Từ cổ chí kim, nam giới coi như độc quyền lãnh đạo quốc gia, ngoại trừ thời quân chủ, khi không có con trai nối dõi, nhà vua mới chọn con gái làm nữ hoàng. Trong chế độ dân chủ, người dân được quyền chọn vị lãnh đạo quốc gia, hoặc Tổng Thống (President) hoặc Thủ Tướng (Prime Minister) hoặc nhiều từ tương đương, như Chancellor của Đức, Head of State (Chủ Tịch Nước), Premier, First Minister của Bắc Ái Nhĩ Lan và Scotland, Capitani Reggenti (Captains Regent, 2 nguyên thủ quốc gia được bầu mỗi 6 tháng ở Cọng Hòa San Marino, gần Ý), Governor-General (Thống Đốc), v.v.). Trong bài này, tác giả chỉ đề cập đến các vị lãnh đạo nữ được dân bầu hay quốc hội chỉ định theo cơ chế dân chủ của quốc gia. Vì vậy, Nữ Hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh (1952 – đến nay) và Nữ Hoàng Margrethe II của Đan Mạch (14/1/1972 – đến nay) không có trong danh sách này (Bảng 1). Ngược lại, Bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện (Myanmar, Burma) có trong danh sách, vì đảng của bà thắng 80% số ghế trong bầu cử dân chủ năm 1990, như vậy đương nhiên Bà là Tổng Thống, nhưng chính phủ quân phiệt từ chối kết quả và bắt Bà ở tù. Bà được giải |Nobel Hòa Bình năm 1991.
Năm 1949, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh vai trò bình đẳng giữa phái nam và phái nữ trong mọi lãnh vực, nhưng vẫn chưa có một lãnh đạo quốc gia nào trên thế giới do dân bầu là phụ nữ. Mải tới năm 1960, Bà Sirimavo Bandaranaike của Tích Lan (Sri-Lanka, Ceylon) là phụ nữ đầu tiên được dân bầu làm Thủ Tướng (1960 - 1965). Vào thời này, thế giới quan ngại rằng Bà có đủ tài trí để lãnh đạo nỗi một đất nước vừa được độc lập (1948), đang khủng hoảng chính trị vì sắc tộc, âm mưu đảo chánh, v.v. Rồi tiếp theo là Bà Indira Gandhi (1966- 1977) của Ấn Độ, và Bà Golda Meir (1969 – 1977) của Do Thái được bầu là những Thủ Tướng tài ba, đưa đất nước họ qua các khủng hoảng đến phú cường.
Ba nữ Thủ Tướng đầu tiên trên thế giới, Bà Sirimavo Bandaranaike (1960 - 1965), Bà Indira Gandhi (1966- 1977), và Bà Golda Meir (1969 – 1977)
Công cuộc tranh đấu cho nữ quyền bắt đầu từ thời xa xưa, cụ thể là ngày 8/3/1857 các công nhân ngành dệt của thành phố New York chống lại những điều kiện làm việc khó khăn tồi tàn, và thành lập nghiệp đoàn đầu tiên để bảo vệ quyền lợi nữ giới.
Năm 1975, trong Năm Quốc tế Phụ nữ (International Women's Year), Liên Hiệp Quốc bắt đầu kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ vào ngày 08 tháng 3. Hai năm sau, vào tháng 12 năm 1977, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc thông qua một nghị quyết công bố Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế (United Nations Day for Women's Rights and International Peace). Trong phần diễn giải quyết định, Đại hội công nhận vai trò của phụ nữ trong các nỗ lực hòa bình và phát triển kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử và tăng hỗ trợ cho sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ.
Nửa thế kỷ sau, Bà Tổng Thống Ellen Johnson Sirleaf của Liberia nhận giải Nobel Hòa Bình về sự đóng góp của bà trong công cuộc “vảo vệ hòa bình, phát triển kinh tế xả hội và đẩy mạnh vai trò phụ nữ”.
Danh sách các nữ lãnh đạo quốc gia trên thế giới kể từ 1940 đến 2015 được liệt kê trong Bảng 1.
Bảng 1. Danh sách nữ nguyên thủ quốc gia kể từ 1940 đến 2015.:
1. ÅLAND ISLANDS (Lãnh thổ của Phần Lan)
Viveca Eriksson, Premier, 26/11/2007 – 25/11/2011.
Camilla Gunell, Premier, 22/11/2011 – đến nay.
2. ANTIGUA AND BARBUDA
Dame Louise Lake-Tack, Thống Đốc, 17/6/2007 – 13/8/2014.
3. ARGENTINA
Isabel Peron, Tổng Thống, 1974-1976.
Cristina Fernández de Kirchner, Tổng Thống, 10/12/2007 – đến nay.
4. AUSTRALIA
Julia Gillard, Thủ tướng, 24/6/2010 – 27/6/2013, 3 năm 3 ngày.
Dame Quentin Bryce, Thống Đốc, 05/9/2008 – 28/3/2014.
5. AUSTRIA
Barbara Prammer, Quyền Chủ Tịch Nước, 06/7/2004 – 08/7/2004.
6. BAHAMAS
Cynthia Pratt, Quyền Thủ Tướng, 4/5/2005 – 6/6/2005, 32 ngày.
Dame Marguerite Pindling, Thống Đốc, 08/7/2014 - đến nay.
Dame Ivy Leona Dumont, Thống Đốc, 13/11/2001 – 30/11/2005.
7. BANGLADESH
Khaleda Zia, Thủ Tướng, 27/2/1991 – 30/3/1996, 5 năm 32 ngày.
Thủ Tướng lần 2: 1/10/2001 – 29/10/2006, 5 năm 28 ngày.
Sheikh Hasina Wajed, Thủ Tướng 12/6/1996 -15/7/2001, 5 năm 33 ngày.
Thủ tướng lần 2, 29/12/2008 – đến nay, > 6 năm.
8. BARBADOS
Dame Nita Barrow,Thống Đốc, 06/6/1990 – 19/12/1995.
Sandra Mason, Quyền Thống Đốc, 30/5/2012 – 01/7/2012.
9. BELIZE
Dame Elmira Minita Gordon, Thống Đốc, 21/9/1981 – 17/11/1993.
10. BERMUDA
Pamela Gordon, Thủ Tướng, 1997-1998.
Jennifer Smith, Thủ tướng, 1998-2003.
Paula A. Cox, Thủ Tướng, 29/10/2010 – 18/12/2012.
11. BOLIVIA
Lidia Gueiler Tejada, Thủ Tướng, 1979-1980.
12. BOSNIA
Borjana Kristo, Tổng Thống, 22/7/2007 – 17/03/2011.
13. BRAZIL
Dilma Vana Linhares Rousseff, Tổng Thống, 2011 - đến nay.
14. BULGARIA
Reneta Indzhova, Quyền Thủ tướng, 17/10/1994 – 25/1/1995, 100 ngày.
15. BURUNDI
Sylvie Kinigi, Thủ tướng, 10/7/1993 – 27/10/1993, 109 ngày.
16. CANADA
Jeanne Sauvé, Thống Đốc, 14/5/1984 – 29/1/1990.
Kim Campbell, Thủ tướng, 25/6/1993 – 4/11/1993, 132 ngày.
Adrienne Poy Clarkson, Thống Đốc, 07/11/1999 – 27/09/2005.
Michaëlle Jean, Thống Đốc, 27/9/2005 – 01/10/2010.
17. CAYMAN ISLANDS
Juliana O’Connor-Connolly, Thủ Tướng, 19/12/2012 -29/5/2013.
18. CENTRAL AFRICAN REPUBLIC
Elisabeth Domitien, Thủ tướng, 2/1/1975 -7/4/1976, 1 năm 96 ngày.
Catherine Samba-Panza, Quyền Chủ tịch nhà nước, 21.01.2014 – đến nay.
19. CHILE
Michelle Bachelet Jeria, Tổng thống, 11.03.2014 – đến nay.
20. CHINA
Giang Thanh (Song Qingling), Quyền Chủ Tịch Nước, 31/10/1968 – 24/2/1972; 06/7/1976 -05./3/1978; “Tổng Thống Danh Dự”, 1979-1980.
21. COSTA RICA
Laura Chinchilla, Tổng thống, 2/2010 – đến nay.
22. CROATIA
Jadranka Kosor, Thủ Tướng, 6/7/2009 – 23/12/2011, 2 năm 170 ngày.
Kolinda Grabar-Kitarović, Tổng Thống, 18/2/2015 – đến nay.
23. DENMARK
Helle Thorning-Achmidt, Thủ Tướng, 3/10/2011 – đến nay.
24. DOMINICA:
Dame Eugenia Charles, Thủ Tướng, 21/7/1980 – 14/6/1995, 14 năm 328 ngày.
25. ECUADOR
Rosalia Arteaga Serrano de Fernández de Córdova, Quyền Tổng Thống, 09/2/1997- 11/2/1997, 2 ngày.
26. FAEROE ISLANDS (Lãnh thổ tự trị của Đan Mạch)
Marita Petersen, Thủ Tướng, 25./1,1993 – 15/9/1994.
27. FINLAND
Tarja Kaarina Halonen, Tổng Thống, 01/3/2000 – 01/3/2012.
Anneli Jäätteenmäki, Thủ Tướng, 17/4/2003 – 24/6/2003, 68 ngày.
Mari Kiviniemi, Thủ Tướng, 22/6/2010 – 22/6/2011, 1 năm.
28. FRANCE
Édith Cresson, Thủ Tướng, 15/5/1991 – 2/4/1992, 323 ngày.
29. GABON
Rose Francine Rogombé, Tổng Thống Lâm Thời, 2009.
30. GAMBIA
Isatou Njie-Saidy, Phó Tổng Thống, 1997.
31. GERMANY
Sabine Bergmann-Pohl, Tổng Thống Đông Đức, 1990.
Angela Merkel, Chancellor, 22/11/2005 – đến nay.
32. GEORGIA:
Nino Burjanadze, Quyền Tổng Thống, 23/11/2003 – 25/01/2004.
Quyền Tổng Thống lần 2, 25/11/2007 – 20/01/2008.
33. GREENLAND(Lãnh thổ tự trị của Đan Mạch)
Aleqa Hammond, Thủ Tướng, 05/4/2013 – 15/10/2014.
34. GRENADA
Dame Cécile La Grenade, Thống Đốc, 07.05.2013 – đến nay.
35. GUADALUPE (FRANCE)
Lucette Michaux-Chevry,Tổng Thống, 24/3/1982 – 25/3/1985.
36. GUINEA-BISSAU
Carmen Pereira, Quyền Tổng Thống, 1984
Adiato Djaló Nandigna, Quyền Thủ Tướng, 10/2/2012 – 12/4/2012, 62 ngày
37. GUYANA
Janet Jagan, Thủ Tướng, 6/3/1997 – 19/12/1997, 288 ngày,
Tổng Thống, 1997 - 1999
38. HAITI
Ertha Pascal Trouillot, Tổng Thống Lâm Thời, 13/3/1990 – 07/2/1991.Claudette Werleigh, Thủ Tướng, 7/9/1995 – 27/2/1996, 112 ngày.
Michèle Pierre-Louis, Thủ Tướng, 5/9/2008 – 11/11/2009, 1 năm 67 ngày
Florence Duperval Guillaume, Quyền Thủ Tướng, 20/12/2014 – 16/1/2015, 27 ngày.
39. ICELAND
Vigdís Finnbogadóttír, Tổng Thống, 1980-96.
Jóhanna Sigurðardóttir, Thủ Tướng, 1/2/2009 – 23/5/2013, 4 năm 111 ngày.
40. INDIA
Indira Gandhi, Thủ Tướng, 24/1/1966 – 24/4/1977, 11 years 90 ngày.
Thủ Tướng lần 2, 15/1/1980 – 31/10/1984, 4 năm 290 ngày.
Pratibha Patil, Tổng Thống, 25/7/2007 -25/7/2012.
41. INDONESIA
Megawati Sukarnoputri, Phó Tổng Thống, 1999–2001; Tổng Thống, 23/7/2001 – 20/10/2004.
42. IRELAND
Mary Robinson, Tổng Thống, 1990-1997.
Mary McAleese, Tổng Thống, 11/11/1997 – 11/11/2011.
43. ISRAEL
Golda Meir, Thủ Tướng, 17/3/1969 – 3/6/1974, 5 năm 78 ngày.
Dalia Itzik, Quyền Tổng Thống, 25/1/2007 -1 5/7/2007.
44. JAMAICA
Portia Simpson-Miller, Thủ Tướng, 30/3/2006 – 11/9/2007, 1 năm 165 ngày.
Thủ Tướng lần 2, 2/1/2012 – đến nay
45. KOSOVO
Atifete Jahjaga, Tổng Thống, 7/4/2011 – đến nay.
46. KYRGYZSTAN
Roza Otunbayeva, Tổng Thống, 19/5/2010 – 01/12/2011.
47. LATVIA
Vaira Vike-Freiberga, Tổng Thống, 1999-2007.
Laimdota Straujuma, Thủ Tướng, 22/1/2014 – đến nay.
48. LIBERIA
Ruth Sando Perry, Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước, 03/9/1996 – 02/8/1997.
Ellen Johnson-Sirleaf, Tổng Thống, 16/1/2006 – đến nay.
49. LITHUANIA
Kazimira Prunskienė, Thủ Tướng, 17/3/1990 – 10/1/1991, 299 ngày.
Irena Degutienė, Quyền Thủ Tướng, 4/5/1999 – 18/5/1999, 14 ngày.
Quyền Thủ Tướng lần 2, 27/10/1999 – 3/11/1999, 7 ngày.
Dalia Grybauskaite, Tổng Thống, 2009 – đến nay.
50. MACEDONIA
Radmila Šekerinska, Quyền Thủ Tướng, 12/5/2004 – 12/6/2004, 31 ngày.
Quyền Thủ Tướng lần 2, 3/11/2004 – 15/12/2004, 42 ngày.
51. MADAGASCAR
Cécile Manorohanta, Quyền Thủ Tướng, 18/12/2009 – 20/12/2009, 2 ngày.
52. MALAWI
Joyce Banda, Phó Tổng Thống, 2009; Tổng Thống, 07/4/2012 – 31/5/2014.
53. MALI
Cissé Mariam Kaïdama Sidibé, Thủ Tướng, 3/4/2011 – 22/3/2012, 354 ngày.
54. MALTA
Agatha Barbara, Tổng Thống, 1982-1987.
Marie-Louise Coleiro Preca, Tổng Thống, 04.04.2014 – đến nay.
55. MAURITIUS
Monique Ohsan Bellepeau, Quyền Tổng Thống, 31/3/2012 – 21/7/2012.
56. MOLDOVA
Zinaida Greceanîi, Thủ Tướng, 31/3/2008 – 14/9/2009, 1 năm 167 ngày.
57. MONGOLIA
Sühbaataryn Yanjmaa, Quyền Chủ Tịch Nước, 23/9/1953 – 07/7/1954.
Nyam-Osoryn Tuyaa, Quyền Thủ Tướng, 22/7/1999 – 30/7/1999, 8 ngày.
58. MOZAMBIQUE
Luisa Diogo, Thủ Tướng, 17/2/2004 – 16/1/2010, 5 năm 333 ngày.
59. MYANMAR (BURMA)
Aung San Suu Kyi, Đảng của bà thắng 80% số ghế trong bầu cử dân chủ năm 1990, nhưng chính phủ quân sự từ chối kết quả. Bà được giải |Nobel Hòa Bình năm 1991.
60. NAMIBIA
Netumbo Nandi-Ndaitwah, Quyền Thủ Tướng, 2015.
Saara Kuugongelwa, Thủ Tướng, 21/3/2015 – đến nay.
61. NETHERLANDS ANTILLES
Lucinda E. da Costa Gomez-Matheeuws, Minister President, 8/1977- 9/1977.
Maria Liberia-Peters, Thủ Tướng, 1984-1986, 1988-1993.
Susanne Camelia-Romer, Thủ Tướng, 1993, 1998-1999.
Mirna Louisa-Godett, Minister-President, 11/9/2003 – 03/6/2004.
Emily de Jongh-Elhage, Minister President, 26/3/2006 – 1/10/2010.
62. NEW ZEALAND
Dame Catherine Tizard, Thống Đốc, 20/11/1990 – 21/3/1996.
Dame Sian Elias, Quyền Thống Đốc, 22/3/2001 – 04/4/2001.
Jenny Shipley, Thủ Tướng, 5/12/1997 – 5/12/1999, 2 năm.
Helen Clark, Thủ Tướng, 5/12/1999 – 19/11/2008, 8 năm 350 ngày.
Dame Silvia Cartwright, Thống Đốc, 04/4/2001 – 04/4/2006.
63. NICARAGUA
Violeta Barrios de Chamorro, Thủ Tướng, 1990-1996.
64. NORTHERN CYPRUS
Sibel Siber, Thủ Tướng, 13/6/2013 – 2/9/2013, 81 ngày.
65. NORWAY
Gro Harlem Brundtland, Thủ Tướng, 4/2/1981 – 14/10/1981, 252 ngày.
Thủ Tướng lần 2, 9/5/1986 – 16/10/1989, 3 năm 160 ngày.
Thủ Tướng lần 3, 3/11/1990 – 25/10/1996, 5 năm 357 ngày.
Anne Enger Lahnstein, Quyền Thủ Tướng, 30/8/1998 – 23/9/1998, 24 ngày.
Erna Solberg, Thủ Tướng, 16/10/2013 – đến nay.
66. PAKISTAN
Benazir Bhutto, Thủ Tướng, 2/12/1988 – 6/7/1990, 1 năm 216 ngày.
Thủ Tướng lần 2, 19/10/1993 – 5/11/1996, 3 năm 17 ngày.
67. PANAMA
Mireya Elisa Moscoso de Arias, Tổng Thống, 1999-2004.
68. PERU
Beatriz Merino Lucero, Thủ Tướng, 28/6/2003 – 15/12/2003, 170 ngày.
Rosario Fernández, Thủ Tướng, 19/3/2011 -28/7/2011, 131 ngày.
Ana Jara, Thủ Tướng, 22/7/2014 – 2/4/2015, 254 ngày.
69. PHILIPPINES
Corazon Aquino, Tổng Thống, 1986-1992.
Gloria Macapagal-Arroyo, Tổng Thống, 20/1/2001- 30/6/2010
70. POLAND
Hanna Suchocka, Thủ Tướng, 11/7/1992 – 25/10/1993, 1 năm 106 ngày.
Ewa Kopacz, Thủ Tướng, 22/9/2014 – đến nay
71. PORTUGAL
Maria de Lourdes Pintasilgo, Thủ Tướng, 1/7/1979 – 3/1/1980, 186 ngày.
72. PUERTO RICO
Sila Maria Calderón Serra, Thống Đốc, 02/2/2001 – 02/2/2005.
73. RWANDA
Agathe Uwilingiyimana, Thủ Tướng, 18/7/1993 – 7/4/1994, 263 ngày.
74. SAINT VINCENT AND THE GRENADINES
Monica Jessie Dacon, Quyền Thống Đốc, 03/6/2002 – 06/9/2002.
75. SAN MARINO
Maria Lea Pedini Angelini, Captain Regent, 01/4/1981 – 01/10/1981.
Gloriana Ranocchini, Captain Regent, 01/4/1984 - 01/10/1984; 01/10/1989-
Edda Ceccoli, Captain Regent, 01/10/1991 – 01/4/1992.
Patrizia Busignani, Captain Regent, 01/4/1993 – 01/10/1993.
Rosa Zafferani, Captain Regent, 01/4/1999 - 01/10/1999 và 01/4/2008.
Maria Domenica Michelotti, Captain Regent, 01/4/2000 – 01/10/2000.
Valeria Ciavatta, Captain Regent, 01/10/2003 – 31/3/2004.
Fausta Simona Morganti, Captain Regent, 01/4/2005 – 01/10/2005.
Assunta Meloni, Capitan Regent, 01/10/2008 – 30/3/2009.
Antonella Mularoni, Lãnh đạo chính phủ, 04/12/2008 – 05/12/2012.
Maria Luisa Berti,Captain Regent,01/4/2011 – 31/10/2011.
Denise Bronzetti, Captain Regent, 01/10/2012 – 31/10/2013.
Anna Maria Muccioli, Captain Regent, 01/10/2013 - 01/4/2014
76. SÃO TOME AND PRINCIPÉ
Maria das Neves, Thủ Tướng, 3/10/2002 – 18/9/2004, 1 năm 351 ngày.
Maria do Carmo Silveira, Thủ Tướng, 8/6/2005 – 21/4/2006, 317 ngày.
77. SCOTLAND
Nicola Sturgeon, First Minister of Scotland, 19/11/2014 – đến nay.
78. SENEGAL
Mame Madior Boye, Thủ Tướng, 3/3/2001 – 4/11/2002, 1 năm 246 ngày.
Aminata Touré, Thủ Tướng, 1/9/2013 – 8/7/2014, 310 ngày.
79. SERBIA
Natasa Micic, Quyền Tổng Thống, 30/12/2002 – 04/2/2004
Slavica Đukić-Dejanović, Quyền Tổng Thống, 05/4/2012 – 31/5/2012.
80. SINT MAARTEN(Lãnh thổ tự trị thuộc Netherlands)
SarahWescot-Williams, Thủ Tướng, 10/10/2010 – 19/12/2014
81. SLOVAKIA
Iveta Radičová, Thủ Tướng, 8/7/2010 – 4/4/2012, 1 năm 271 ngày.
82. SLOVENIA
Alenka Bratušek, Thủ Tướng, 20/3/2013 – 18/9/2014, 1 năm 182 ngày.
83. SOMALIA
Fowsiyo Yusuf Haji Adan, Quyền Thủ Tướng, 2012.
84. SOUTH AFRICA
Phumzile Mlambo-Ngcuka, Quyền Tổng Thống, 2005.
Dr. Ivy Matsepe-Casaburri, Quyền Tổng Thống, 25/9/2008.
85. SOUTH KOREA
Chang Sang, Quyền Thủ Tướng, 11/7/2002 – 31/7/2002, 20 ngày.
Han Myeong-sook, Thủ Tướng, 19/4/2006 – 7/3/2007, 322 ngày.
Park Geun-hye, Tổng Thống, 25/2/2013 – đến nay.
86. SRI LANKA (CEYLON)
Sirimavo Bandaranaike, Thủ Tướng, 21/7/1960 – 27/3/1965, 4 năm 249 ngày.
Thủ Tướng lần 2, 29/5/1970 – 22/5/1972, 1 năm 359 ngày.
Thủ Tướng lần 3, 22/5/1972 – 23/7/1977, 5 năm 62 ngày
Thủ Tướng lần 4, 14/11/1994 – 10/7/2000, 5 năm 239 ngày.
Chandrika Kumaratunga, Thủ Tướng, 19/8/1994 – 14/11/1994, 87 ngày.
Tổng Thống, 1994 – 2005.
87. SRPSKAREPUBLIC (Lãnh thổ tự trị Bosnia-Herzegovina)
Biljana Plavsic, Tổng Thống, 19/7/1996 – 04/11/1998.
Željka Cvijanović, Thủ Tướng, 13/3/2013 – đến nay.
88. ST. LUCIA
Hon. Dr. Dame C. Pearlette Louisy, Thống Đốc, 17/9/1997 –
89. ST. MARTIN (France)
Marthe Ogoundélé-Tess, Quyền Tổng Thống, 25/7/2008 – 07/8/2008.
90. SWITZERLAND
Ruth Dreifuss, Tổng Thống Liên Bang, 01/1/1999 – 31/12/1999.
Eveline Widmer-Sclumpf,Tổng Thống Liên Bang, 01/1/2012 - 31/12/2012.
Simonetta Sommaruga, Tổng Thống Liên Bang, 01/1/2015 – 31/12/2015.
Micheline Calmy-Rey, Tổng Thống Liên Bang, 01/1/2007 – 31/12/2007 và 01/1/2011 – 31/12/2011.
Doris Leuthard, Tổng Thống Liên Bang,01/1/2010 – 31/12/2010.
91. THAILAND:
Yingluck Shinawatra, Thủ Tướng, 3/7/2011 - 7/5/2014, 2 năm 308 ngày.
92. TRANSKEI(Lãnh thổ độc lập thuộc South Africa)
Stella Margaret Nomzamo Sigcau, Thủ Tướng, 05/10/1987 – 30/12/1987.
93.TRANSNISTRIA
Tatiana Turanskaya, Thủ Tướng, 10/7/2013 – đến nay.
94. TRINIDAD AND TOBAGO
Kamla Persad-Bissessar, Thủ Tướng, 26/5/2010 – đến nay.
95. TURKEY
Tansu Çiller, Thủ Tướng, 13/6/1993 – 6/3/1996, 2 năm 267 ngày.
96. UGANDA
97. UKRAINE:
Yulia Tymoshenko, Thủ Tướng, 24/1/2005 – 6/9/2005, 225 ngày.
Thủ Tướng lần 2, 18/12/2007 – 3/3/2010, 2 năm 75 ngày.
98. UNITED KINGDOM
Margaret Thatcher, Thủ Tướng, 4/5/1979 – 28/11/1990, 11 năm 208 ngày.
99. YUGOSLAVIA:
Milka Planine, Thủ Tướng, 16/5/1982 – 15/5/1986, 4 năm.
100. ZAMBIA
Inonge Wina , Phó Tổng Thống, 2015.
101. ZIMBABWE
Thokozani Khuphe, Quyền Thủ Tướng, 2009.
Từ ngày Đại hội đồng Liên Hiệp quốc thông qua nghị quyết công bố Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế(tháng 12/1977), số nữ lãnh đạo quốc gia cũng như số quốc gia có nữ lãnh đạo gia tăng rất đáng kể (Bảng 2). Điều này chứng tỏ rằng càng ngày phụ nữ càng xung phong vào chính trường, là nơi mà phái nam giữ độc quyền.
Tuy nhiên, còn phải cần thời gian lâu dài hơn nữa vai trò nữ giới mới thật sự ngang hàng với nam giới trong mọi lãnh vực.
Bảng 2. Số lượng phụ nữ lãnh đạo và số quốc gia có phụ nữ lãnh đạo đầu tiên theo thập niên:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Reading, 6/2015
Nguyễn Thị Kim-Thu