BÙI CHÍ THÔNG
Lật hết tự điển VN cũng không thể nào tìm ra một định nghĩa chính xác cúa chữ Sến. Vậy Sến là gì? Tại sao có sến? Sến từ đâu ra?
Chữ Sến được khai sinh ra trong thời kỳ nội chiến Nam-Bắc 1954-1975 và chỉ có ở tại miền Nam VN, xuất hiện trong văn chương VN vào những năm 1960, trong thời kỳ bộc phát của trào lưu viết văn kiểu " choc quê " , tiêu biểu là Ao Thả Vịt ( Chu Tử ) Thương Sinh (tức Duyên Anh ) Hoàng hải Thuỷ, Dương Hùng Cường...
Sến là một phát âm trại ra của Sen: là người giúp việc nặng nhọc như lau nhà, rữa chén, giặt đồ và các việc linh tinh khác. Do đó có một số danh từ riêng cho giới này như liên tử, sến nương. Nói chung, mang chức danh sến không được oai bằng Tiến Sĩ, Thạc sĩ...
Nhưng " Sến " được áp dụng nhiều nhất vào lãnh vực đánh giá âm nhạc của một số người ... đã có một thời nhạc VietNam được chia ra 2 dòng nhạc : nhạc sến và nhạc không sến. Cần ghi nhận 1 điều này là Sến hay không Sến chỉ có xuất hiện bên tân nhạc. Không có vọng cổ Sến, cải lương sến, kịch sến...
Nhạc sến tiêu biểu cho dòng nhạc thường rỉ rả, điệu bolero, rumba với lời nhạc thường bi thảm hóa thái quá , một số bài thơ khá hay khi phổ nhạc kiểu này trở thành sến, đa số các bài thơ của Hàn mặc Tử rớt vô tình trạng này ... Nhạc nào không được coi là sến tức là ... nhạc không sến.
Có người nói rằng nhạc sến thì sến thiệt nhưng nghe kỹ có những ý tưởng mà phải sến mới diễn tả nổi và nếu lời sến rơi đúng vào tâm sự của người nghe thì là lời sến khi nghe rồi như chất keo cứ bám vào trong đầu gỡ không ra : "Chiều nay thấy hoa cười lại nhớ một ngườị…Ðường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn..".
Sến thiệt nhưng mà đúng!
Nghe qua thì kỳ mà nghĩ lại cũng đúng !
Tuy nhiên rất nhiều bài hát không sến sẽ biến thành sến nếu được hát bởi một ca sĩ bị xếp hạng sến.
Và cũng có rất nhiều nhạc sĩ không được coi là sến lại có vài bài hát rất sến chẳng hạn như Vũ Thành An "Ðời một người con gái Ước mơ đã nhiều Trời cho không được mấy Ðến khi lấy chồng Chỉ còn mối tình mang theo ! "
Ai nói là không sến ?!
.
Cùng là bài thơ " Maù Tím Hoa Sim " của Hữu Loan được phổ nhạc bởi Phạm Duy và Dzũng Chinh. Một bài không sến và bài kia được liệt vào loại "sến".
Cùng là bài " Xuân này con không về " hồi xưa nằm trong dòng nhạc sến, nhưng hôm nay nghe lại bài này lại thấy buì ngùi cảm động …
Cũng 1 bài “Tôi Ðưa Em Sang Sông ", kẻ cho là sến ,người bảo không.
Cũng 1 bài "Nỗi Buồn Hoa Phượng", có lúc nghe thiệt là đã, có lúc nghe quá sến.
Chẳng những 1 bài mà là 3 bài luôn "Lan và Điệp 1,2,3", có lúc nghe thiệt là đã, có lúc nghe quá sến.
" Tôi kể người nghe đời Lan và Ðiệp một chuyện tình cay đắng Lúc tuổi còn thơ tôi vẫn thường mộng mơ đem viết thành bài ca ..... " Lan và Ðiệp 1
" Tôi viết vào đây, chuyện nối tiếp tình yêu hai mái đầu Ước mộng đẹp tươi, thuở được thương mà sao chia lứa đôị Từng đêm Lan khóc thầm trong cay đắng ... Lan và Ðiệp 2
"...Ngoài xa từng tiếng cú kêu sương nghe thê lương Gió than não nề trong màn đêm nghe đau thương Từng hồi chuông ngao ngán ngân dài như khóc than, tiễn mộtlinh hồn " Lan và Ðiệp 3.
Không có ai đưa ra một thước đo, hay một tiêu chuẩn rõ rệt nào cả. Chỉ là so sánh chung chung. Có trường hợp so sánh được một cách rõ ràng, có khi không (ngoại trừ những bài nhạc quá "sến " thì khỏi cần so sánh)
Ngay chính một số nhạc sĩ khi được phỏng vấn trên các chương trình vidéo, có một số đã thừa nhận rằng một số các tác phẩm của họ viết ra vì mục đích thương mại, và chiều theo thị hiếu quần chúng …Mà đại chúng là gì, là đám đông dễ cười dễ khóc, và dễ hòa đồng ... những vdo,dvd,... karaoke ăn khách nhất là những bài hát dễ hò dễ hát, thuộc trường ca nhạc sến.
Nên nhớ rằng số nhạc bị gọi là Sến lại bán chạy nhất
Như vậy, cho rằng "sến " hay là " không sến " hoàn toàn là do nhận xét phụ thuộc vào cảm tính cuả con người
Thành ra khi bạn vẫn còn tâm hồn, nghĩa là vẫn thấy lòng rạo rực khi người nào đó đi ngang, con tim vẫn sẵn sang mở rộng chào đón thêm một người nào đó, nghĩa là vẫn còn khả năng làm tình yêu thành hiện thực... thì tất cả các bài nhạc nói về tình yêu cho dù là loại tình yêu tan vỡ, hạnh phúc, giỗi hờn, hận căm … đều là những bài nhạc không sến.
Thực ra sến hay không sến tuỳ nơi cảm nhận mỗi người , và cảm nhận có thể thay đổi theo thời gian, không gian, tâm sự và cảm tính cuả mỗi người. Cái chính là mình có trung thực với cảm nhận của mình hay không. Vờ vịt, giả dối với cả cảm nhận của mình thì chính thị là sến rồi !
Thiển nghĩ chữ sến chỉ để phân loại một kiểu thưởng thức, một kiểu chơi. Sến không có nghĩa là bad guys mặc dù có thể là ... bad taste. Ngày nay, người ta không kêu là nhạc sến nữa mà kêu là nhạc đại chúng, nhạc chiều theo thị hiếu đại chúng, hay nhạc thương mại ..
Ngay chính một số nhạc sĩ khi được phỏng vấn trên các chương trình vidéo, có một số đã thừa nhận rằng một số các tác phẩm của họ viết ra vì mục đích thương mại, và chiều theo thị hiếu quần chúng …Mà đại chúng là gì, là đám đông dễ cười dễ khóc, và dễ hòa đồng ... những vdo,dvd,... karaoke ăn khách nhất là những bài hát dễ hò dễ hát, thuộc trường ca nhạc sến.
Nên nhớ rằng số nhạc bị gọi là Sến lại bán chạy nhất
Riêng tác giả bài viết này, xin bỏ phiếu bầu vua hát nhạc sến trước 1975 là Chế Linh.
Xin mời anh em ta thưởng thức 1 bài sến hết biết, sến hết xẩy dưới đây:
https://www.youtube.com/watch?v=XIcMAn4i3QE (Trước 1975)
https://www.youtube.com/watch?v=FNW8VusewJ8 (Sau 1975)
Nhac dù sến hay không sến, cũng xin cám ơn những ca nhạc sĩ đã tô điểm cho đời những dòng nhạc lời ca tình ái.
Bùi Chí Thông "Chảo"
Công Thôn 1974
Tái bút:
- Tối qua lúc viết bài này, tác giả có hỏi vợ mình "Bà ơi, bà thấy tui có sến không" Không dám viết ra đây câu trả lời!
- Bạn hãy hỏi thử người phối ngẫu của bạn câu này xem câu trả lời ra sao?
BÙI CHÍ THÔNG CT 71-74