|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Tha La xòm đạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
28/8/2016
Trong số những nhà thơ văn kháng chiến Nam Bộ, Vũ-Anh-Khanh đã để lại cho đời nhiều tác phẩm, trong kho thi phẩm của mình nổi tiếng nhất có lẽ là bài Tha La xóm Đạo đã được phổ nhạc mà từ nhỏ tôi vẫn thường nghe trên vô tuyến truyền thanh, truyền hình. Cũng giống như trường hợp bài thơ tuyệt tác 'Màu Tím Hoa Sim" của thi sĩ Nguyễn-Hữu-Loan đã được phổ thành nhạc để đời. Nhưng bài thơ " Tha-La Xóm Đạo" của Vũ-Anh-Khanh thì thêm vào đó, nó còn có tác dụng hàm chứa ảnh hưởng trải ra bề rộng lớn hơn nhờ vào những yếu tố của nguyên nhân tế nhị khác.
Một bài thơ nỗi tiếng đã làm cho một địa danh đi vào lịch sử, nhưng mấy ai biết rõ vị trí và lịch sử của nó, cùng tìm hiểu một chút về địa danh này các bạn nhé
Cách đây hơn quá nửa chừng thế kỷ, thì xóm vắng nầy thuộc ấp An Hội, xã An Hoà, thuộc vùng địa lý quận Trảng-Bàng tỉnh Hậu Nghĩa, Lúc bấy giờ, ngay tại trung tâm quận Trảng-Bàng đã có nhiều người chỉ có từng được nghe nhắc tới cái tên của xóm Tha-La mà thôi, chứ họ chưa bao giờ có dịp để lê bước chân đến tận ở nơi nầy dù cách xa nhau chỉ có bằng một đoạn đường ngắn. Lý do, vì lúc ấy nơi đây cảnh quang vắng vẻ đất rộng người thưa, chỉ có độ chừng vài chục nóc gia sinh sống yên lành hằng ngày với bàn tay cuốc bẫm cày bừa bên cạnh một ngôi giáo đường nho nhỏ với số tín hữu chừng hơn 4,000 người. Từ Sài Gòn theo quốc lộ I tới Trảng Bàng rồi rẻ vào Tỉnh Lộ 6 khoảng 4km , chúng ta sẽ gặp xóm đạo Tha La với trái ngọt cây lành nằm bên cạnh rừng xanh.
Đây Tha-La xóm đạo
Có trái ngọt, cây lành
Tôi về thăm một dạo
Giữa mùa nắng vàng hanh
Ngậm ngùi Tha-La bảo:
Đây rừng xanh, rừng xanh
Bụi đùn quanh ngõ vắng
Khói đùn quanh nóc tranh
Gió đùn quanh mây trắng
Và lửa loạn xây thành
Viễn khách ơi! Hãy dừng chân cho hỏi?
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng
Đây Tha-La, một xóm đạo ven rừng
Có trái ngọt, cây lành im bóng lá
Ngược dòng lịch sử Tha La xưa kia có rất đông người Khmer cư ngụ, và có nhiều nơi cũng được họ gọi là Schla * mà người Việt mình nói trại ra là Thala. Do vậy, cho nên người ta có thể nói rằng là nguồn gốc của từ Tha-La ở Trảng-Bàng mà từ lâu đã được phổ biến trong dân gian, là được nói trại ra dựa theo âm điệu của từ Schla (ngôn ngữ Khmer). Hơn thế nữa, ngoài những cái tên Tha-La ở Tây-Ninh thì ở những vùng miền Tây-Nam phần còn có người Khmer cư ngụ bây giờ cũng có nhiều nơi hẻo lánh được gọi tên là Tha-La. Tuy nhiên, ngay cả ở cạnh Tây-Ninh là Bình-Dương cũng có ấp tên gọi Tha-La là nơi có thắng cảnh đập Lòng-Hồ, và một hòn núi nhỏ cũng có tên Tha-La nằm trong quần thể của núi Lấp-Vò mà người dân địa phương lâu đời từng quen gọi tên là núi Cậu. Trong chiến tranh cũng như hoà bình cứ điểm núi Cậu thuộc Dương Minh Châu Tây Ninh đã là nơi vùi lấp biết bao chết chóc, tang thương.
Họ đạo và nhà thờ Tha-La từ lâu đã có một bề dày lịch sử từ thuở thời ông Coximo Nguyễn-văn-Trí (nguyên là một chức vị cao trong họ đạo) cùng với vài gia đình con chiên ở từ Huế trốn vào Nam để lẩn tránh cuộc truy sát gắt gao của triều đình nhà Nguyễn dưới trước cả thời vua Tự-Đức ban hành sắc dụ 1859 lúc bấy giờ. Sau khi đến đất Tha La, tìm được nơi nương náu an toàn thì ông liền tổ chức khẩn hoang lập xóm, làm ruộng, trồng cây trái, hoa màu. Đồng thời, ông cũng lén lút truyền bá trong công tác hoằng pháp với những gia đình người lương ở láng giềng. Vì là người đầu tiên dấn thân có công gieo trồng hạt giống thiên thần Bác-Ái ở nơi nầy, cho nên về sau ông cùng với một số giáo dân đã phải chịu hi sinh tử vì đạo pháp vào năm 1869 trong ngục thất. Trước lúc bấy giờ, vì tình hình trong hoàn cảnh không gian phức tạp do thỉnh thoảng đã có xảy ra những cuộc xung đột lương giáo. Và cũng để cố che mắt triều đình qua sắc chỉ cấm đạo, cho nên hình thức của nhà thờ dạo ấy thường được ngụy trang dựng lên trong những căn nhà tranh vách đất có gia đình người ở quanh xóm nhỏ dưới chân cầu Bình-Thủy vùng Trường-Đà hoặc ở Vàm Trảng. Và do vậy mà từ trước năm 1840 thì các tín hữu nào muốn nhận được các phép bí tích, thì thường phải đi về tới Chợ-Quán (Sàigòn) hay lên tận Lái-Thiêu (Thủ-Dầu-Một). Về sau, do trục lộ giao thông có phần nào được dễ dàng quen thuộc, cho nên thỉnh thoảng mới có các Cha họ đạo khác đến làm phúc cho các giáo dân. Vị linh mục đầu tiên cai quản học đạo là cha Besomber (Hạnh ), và nhờ sự hy sinh chịu đựng gian khổ của quý linh mục kế tiếp cùng với giáo dân một ngôi thánh đường đồ sộ đã được xây dựng và khánh thành vào cuối năm 1970. Thánh đường này còn được gọi với tên rất gần gũi bình dân là nhà thờ HAI ĐỒNG vì là thành quả tiết kiệm của giáo dân, người lớn 2 đồng, học sinh 1 đồng trong suốt thời gian kêu gọi. Và bây giờ, theo tổ chức của công giáo thì họ đạo Tha-La trực thuộc địa phận Phú-Cường, huyện Thủ-Dầu-Một, tỉnh lị Bình-Dương.
Đường vào bến nước Tha-La cách nay hằng thập niên về trước là một con đường đá đỏ quạch nằm ngay khoảng giữa hai ngôi chùa Phước-Lưu và Phước-Lâm, cạnh sân đá banh và đồng mả hoang vu kéo dài theo lộ trình đi tới bờ sông Vàm-Cỏ-Đông. Dạo ấy, hai bên đưòng người ta chỉ thấy có đồng ruộng ao bèo, trúc tre cao vút và lác đác từng những căn nhà mái tranh vách đất nghèo nàn. Tuy nhiên, không vì thế mà khách nhàn du không thể nào không khỏi cảm khái khi thấy lòng mình bị hòa mình vào trong cảnh vật thiên nhiên giữa bức họa đồng quê êm đềm đầy ấn tượng. Ngoài ra, người ta cũng còn có thể xuống thuyền mượn dòng kinh Gia-Lộc xuôi về cầu Quan để vào thăm đất Tha-La, để thưởng thức mùi vị của vùng có cây xanh trái ngọt và có dịp giao lưu thân thiết với dân cư sở tại vốn chơn chất, từ lâu có truyền thống hiếu khách, hiền hòa.
Giờ khách đi, Tha-La nhắn câu nầy:
Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đạo
Có trái ngọt cây lành
Tha-La dâng ngàn hoa gạo
Và suối mát rừng xanh
Xem đám chiên hiền thương áo trắng
Nghe trời đổi gió, nhớ quanh quanh...
Giờ đây khách đã không còn nữa vì đã chết trên đường đi tìm tự do , Tha La bây giờ đã là khu công nghiệp An-Hòa mở rộng có công nhân làm việc ra vào tấp nập. giấc mộng ngày nào mong sẽ có dịp đến thăm miền đất có "lá rừng cao vàng rụng lá rừng bay". Và viếng ở ngôi nhà thờ, có những con chiên ngoan đạo nguyện cầu ơn thánh Chúa dưới bầu trời có "gió đùn quanh mây trắng"của Vũ Anh Khanh giờ chỉ còn trong hoài niệm.
Tạ hoàng Trung (ĐH NL)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1061988 visitors (3175162 hits) |