gia cư quấn quanh mình bằng những chiếc mền cũ trông như đống giẻ nằm ngồi góc phố, trước mặt là cái lon hay nón, nhìn người qua kẻ lại một cách bình thản, không buồn mở miệng van xin. Còn tại những khu du lịch đông người, họ thường chơi đàn guitar, kéo violon, đánh trống phục vụ xin tiền. Một lần trên tube nội đô, tôi còn thấy cả một ban nhạc 5-6 người với đầy đủ đồ nghề, đến mỗi trạm, họ nhảy lên từng toa kẻ hát người đàn, hát xong đi rảo quanh, chìa ra cái lon nhỏ xíu trước mặt khách.Trạm ngừng, họ nhảy xuống kéo sang toa khác, tiếp tục kẻ đàn người hát. Cũng có lần, đang đi bộ trên đường, một cô gái trẻ, nhìn bề ngoài xinh xắn trẻ trung như sinh viên, sà đến kể lể về sức khỏe bệnh tật. Một vài penny không biết có giúp cô trong việc chữa bệnh hay không, tôi tự hỏi, mà trông cô mừng rỡ hẳn. Trong lòng tôi bỗng dâng một nỗi buồn vu vơ. Đi chơi đế quốc mà phải gặp mãi những cảnh đời khốn khó, tôi thấy chạnh lòng quá. Hóa ra mình, công dân một nước nhược tiểu, lại may mắn và giàu có hơn nhiều.

     Hệ thống Charity shop (cửa hàng từ thiện): hệ thống này có mặt trên mọi vùng miền, với mật độ khá dày, đường phố lớn nhỏ nào cũng có. Có cửa hàng không đề ra mục đích bán hàng từ thiện, nhưng cũng có cửa hàng ghi ngay cửa chính việc quyên góp nhằm phục vụ đối tượng cụ thể (người nghèo (Help The Poors) / người vô gia cư (The Homeless) / người khuyết tật (Help Disabled people)/ người mù (The Blinds) / cựu binh (Veterans)/ anh hùng (Help for Heroes)/ nghiên cứu ung thư (Cancer Research)….). Cửa hàng đón nhận tất cả mọi vật dụng, từ quần áo, giày dép, mũ nón dù, đồ chơi trẻ em, băng đĩa, sách, đồ lưu niệm, trang sức, ly thủy tinh, đồ thủ công…..Nếu chịu khó một chút cả ngày rểu rảo có thể tìm ra tại đây vài món đồ gần như mới toanh với giá rẻ, thậm chí rất rẻ (hên xui, bữa nào tổ trác thì bị mua mắc hơn hoặc bằng giá cửa hàng chính thống). Những người đứng quầy đều là tình nguyện viên không lương, họ rất dịu dàng, để khách tự do tuyệt đối, khi nào chọn xong, ra quầy tính tiền họ mới lên tiếng chào hỏi. Ở Anh, tôi ngộ một điều, người ta  luôn cám ơn và xin lỗi, dù cho mình chỉ đi vào ngó ngang ngó ngửa rồi đi ra không mua gì. Thể nào cũng nhận được tiếng“thank you” và “hope to see you”. Còn như trên đường đi nếu ta vô tình ngáng đường, vô ý chạm phải ai…, cũng sẽ được nhẹ nhàng “sorry”. Phong cách xứ “royal” có khác, lịch sự mọi lúc mọi nơi.

     Còn trong hầu hết các hệ thống siêu thị, thường có những thùng đựng hàng hóa gọi là goods for help chỉ nhận đồ ăn, không nhận tiền. Người đi siêu thị mua hàng xong, bỏ vào đây một ít thức ăn (bánh khô, mì gói, hay bánh mì tươi, kẹo,  dầu ăn, nước chấm…đều được). Những thức ăn này đến cuối ngày sẽ được mang đi phân phối cho các hội từ thiện. Siêu thị Anh không phát bao túi đựng hàng, phải mang từ nhà hoặc phải mua (0,05p/cái), tiền bán túi là tiền đóng góp cho quỹ xã hội. Một số siêu thị giá rẻ như Tesco, Asda, Lidl… có giờ bán giảm giá (reduce), thường khoảng 3-4 lần/ngày, đến giờ này siêu thị đông vui hơn, những quầy reduce đen nghẹt người, và đen nghẹt người da đen đứng chực chờ nhân viên siêu thị tag xong giá thì …giựt (giựt lẹ và giựt nhiều)! Có siêu thị còn phát chuối, quýt miễn phí cho trẻ em, để chúng đừng quấy trong khi chờ cha mẹ mua sắm.(Nhân nói về trẻ em thì nói thêm một chút: trẻ em ở Anh rất được quý, có những sân chơi khắp nơi, thường là trong khuôn viên của một nhà thờ, Children’s centre hoàn toàn miễn phí, các bé đến chơi trò chơi, múa hát, vẽ, ăn bánh, uống nước trong khoảng thời gian chừng một tiếng rưỡi đồng hồ, cũng được quản trò bởi những cộng tác viên vui tính, hòa nhã).

     Đường phố London khá hẹp, chỉ có bốn làn xe, thì đã hai làn dành cho bus. Phương tiện công cộng này rất phát triển và phổ biến. Vì đường khá hẹp nên dễ bị kẹt xe, nhưng họ không lấn đường, không nhấn còi thúc giục, càng không càu nhàu cử nhử, kiên nhẫn chờ đến khi đường thoáng. Ở đây đèn vàng luôn được sử dụng, từ xanh sang đỏ hoặc từ đỏ sang xanh đều phải chuyển sang vàng trước đã. Xe đạp phổ thông và có lối đi riêng, vào mỗi sáng giờ đi làm, lũ lượt cả trăm chiếc xe đạp chớp lóe đèn nối đuôi nhau, người đạp xe mặc áo phản quang chạy thành đoàn dài trông rất vui mắt. Trên lề đường dễ dàng bắt gặp  nhiều dãy xe đạp chờ for rent đậu dài dài, nhằm mục đích khuyến khích người dân lưu thông bằng xe đạp để bảo vệ môi trường. Xe máy ít hơn và phải lưu thông cùng làn xe hơi.  Vì không có cầu vượt nên muốn băng qua đường người ta thường hay băng lụi. Xe ưu tiên được quyền chạy vào đường cấm hoặc ngược chiều. Đi bus hai tầng tôi thích ngồi tầng trên để nhìn cảnh xe ngược xuôi trên đường, đôi khi được mục kích những pha nhường đường ngoạn mục. Dù đường có jam (kẹt) cỡ nào thì hễ nghe tiếng còi cứu hỏa, cứu thương, xe cảnh sát cách xa hàng cây số, các xe hơi đã tuần tự tìm chỗ lách vào lề. Chỉ một loáng, đường thông thoáng ngay, chiếc xe hú còi đã có thể chạy như “vào chốn không người”. Đường phố London rất hẹp (đi sang các hạt khác cũng thế thôi), vì London không có hẻm, chỉ có đường lớn hay nhỏ, nhà hai bên đường nếu không có parking lot, thì phải đậu ngay trước mặt tiền nhà, dưới lòng đường. Khi có hai xe ngược chiều nhau, một xe phải ngừng, chờ xe kia qua rồi mới chạy tiếp.

      Nhà ven đường cũng có kiến trúc gần giống nhau, một trệt, một gác, thấp lè tè, mái nhà nào cũng có ống khói vươn lên như vòi voi, . Đa số nhà không có mái hiên, không balcony, tông màu xám, nhiều nhà còn không trát vữa. Trước mỗi căn nhà, ngay tại mảnh sân nhỏ có ba thùng rác to đùng choán gần hết sân,  ba màu nâu, xanh dương, xanh lá, mỗi thùng mặc định mỗi loại rác khác nhau (thức ăn, giấy, chai lọ…, phân rác tại nguồn, mỗi ngày xe rác đến lấy chỉ một loại). Điều này khá khoa học, nhưng lại gây phiền hà cho khách mê chụp ảnh cỡ …. tôi, muốn chụp cảnh nào phải cẩn thận tìm góc cạnh né mấy cái thùng rác, né vậy mà cứ chụp dính chúng hoài.

     Mỗi lần đi đến những trạm tàu nhanh (tube, train, underground, overground…., tôi chưa phân biệt được sự khác nhau của chúng nên tạm gọi chung là tàu nhanh), nhìn những đoàn tàu dài dằng dặc đánh chữ đến L, M, N….tương đương số 12, 13, 14…), tôi thật sự khâm phục sự phát triển quá tuyệt của ngành đường sắt tại đây. Mỗi ngày, có hàng trăm chuyến ngược xuôi tỏa đi khắp nước, chuyên chở hàng trăm ngàn người tới lui, mà đâu phải chỉ một ga, tại London tôi đã khởi hành và tới bến tổng cộng đến năm stations, ga nào cũng đồ sộ và đều có  mười mấy, hai mươi lines, có ga còn phải chạy lên tầng lầu, chạy muốn “hộc xì bơ” vì bảng điện tử thông báo giờ khởi hành rất sát nút và rất chính xác, chậm một chút là lỡ chuyến ngay. Lần đi Bath thật sự là hú vía vì khi đến Paddington station chỉ còn đúng hai phút là tàu khởi hành. Mạnh ai nấy chạy thục mạng, đã thế vợ chồng con gái còn phải bưng cái pram (xe đẩy) của con nó nữa chứ, leo đại lên toa nào bất kỳ (vì toa của mình nó còn tít tuốt đâu đâu). Cứ leo được lên tàu là yên chí thoát chuyện trễ tàu , sau đó vừa thở phì phò vừa đi tà tà kiếm toa ghi trên vé. Hú hồn.

     Trên tàu có wifi miễn phí tha hồ làm việc trên laptop, đọc điện thoại, charge pin. Đứng quan sát hết đoàn tàu này chạy ra, đoàn tàu kia chạy vào như mắc cửi, chợt nhớ một lần đọc được dòng chữ  Railways’ 175th Anniversary ghi trên thân tàu Virgin trains (năm 1830 tuyến tàu sắt nối giữa Liverpool và Manchester thành công, được xem là tuyến đường sắt nối thành phố đầu tiên trên thế giới, theo Wikipedia), vào giai đoạn mà Việt Nam mình vẫn còn đang tù mù lạc hậu với xe ngựa kéo và cáng khiêng…., mới hiểu tại sao Anh xứng đáng là đế quốc đi chinh phục thế giới. That’s truth!

     Để kết lại chương này, tôi muốn quay về thủ đô bằng một hình ảnh rất ấn tượng, sinh động, và tôi sẽ đố bạn tìm được ở đâu khác ngoài London, có đủ tất cả chúng trong cùng một nơi:

1/ Xe bus hai tầng màu đỏ (bus một tầng cũng có nhưng ít, và cũng màu đỏ)

2/ Telephone booth màu đỏ (dù bây giờ điện thoại xài thẻ (cards) và xu (coins) không còn, nhưng chính quyền vẫn giữ những booth này như một nét đẹp hoài cổ của thành phố)

3/ Thùng thư màu đỏ.

4/ Xe đi lấy thư màu đỏ.

5/ Xe đẩy giao thư màu đỏ.

6/ Và xe taxi truyền thống màu đen (cũng có taxi màu khác, xanh dương, cam, hồng….nhưng ít).

     Ngoại trừ telephone booth không (hoặc ít) còn hoạt động, mọi thứ khác vẫn “chạy tốt”.  

Photo:

Photo:

Photo: Photo:
Photo:

Photo:

Photo:

Photo:
 

                                                   Người Việt tại Anh

     Là thành phố Metropolitan, nên London hội tụ đủ các sắc dân, trong đó người Việt mình cũng góp mặt với số lượng kha khá. Theo số liệu thống kê 2010 của Wikipedia, số người Việt hợp pháp tại Anh là khoảng 30 ngàn người, và cũng chừng ấy người cư ngụ bất hợp pháp (nay chắc tăng lên nhiều).

     Những ngày lang thang trên đất Anh, tôi hiểu được ít nhiều cuộc sống của người Việt tại Anh.

     Trừ những người đi đến Anh theo con đường hợp pháp (du học (tự túc, học bổng), học xong ở lại làm việc, lập gia đình, mang vợ (chồng) con sang sinh sống… còn số đông sang Anh theo đường tham quan, thăm thân rồi…trốn ở lại bất hợp pháp. Những nghề mà họ chọn thường là làm tóc, làm móng (hair & nail), mở hàng ăn, mở siêu thị, nhận chuyển hàng, chuyển tiền từ Anh về Việt Nam và ngược lại, nhận trông giữ trẻ trong cộng đồng người Việt lẫn nhau….…

     Làm nail, làm tóc đông nhất. Nail (làm móng tay, móng chân), pierce (xỏ lỗ tai, lỗ mũi, môi, mắt, các thứ xỏ), thread (xâm môi, lông mày…), tattoo (xâm mình) tất tần tật đều người Việt thâu tóm. Mà không chỉ ở Anh, người Việt khắp nơi trên thế giới đều thích làm nghề này vì dễ làm, dễ kiếm tiền, hay còn lý do khác là nghề này bị thiên hạ chê (những người ít học, không biết tiếng Anh, không giao tiếp được mới chọn nail). Cũng dễ hiểu, chuyện làm nail chỉ cần trao đổi một ít câu ban đầu, rồi thì cứ cắm mặt vào làm, nói năng làm chi cho mất tập trung, hỏng bộ móng, không ưng ý khách là vừa công cốc vừa bị chửi bằng tiếng Anh, cứ như vịt nghe sấm!

     Nghề nail là nghề hái ra tiền dễ nhất trong các nghề, lại được tip (tiền boa), nên dễ làm giàu nhất. Người Việt có thói quen giữ tiền mặt chứ không để trong tài khoản, thứ nhất là trốn thuế, thứ hai nữa là có thể chuyển tiền về Việt Nam bất cứ lúc nào, thông qua một vài …tay anh chị cũng do người Việt đảm trách. Những người này như một ngân hàng, cửa hàng vàng di động, họ có thể ôm cả trăm ngàn GBP (bảng Anh) bên người, đi xe hơi đến tận nhà giao dịch, mà khách còn được bonus (huê hồng), tính ra rẻ hơn tỷ giá ngân hàng. Những người làm ăn rất thích mô hình này, nhanh gọn lẹ, nhất là không phải khai báo, giấy tờ gì cho mất công.

     Trốn thuế bằng cách nào ư? Họ không gắn camera tại tiệm, khai gian thu nhập để hưởng trọn số tiền kiếm được, khai thấp thu nhập để đóng thuế 0 đồng. Thường họ chỉ khai thu nhập dưới 1000 bảng/tháng, số tiền quá  ít nên không phải đóng thuế. Vì trình độ thấp, nên họ không thể nghĩ xa hơn cho tương lai. Việc học hành của con cái, việc mua nhà định cư, việc đau ốm bệnh tật…..vì không thể chứng minh thu nhập nên những thứ đó đều rất bị hạn chế, không hưởng được chế độ phúc lợi xã hội. Trí thức lương thấp hơn nghề lao động tay chân, nếu chỉ 1800-2000 GBP/ tháng thì thuế thấp, nhưng nếu từ 5000GBP/tháng trở lên thì bị thuế hơn 50% số tiền lương, nên không lạ gì chuyện phải tằn tiện, liệu cơm gắp mắm, đi chợ thì kiếm hàng 1GBP/bowl (scoop, bag, punch, punnet…) mà mua, còn đi siêu thị thì chỉ chực chờ đứng trước quầy reduce!

     Nghề gì cũng có tai nạn nghề nghiệp. Một lần chúng tôi đi ngang qua một tiệm nail người Việt (những tiệm nail thường ghi tên Việt trên bảng hiệu, có tiệm còn dán cả hình của MC Kỳ Duyên lộng lẫy trên cửa kính như một bằng chứng “tôi là người Việt Nam” đây) thì nghe tiếng hú còi inh ỏi của xe cảnh sát, rồi đỗ xịch trước cửa tiệm. Chúng tôi dừng lại vì tò mò, xem người Việt mình ứng xử ra sao trước sự cố. Thì ra cửa tiệm này bị một khách hàng complain (khiếu nại) chủ hàng, đã đi méc cảnh sát. Khách hàng (là người da đen) bảo rằng tiệm làm hư bộ móng nên đòi lại tiền, tiệm không chịu trả, nên phải làm ầm lên. Dân làm nail thừa biết cái mánh của tụi đen này lắm, khi về nhà đã cố tình cạo sửa rồi ngày hôm sau mang bộ móng đến mắng vốn, đòi tiền lại. Tụi đen nói tiếng Anh tốt vô cùng, họ nói rào rào rất nhanh, nghe điếc con ráy, trái lại người Việt, nhất là dân nail thì quá yếu tiếng để có thể cãi lại, nói khơi khơi còn ấp úng như ngậm hột thị thì lấy đâu ra lời để chơi tay đôi với họ. Thế là đuối lý, phải đền, chỉ còn biết rủa tụi đen “bựa”!

     Có đến Anh, cụ thể London, sẽ được mục sở thị những người da đen làm điệu. Da họ đen chứ trên người họ thì …chói lóa: móng tay móng chân đỏ chóe, quần áo cái trên thì xanh đậm, cái dưới thì vàng khè, trang sức vòng tay, vòng chân chói lói. Tóc xoăn tít nhưng lưa thưa mỏng dính, đội tóc giả nhuộm đủ thứ màu, nếu không thì cũng đội lọn giả, bím giả như những con sâu róm trên đầu. Cái mặt mới thật ấn tượng: pierce lông mày, đeo bông mũi, gắn lông mi giả cong vòng, môi dầy bôi son màu đỏ gạch cua, còn thân hình thì: chỗ cần lồi thì lún, chỗ cần lún thì lồi, mập kiểu méo mó, thật như một trò đùa oái oăm của tạo hóa, một sự “phối cảnh” rất ư là …tùm lum tà la! Có đi mới thấy người Châu Á đẹp hơn nhiều, người Việt Nam mình đẹp hơn nhiều, thật đó. Nói vậy chứ người da đen cũng có cái đáng yêu: rất hay hát, và hát rất hay. Tôi đã nghe một nữ trên xe bus, một nam lái Uber hát. Họ hát một cách hồn nhiên, giọng rất khỏe, luyến láy  rất điệu đà, hát tự tin và rất “to tiếng”, làm như muốn cho cả bus cùng nghe những bản nhạc xứ họ với giai điệu lạ lẫm rất tuyệt. Thú thật tôi cũng hay hát và hát hay (hihi), nhưng phải công nhận họ hát hay hơn tôi nhiều, bái phục.

     Trở lại nghề nail của người Việt. Vào thời điểm chúng tôi đến Bath, cũng là lúc một chủ tiệm nail tại Bath đã bị cảnh sát bắt vì bị tố bóc lột lao động người bản xứ (là nhân viên làm nail dưới quyền). Khám xét nhà chị này, cảnh sát còn tóm được trên 60 ngàn bảng Anh được ngụy trang trong con gấu nhồi bông, số tiền này chưa kịp chuyển về VN thì bị bắt. Tin này được đăng trên trang nhất của tờ báo địa phương Bath Chronical (ở Anh, địa phương nào cũng có báo riêng, được phát miễn phí trong siêu thị, quán ăn, ga tàu, xe bus, hay những kệ báo lề đường).

     Những tiệm nail của người Việt còn bị mang tiếng nhiều thứ: là nơi buôn người (nô lệ thời nay), buôn lậu, là nơi trồng cần sa trong nhà, nơi chứa người ở chui, ở lậu, ở quá hạn, nghĩa là tất tần tật những tệ nạn đều có, miễn đẻ ra tiền.

     Ngoài nail, những người Việt làm ăn chân chính phải kể đến hai nghề:

     1/ Siêu thị: siêu thị Việt khắp nơi như Longdan Express & Aobaba Vnmese Street Food ở Walworth road, Elephant&Castle; siêu thị Hiệp Phát, phố Deptford hay Woolwich, nơi có nhiều người Việt tập trung có Hà Nội supermarket, Lai Loi Oriental Store, Bảo Long Vnmese Oriental Supermarket….Ở đây thứ gì cũng có, từ chai nước mắm đến lọ dưa hành, từ Việt Nam qua, từ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ  tập trung về. Thế nên, người Việt xa quê không cảm thấy bơ vơ thiếu thốn, họ thường rủ tới nhà nhau gói bánh chưng, bánh tét khi tết đến, còn không thì cứ ra siêu thị người Việt là đủ cả một trời xuân “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ….”không thiếu món nào.

     Hàng ăn càng nhiều. Đi đâu cũng bắt gặp tiệm Việt Nam, và phở là món phổ biến nhất (tương tự món Fish & Chip của Anh). Những người bạn Anh nói rằng rất mê ẩm thực Việt Nam, ngoài phở món họ thường  ăn, họ còn thích cả chả giò, bì cuốn, cơm tấm, bún bò huế, bún thịt nướng, bánh cuốn, chè ba màu, bia Saigon export, Saigon special, Hanoi beer …., giá cả rẻ nhất 6 bảng, mắc nhất 13 bảng (ghi nhận tại quán Mama Phở, đường Evelyn street tại London rất đông khách , chỉ có khoảng 10 bàn/4 người, nên thường xuyên phải xếp hàng chờ). Những tiệm ăn nổi tiếng củaViệt Nam có thể kể:Mama phở      

                                               

Photo:



                                                                                                                                                                                                                                                           (chữ Phở có dấu đàng hoàng, chứ không phải Pho như vài quán khác (Cafe@ast Pho), hoặc không ghi Phở mà ghi Vietnamese Noodle); gần Greenwich có Phở Street trên đường Nelson road; trong tòa nhà One Change đối diện St Paul’s Cathedral cũng có một tiệm phở khá hoành tráng, lịch sự… Các quán ăn rải rác, nẻo đường nào cũng có vài tiệm mang hẳn tên Việt như Hương Quê, Lê Gia (New Cross st), Việt Baguette, Sen Việt (King’s Cross)… Ở Cardiff có Miss Saigon, ở Edinburgh, gần Scott Monument có quán mang tên Saigon nhưng lại là …Chinese Restaurant! Hàng Việt Nam vào siêu thị Anh rất hiếm, tìm đỏ mắt mới thấy độc một món bún gạo là đến từ Việt Nam (trong siêu thị Tesco), còn thì toàn hàng nhái như: Phở bò Mama, Phở gà Mama, tương ớt nhãn con ngỗng bay flying goose….tất cả các sản phẩm trên đều ghi trên bao bì bằng tiếng Việt đàng hẳn hòi, chỉ mỗi dòng ghi xuất xứ sản phẩm lại là…. Product of Thailand (chính quyền mình đâu, sao không bảo hộ hàng Việt Nam, để Thái cướp trắng trợn danh nghĩa mình mà làm bậy thế?). Tóm lại, riêng khoản hàng hóa xuất xứ từ Châu Á thì hàng Thái, Trung quốc, Nhật, Hàn chiếm lĩnh.

                                                        xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

     Một chuyến đi đầy ý nghĩa và nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong đời, chuyến thăm một“đế quốc”. “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”, dù đế quốc này bây giờ đã phải nhường đường cho nhiều đế quốc mới nổi khác đến thế chỗ rồi. Riêng tôi vẫn nghĩ, với nền văn hóa lâu đời vô cùng đa dạng và phong phú như Vương quốc Anh, với một ngôn ngữ phổ biến bậc nhất trên thế giới như ngôn ngữ Anh, thì chắc còn rất lâu đế quốc Anh mới lụi tàn (không biết hậu Brexit năm 2019 Anh sẽ như thế nào, thôi cái đó để…hậu xét). Chúng đã thấm quá sâu trong kho tàng lịch sử của nhân loại, không dễ gì mai một với thời gian.

                                                                   24/3/2018

                                                      NGUYỄN THỊ HUYỀN NGÂN

                                                                                                                                                                                                                     .  

 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP  
  VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com

Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG

Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012)
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/  
 
 
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1061929 visitors (3174974 hits)
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free