CHUYỆN TẦM PHÀO
NGẬM TĂM
(tiếp theo)
*3 / Đang giờ ăn trưa. Nghe chó sủa, tôi ra sau nhà thì thấy bóng dáng một cậu bé bỏ chạy và nhìn thấy ngay chổ đó trên hàng rào treo một chiếc cặp, tôi đến giữ chiếc cặp và nghĩ “ một chú học trò nghịch ngợm gì đây.”. Chó vẫn tiếp tục sủa, tôi lấy làm lạ, khi ngước nhìn trên cây ổi thì còn một chú học trò nữa.
Tôi la chó và bảo cháu leo xuống cẩn thận, rồi bảo “ Sao cháu lại vào hái ổi nhà bác? Đứa bé ấp úng trả lời –Cháu tưởng không có chủ ? thế cháu vào đây bằng cách nào ? – Chui hàng rào ? Tôi hỏi “ cái hàng rào dùng để làm gì ? Không trả lời. Chỉ chiếc cặp tôi hỏi “: Cặp của ai? – Cặp của bạn cháu .
Tôi hỏi tiếp Cháu tên gì? Bạn cháu tên gì? Học trường nào ? Không có một câu trả lời nào cả, dù tôi lên tiếng răn đe.
Rồi cuối cùng phải cho cho cháu về vì đã quá trưa. giữ lại chiếc cặp và dặn cháu nói người bạn đến nhận lại cặp.
Tôi chắc mẫm là trong cặp có sách, vở sẽ có tên trường tên lớp và tên học sinh.
Đến khi mở cặp ra tôi vô cùng thất vọng vì không có một thông tin nào trong đó, dù rằng trong vở có chép bài học. Nhà trường, thầy cô và cả gia đình có biết chuyện này ?
Ngày xưa tôi đi học trên cái nhản tập Tên trường ,tên lớp, tên học sinh, tên môn học, năm học thiếu một món là bị đòn rồi.vì thấy cô kiểm tra rất gắt gao việc này và đó cũng là niềm tự hào của mình nữa/
Cuối cùng chiếc cặp không có ai đến nhận.
Từ cái chuyện nhỏ của người lớn đối với con trẻ,
Từ cái chuyện bao che con cái mình của bậc làm cha làm mẹ.
Từ cái việc không dám nói ra tên của mình,nơi mình học…Đang từng ngày xảy ra trong hiện tại…
Tôi nhớ những trận đòn xưa với những vết bầm,đau nhức cả tuần của ba má tôi vì cái lổi không lễ phép chào hỏi, hay trộm xoài, bẻ ổi . Dù ông bà ngày ấy có học hành, có chữ nghĩa gì đâu?
Tôi nhớ đến những cái khẻ tay đau buốt, những giờ qùi gối, hay nằm dài chịu đòn roi về tội nói dối, về tội không ghi tên mình, tên trường , tên lớp vào tập vở của chính mình. Dù là cô giáo làng, còn rất trẻ.
Tôi nhớ cả những lần ba mẹ tôi khúm núm khi gặp gỡ thầy cô , và câu nói tôi còn nhớ mãi “ thầy cô thương vợ chồng tôi, nếu cháu có gì phiền trách, thầy cô cứ thẳng tay cho roi cho vọt ”********
KHI VIÊT ĐÉN ĐÂY. bất ngờ nhận được một chia sẻ, bèn truy cập vào trang báo xin được trích như sau :******
Trich BÁO MỚI
Báo động về sự dối trá len lỏi vào tận hang cùng ngõ hẻm xã hội
06/08/2018, 06:20 (GMT+7)
****Kết quả của cuộc khảo sát do GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, giám đốc trung tâm văn hóa học lý luận và ứng dụng (thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) và cộng sự thực hiện, đã khiến xã hội bàng hoàng:
Tỷ lệ nói dối ở học sinh bậc tiểu học là 22%; ở bậc THCS là 50%; ở bậc THPT là 64% và ở bậc đại học là 80%.
Ai cũng biết, nói dối là “đệ nhất xấu xa”. Nhưng vì sao ở ta, tỷ lệ nói dối ở thiếu niên, thanh niên lại cao đến thế?
Câu trả lời là: Vì các cháu, các em sống trong một môi trường mà sự dối trá đang ngự trị. Có thể nói ở xã hội chúng ta đang sống bây giờ, nhìn đâu cũng thấy sự dối trá. Ngoài chợ, từ mớ rau thấm đẫm thuốc trừ sâu bị nói dối là rau sạch. Thịt thối, cá ươn được tẩy hóa chất biến thành đặc sản, tôm bị bơm hóa chất cho tăng cân. Lợn chết dịch biến thành xúc xích, thành giò chả...
Trong nhà trường thì thành tích giả, học trò lớp 5, lớp 6 không viết nổi tên mình vẫn được lên lớp. Thi tốt nghiệp PTTH thì điểm thi giả. Quan trường thì bằng giả, học giả bằng thật, lý lịch giả, lên chức giả bằng tiền rồi tham nhũng để “thu hồi vốn” và thu lãi.
Rất nhiều quan chức hôm nay còn ngất ngưởng ngôi cao, cao giọng rao giảng đạo đức, hôm sau đã bị vạch bộ mặt thật là kẻ lừa đảo, tham nhũng công trình xây dựng thì kê khai khống khối lượng, rút lõi, công trình đưa vào sử dụng hôm nay, ngày mai đã xuống cấp.
Ngân hàng thì giả chữ ký của khách hàng, lừa đảo chiếm đoạt trăm tỷ ngàn tỷ. Doanh nghiệp thì báo cáo dối để trốn thuế, lừa dối hải quan để nhập hàng lậu.
Ngành Y thì bán thuốc giả, vắc xin giả... Ngành nông nghiệp thì phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật giả...
*****. Trong gia đình thì vợ nói dối chồng, chồng nói dối vợ, bố mẹ nói dối con cái, và ngược lại, con cái lại nói dối bố mẹ.
Tóm lại, là sự dối trá đã len vào tận hang cùng ngõ hẻm của xã hội, ngự trị từ tầng thấp đến tầng cao. Chưa bao giờ mà người Việt Nam lại mất lòng tin, lại phải đề phòng, cảnh giác đối với người xung quanh mình, với xã hội đến thế. Sống trong một môi trường như vậy, thì các cháu, các em không nói dối, mới là chuyện lạ.
Người phương Tây có câu “trong một bầy quạ, thì con bồ câu chính là con quạ. Trong một đám người say, thì người tỉnh chính là người say”. Trong một xã hội mà sự dối trá đã trở thành văn hóa, thành lẽ sống và mục đích sống, nói dối đã trở thành quen thuộc đến nỗi cứ tưởng nói dối là nói thật, thì những người thật thà, trung thực, chất phác chắc chắn sẽ bị đám đông ghẻ lạnh, hắt hủi, sẽ trở thành một thiểu số cô đơn, sẽ không còn đất sống.
.******** Nếu không, thì có ngày, Việt Nam sẽ trở thành một đất nước dối trá nhất thế giới.
VŨ HỮU SỰ
|