30/10/2016
AN GIANG MÙA MƯỚC NỔI
Mong Phước Minh
|
An Giang mùa nước nổi
Ngoài ra vùng 7 Núi có địa hình độc đáo do hệ thống núi rừng đột ngột nổi lên giữa đồng bằng, tạo nên 1 quần thể du lịch khác lạ trong khu vực với đỉnh núi Cấm cao 700 mét, mát mẻ, trong lành phản phất không khí lâm viên Đà lạt. Đã có lúc chính quyền An Giang nuôi tham vọng xây dựng trên đây 1 khu hội nghị, nghĩ dưỡng cao cấp, nhưng cho đến giờ điều đó chưa thể thực hiện, bởi cách làm du lịch có vẻ “ăn xổi ở thì” khi độc quyền con đường lên núi Cấm, cản trở sự phát triến tự nhiên cần thiết để khách du lịch hành hương tự do tìm đến! Ngay tại Tri Tôn, một thung lũng với những vuông lúa vàng rừng rực làm du khách ngất ngây khi mùa gặt tới, thung lũng Tà Pạ!
Với sự hiện diện đông đảo của dân tộc Khmer, vùng Tri Tôn, Tịnh Biên lại mang đậm sắc thái văn hóa Phật giáo Nam tông với chùa chiềng và lễ hội riêng biệt, độc đáo. Cây thôt lốt(Borassus flabellifer, Arecacea)được trồng phổ biến tạo nên hình ảnh đặc trưng, gắn liền với nét đôn hậu, chơn chất đáng mến.
Đua bò là một loại văn hóa đặc thù của người 7 Núi, góp phần làm phong phú sinh hoạt vui chơi trong cộng đồng dân tộc Khmer và người địa phương.
Như ta biết, ở Đồ Sơn có Lễ hội chọi trâu, ở Tây nguyên có Lễ hội đâm trâu, đều rất nổi tiếng. Nhưng cả 2 lễ hội này mang tính bạo lực hoang dã, không phù hợp với tinh thần văn hóa nhân bản hiện nay, nghe đâu đã bị cấm tổ chức.
Lễ-hội-đua-bò-7-núi thật sự là một cuộc chơi văn hóa đầy nhân bản, phản ánh rõ nét nền văn minh lúa nước của dân bản địa. Bò thua cuộc sẽ được chủ đưa về chăm sóc tập luyện lại chuẩn bị cho mùa lễ hội năm sau, bò thắng cuộc trở thành biểu tượng may mắn của phum sóc và là tài sản lớn của chủ nhân, vẫn sẽ được chăm sóc tập luyện để bảo vệ ngôi vô địch. Ngoài phần thưởng chính thức của Ban Tổ chức, còn có “phần thưởng” ăn theo của giới cá độ, số này mới là đáng kể!
Sẽ không ngạc nhiên khi trong tương lai chúng ta chứng kiến sự thu hút mạnh mẽ của lễ hội đối với du khách, nhất là du khách nước ngoài. Nếu đầu tư hợp lý và tổ chức qui mô hơn, kết hợp với địa thế và cảnh quang đẹp vùng Thất Sơn, lễ-hội-đua-bò-7-núi có thể sẽ là một thương hiệu tạo sự khác biệt trong chiến lược phát triển du lịch của An Giang.
Ngày 17 tháng 2, năm 2012, là ngày bắt đầu cuộc rong chơi về Đất Mũi. Chúng tôi xuất phát từ quê nhà Long xuyên, cho nên xin bắt đầu nói một chút về thành phố này. Nó vốn là tỉnh lỵ lâu đời của An Giang, quê tôi.
Thật ra quê tôi là xứ Vàm Cống quê mùa, mộc mạc như tên gọi, nằm trên bờ Bắc sông Hậu, với bến phà gần 100 năm tuổi cùng tên, nơi gắn liền với những kỹ niệm thời thơ ấu đầy ngọt ngào, đẹp đẻ và nhiều lúc buồn tê tái vào những tháng ngày sau khi Má tôi mất lúc tôi chưa đầy 10 tuổi. Một bến phà cũ kỹ đã trở thành “phế liệu” sau hơn 70 năm hiện diện, mà có lúc ranh giới của Long Xuyên đã chồm qua 1 chút của bờ sông phía Bắc này.
Nhưng An Giang cũng vẫn luôn là quê tôi vì những kỹ niệm đẹp có được từ những tháng ngày mòn-chân-đến-lớp của những năm học tại Trường Nam Tiểu học Tỉnh thành Long Xuyên, hay những vui buồn thời Trung học với bạn bè trường Thoại Ngọc Hầu.
Là tỉnh có đường biên giới chung với Cambodia, nên có cái chợ Gò Tà Mâu nhiều thú vị, chỉ cách chợ Châu Đốc không tới 10 phút xe, mùa nước nổi đi chợ này thêm cái thú ngồi xuồng cao tốc và lội nước mua hàng…lậu.
Có ngọn núi Sam không cao nhưng dưới chân lại là một quần thể di tích tâm linh thu hút đến 4 triệu người đến viếng( Chùa Bà Chúa Xứ, Lăng Đức Thoại Ngọc Hầu), nghe nói tiền cúng chùa bây giờ lên đến gần trăm tỷ. Nhiều người nói vui, Bà chúa xứ núi Sam xứng danh là người phụ nữ làm kình tế giỏi nhất nước! Đó là chưa kể lợi ích kinh tes mang đến cho dân Châu Đốc, An Giang cũng như hệ thống kinh doanh vận tải, du lịch…
Thành phố Châu Đốc nằm trên bờ hữu ngạn thượng nguồn Hậu giang cũng nổi tiếng với làng bè nằm dọc bờ Cồn Tiên, một thời giàu có nhờ con cá Ba sa.
Mong Phước Minh.