CHUYỆN BÂY GIỜ MỚi KỂ
bài số 10
*GIẬT MÌNH
- NĂM
Tôi kể ra đây không biết có còn bạn nào nhớ không? Lần đó có khá nhiều anh em tham dự và bây giờ qua 40 mươi năm rồi chỉ nhớ sự việc mà quên các thành viên tham dự mất rồi. ,tôi mang máng thế thôi ..hình như có Hoàng Thái, Thắt, Nam, Ngọc Sương, Kim lang, Điệp A,…nếu có ai từng tham dự cuộc đi này thì lên tiếng nhé!
-THA LA XÓM ĐẠO là một bản nhạc thịnh hành vào thập niên 1960 cùng thời với bài Màu Tím Hoa Sim, Đồi Thông Hai Mộ… Vì thế trong một lần rảnh rổi thầy trò chúng tôi đã có một cuộc du ngoạn đến vùng đất này.. Nhớ rằng đi từ Tây Ninh xuống, sắp vào Trảng Bàng, ngay chỗ ngã ba vựa heo theo hướng Tây Ninh –Sài gòn, rẽ tay phải theo đường đất đỏ, đi thẳng ,không nhớ là xa gần bao nhiêu, hình như đến gần bờ sông, giáp giới với Đức Hòa Đức Huệ ngày xưa ? Tha La là một cái xóm nhỏ mà trọng tâm là Nhà Thờ của Dòng Nữ Tu Kín .Chúng tôi tập trung ở sân nhà thờ, khu nhà được kiến trúc theo lối Pháp, để rồi chúng tôi chỉ rầm rì to nhỏ chuyện trò, không ca hát dù có mang theo đàn, không dám làm kinh động khung cảnh chung quanh bởi lẽ qua cách khung kính nhìn vào bên trong nhìn thấy những sơ mặc đồ trắng lặng lẽ đi lại như những bóng ma . Tôi còn nhớ là trưa đó chúng tôi ăn bánh mì, xì dầu, chuối … và nhớ không biết có những cuộc chơi nào? Mà tôi đã quên?..Chỉ nhớ lúc ra về trời đã xế chiều, cả đoàn chúng tôi ra về gần đến ngã 3 gặp quốc lộ 1, đến một đồn lính nghĩa quân thì bị bắt lại với lý do là làm gì trong đó giờ này mới ra, nơi ấy là căn cứ của Cách mạng.
-Thì ra thế, nào tôi có biết,
Cuối cùng, sau một hồi năn nỉ, chúng tôi cũng được ra về….
Và lần này rút kinh nghiệm hai lần trước, khi được hỏi đi chơi ở đâu? Tôi chỉ bảo là chơi ở Trường Lưu và Trí Huệ Cung cho chú Tư chủ nhà khỏi trách cứ là cứ tìm vào nhưng nơi nguy hiểm mà chơi!
CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Bài thứ 9
Bùi Tho
GIẬT MÌNH
-BỐN
*Ai cũng biết,chương trình học của NLS ngoài chính khóa học tại trường vưa lý thuyết vừa thưc hành còn có một chương trình nữa đó là Thực Hành Nông Trại Tại Gia, học sinh sẽ làm dự án về chăn nuôi trồng trọt….chuẩn bị cho một nông gia tương lai phải lập dự án, giáo sư phụ trách nông trại hay trưởng ban xét duyệt dự án, và khi dự án đó được chấp nhận và học sinh phải thực hiện theo dự án đó
Vì là nông trại tại gia cho nên thời gian chỉ gói gọn trong Đệ nhât hay Đệ nhị lục cá nguyệt thôi có nghĩa là chương trình sản xuất ngắn ngày…..
Và tôi nhớ Nguyễn quốc Nam lúc ấy có tên văn nghệ là Mạc Hàn Vi Linh,đã mời tôi đi chấm kết quả chương trình Nông Trại Tại Gia của anh ta,
Các thầy và anh chị em NLS có biết Nông trại tại gia của anh là gì không? (tôi chắc giờ này NQN quên rồi) đó là mấy líp trồng dưa leo,!...quí thầy cô và các bạn NLS Tây Ninh biết ở đâu không?
- Ở Chà Là Suối đá, gần chân núi Bà Đen nghe nói gần bên mộ của ông Trịnh Minh Thế!
Tôi đã được Quốc Nam đưa đến đó để chấm điểm , chấm xong khi về đến nhà, trễ giờ cơm, Chú Tư chú nhà hỏi “ Thầy Hai đi đâu mà về trễ thế? Tôi bảo vào Chà Là Suối Đá. Chấm điểm Thực Hành Nông Trại cho học sinh , ông ta nhìn tôi la toáng lên “ ai bảo thầy đi, thầy biết chỗ đó là gì không? Vùng của mấy ổng đó! Tui chịu thầy rồi,lần sau đi đâu nhớ hỏi ý kiến thằng già này một chút nhe.( Chú Tư, vốn là Đại Úy của Quân Đội Cao Đài trước đó đã từng là sĩ quan của Quân đội An Nam thuộc địa từng qua chiến đấu ở Pháp)
- Cũng có một chút Giật Mình Chứ!
* Tôi nhớ lúc bây giờ lớp 9 B có 2 em tên Nguyễn văn Điệp cho nên để phân biệt danh sách lớp ghi là Điệp A và Điệp B.
Điệp A nhỏ nhẻ trắng trẻo mặt như con gái thích thơ văn mà bây giờ ta thấy còn xuất hiện trong vai trò của ban biên tập trang Web NLS Tây Ninh có tên là Trần Chu Ngọc ?
Điệp B to con, mặt có nhiều mụn . là một thành viên nghịch có hạng của lớp Việc thực hành nông trại tại gia thì mức độ nhiệt tình có lẽ “sêm sêm “ với Quốc Nam thôi có nghĩa là qua quit cho xong chuyện,
Và tích cũ lại lập lại, Điệp B mời tôi chấm điểm THNT tại gia nhà Điệp B ở Thanh Điền ? và tôi đã lên đường cùng với một số em khác khi đến nơi thì Điệp chỉ cho tôi xem mấy hàng hoa Vạn Thọ trước sân nhà. Lần đó tôi còn nhớ mẹ của Điệp bước ra sân lên tiếng “ Xin lỗi ở đây ai là thầy, ai là trò sao tui thấy ai cũng trẻ măng hết vậy ? “
Lần đó tôi mới thấy được cảnh một sĩ quan dùng roi điện để đánh một binh lính dưới quyền về vụ phá hoại tài sản của dân ( thay vì muốn uống nước dừa anh ta có thể mua, xin để người ta leo hái, đằng này anh ta dùng súng M 16 bắn lên quà dừa rồi lấy nón sắt hứng nước uống.Nhưng nào chỉ có một quả đâu ,đạn xuyên qua cả chùm dừa) nói là đánh bằng roi điện, không phải như roi phóng điện như bây giờ mà người ta dùng những sợ dây kéo điện thoại bó lại làm roi, cái tên roi điện ngày ấy là như thế..
Tôi kể chuyện này, cho các bạn biết là lúc đó cuộc đụng độ ác liệt giữa 2 bên tại Thanh Điền giằng co cả tháng trời, nghe nói phải đem lính nhảy dù lên.giải quyết.và tôi đã chứng kiến cuộc đánh bằng roi điện như đã kể. Có nghĩa là ở Thanh Điền đang có đánh nhau,và trận chiến chưa hoàn toàn yên ắng.
Lại một lần nữa ông Đại Úy Cao Đài kiêm chủ nhà trọ giận giữ quát lớn tiếng với tôi về vụ này “ Tại sao thầy Hai không nghe lời tui? Dám đi vào chỗ đó? Súng Đạn nó có chừa ai đâu?
Ông Điệp này cũng giống như ông Quốc Nam thôi. Mời tôi vào những chỗ hiểm nguy đây. Có thể, trong ý nghĩ các vị ây thời đó chắc nghĩ là tôi xuề xòa bảo xa quá ,nguy hiểm quá sẽ không đi , để có thể cho điểm mà không cần đến nơi….Ai dè tôi lên đường phải không?
*Tôi thì giật mình về 2 chuyến đi đó, và tôi chắc là cũng có 2 cái giật mình khi tôi chấp nhận lên đường để tìm đến mấy líp dưa leo dưới chân núi Bà Đen, mấy hàng Vạn Thọ ở Thanh Điền!của Nam của Điệp mà không biết có phải nhị vị đó là chủ dự án thực hành nông trại tại gia không
Bùi Tho
|