|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Giồng Riềng (Kiên Giang) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
27/5/2018
ĐBSCL: là vựa lúa cả nước
vùng đất trù phú
nhưng dân từ bao đời nay vẫn nghèo...
Tại sao ?
x. x. x
GIỒNG RIỀNG
( Kiên Bình)
Đám giỗ
Sau khi Ông tư tôi mất, do bom đạn chiến tranh, cả nhà bỏ xứ tản cư về Ngọc Chúc, một xã thuộc quận Giồng Riềng, mua đất và làm ruộng tại đó.
Năm 1970, anh Hồng con của Bác út lên Cần Thơ để học, chuẩn bị thi tú tài 2. Nhân dịp giỗ Ông, anh rủ tôi về chơi cho biết nhà luôn thể.
Măc dù anh bảo đi tàu đò từ Ô Môn nhanh và rẻ hơn, nhưng tôi lại muốn đi bằng xe đò để có dịp ghé qua Rạch Giá chơi cho biết. Anh chìu tôi và nói, sẳn dịp kéo thằng Đức về luôn ( anh Đức là út, đang học tại trường Nguyễn trung Trực ).
Đường tuy nhỏ nhưng xe cộ tấp nập. Qua khỏi Ô Môn là ta thấy ngay, 2 bên đường những đám lúa chưa gặt, hắt lên ánh vàng tươi, cả một vùng bao la. Toàn vùng nầy hình như dân chúng sống bằng nghề trồng lúa. Xa tít về hướng mé sông Hậu mới thấy màu xanh của vườn tược.
Tới cầu Thốt Nốt, từ xa đã thấy cụm nhà khu chợ.
Đây là cây cầu sắt bắt từ thời Pháp, từ trên cầu nhìn xuống, nước bên dưới cuồn cuộn chảy .
Anh tôi hỏi :
-' tao đố mầy nước kinh nầy chảy về đâu.'
-' ai mà biết'.
-' Mầy dỡ ẹt, học nls mà không biết à, nó chảy qua Cờ Đỏ rồi theo kinh Thốt Nốt về Giồng Riềng đấy'.
-' Thế sao anh bảo đi đò từ Ô Môn về Giồng Riềng gần.'
' -Từ Ô Môn qua Thới Lai có kinh Thị Đội chảy về đến xã Thạnh Hưng kết nối với kinh Thốt Nốt... rồi Giồng Riềng '
...Trên bờ kinh dọc theo đường, phía bên trái , lát đát là những căn chòi, hoặc những ngôi nhà lá thật đơn sơ.... với những giàn vó cá ( cần vọt với khung tre được mắc lưới sẳn ) ,chúng tôi đã đi được 40 km, còn 20 km nữa là đến ngã 3 lộ tẻ. Tại ngã ba lộ tẻ, xe dừng lại cho khách xuống đi vệ sinh và các xe trao đổi khách.
Lộ đi Rạch Giá chạy cặp một con kinh ( nghe nói được đào bằng tay thời Ngô Đình Diệm ).Con kinh lộ tẻ nầy mang nước từ sông Hậu tưới những cánh đồng rộng lớn bên trong
và tháo phèn ra biển tây tại Rạch Sỏi.
Đến đây là được nửa đường, và có thêm một số khách mới thay số khách đã chuyển xe. Một cô trạc tuổi tôi, 2 tay xách 2 giỏ, lên ngồi kế bên.Sau vài câu trao đổi, biết chúng tôi lần đầu đi đường nầy, cô ấy giới thiêu tên các con kinh mà chúng tôi sẽ đi qua. Được một lúc cô ấy giới thiệu và mời chúng tôi mua dùm con vịt xiêm ( cô ấy bảo con ngang nầy nhà nuôi ,độ gần 3 kg ), để cô ấy không phải xuống kinh B bán rồi lại lên xe đi kinh D thăm người ông.
Bị thuyết phục bởi giọng Bắc dễ thương, vả lại tôi cũng cần có một cái gì đó đi đámgiỗ, thế là tôi mua. Đây là sự kiện mà sau đó tôi bị trêu chọc suốt những ngày ở nhà Bác tôi.
Rạch Giá có vẻ nhỏ và phát triển theo chiều dọc bờ biển, Trong thời gian chờ anh Đức đi học về, Anh hướng dẩn tôi đi một vòng thăm đình thần Nguyễn trung Trực, xong đi dọc sông ra mé biển cho biết sân bóng đá. Thực tình mà nói, bờ biển ở đây chỉ được cái mát thôi, chứ không thấy bải tắm đâu cả, mà bên dưới nhiều rác quá. Sân vận động cũng có vẻ nhỏ, mà người ta lại vây kín kẽm gai xung quanh. Có điều chú ý là có khoảng vài chục tàu đánh cá Thái Lan neo dưới bến vì xâm nhập đánh cá trộm, chờ ra toà...
Từ bến xe RG về Giồng Riềng 32 km., Xe trở lại Rạch Sỏi, rồi về hướng Minh Lương. Đây là chợ xã nhưng rất sầm uất, có lẽ vì là ngã 3; rẽ phải là đường đến Tắc Cậu ( chợ xã nằm bên bờ sông Cái Bé ), tại đây có bến tàu đi xẻo rô, Hiếu Lễ ( các kinh 7,11...)
Đến Bến Nhứt gặp ngã 3, có cây cầu sắt bắc qua sông đi thẳng về Gò Quao. Từ Bến Nhứt quẹo trái đi thêm 10 km là đến Giồng Riềng. Quan cảnh chợ có vẻ dìu hiu, dân chúng đi lại thưa thớt và thấy có binh lính tới lui hơi nhiều, dấu hiệu vùng nầy không bình yên. Thật ra cả miền nam đâu đâu cũng bất ổn, cường độ chiến cuộc gia tăng....Anh tôi bảo nhà ở Ngọc Chúc, cách đây 5 km, phải đi đò. Đò là những chiếc vỏ lải gắn máy đuôi tôm phía sau, cứ nửa tiếng có một chuyến.
Trước những năm 69, dấu hiệu cuộc chiến gia tăng thấy rõ, đường xá các liên tỉnh đâu đâu cũng có đắp mô, những cuộc đụng độ giữa bên trong và bên ngoài gia tăng. Quân đội QG mở chiến dịch ' nhổ cỏ U Minh '.....những trận đánh diễn ra ở Chi Lăng, núi dài, núi Con Két....thuộc Châu Đốc và Hà Tiên, ném bom càn quét vùng biên giới..v.v....những cuộc tản cư lánh nạn diễn ra khắp các tỉnh thành miền nam...đồng ruộng nhiều nơi bỏ hoang, đời sống dân chúng rất khổ sở....nhắc những sự kiện nầy để thấy rằng, chúng ta những người còn cắp sách đến trường, còn trong bảo bọc của gia đình...quả là may mắn lớn !
Khu vực ngã tư Ngọc Chúc, một bên là chợ, góc bên sông về hướng quận là một Đồn của ĐPQ, góc đối diện đồn bỏ hoang xa về phía quận lỵ là khu vườn mận rất lớn. Nhà Bác tôi thuộc góc còn lại, cách cầu xi măng qua chợ vài trăm thước. Các người Ông, chú, bác, và một số con cháu từ các nơi về tương đối đông. Khu nầy hiện giờ vẫn yên ổn, nên ban đêm đèn đốt sáng dân trong xóm vẫn đi lại, một số quán bên chợ vẫn mở cửa...
Một ông Chú hiện sống bên Một Ngàn :" Chiến tranh triền miên như thế nầy, dân tản cư bỏ hoang ruộng vườn tiếc quá, đôi lúc tao cũng muốn về gần chợ, nhưng lại sợ bỏ nhà cửa, mồ mã ông bà không ai chăm sóc nên đành bám lại."
Ông Bác ở Ngan Dừa ( thuộc Bạc Liêu ),:" xứ tao người ta tản cư bỏ đi gần hết, đêm đêm pháo nổ đì đùng thấy sợ, nhưng cũng ráng bám lại, biết đi đâu bây giờ. Chiến tranh mà, nay chỗ nầy mai chỗ khác biết đâu mà lần ".
Bác Út trai, chủ nhà :" Ba tui mất, dân quanh vùng người ta bỏ xứ đi hết, cái miệt muỗi, đĩa...tui cũng phát chán rồi, hơn nữa vì tương lai các cháu nên phải đến đây. Nhờ vậy các con tui được học hành tiếp tục và có cơ ngơi như hôm nay".
Người Bác bên xã Bàn Tân Định chen vào, ban đầu nó định sang đất bên Đường Xuồng ấy, đất dưới đó phèn còn nhiều, làm lúa đâu tốt như bên đây, hoặc bên Thạnh Hưng, Chùa Phật.
Bác Út lại băn khoăn, mấy bữa trước tôi đi Hoà Hưng, thấy Bộ Đội về nhiều, nghe nói họ đóng quân dài tới khu Sài Gòn mới, tôi e rằng vùng nầy cũng sẽ không yên...
Hiếm khi có dịp, nên gặp lại nhau, các ông tuôn hết những nỗi niềm riêng tư mà chỉ có những người trong Họ mới thông hiểu và chia xẻ được.....Từ trưa đến xế chiều, các bàn khác đã tan, mà bàn các Bác Chú tôi vẫn râm ran chuyện đông...tây. ...
Một ông Chú :" Thật tình mà nói, mình phải cám ơn tụi Pháp, nhờ nó cho đào các con kinh mà ruộng vườn mình mới trồng trọt được tốt".
Một ông khác :" Đúng vậy, không có mấy con kinh ở Ô Môn, Thốt Nốt và con kinh Xà No bên Cần Thơ thì mùa mưa Cần Thơ cũng bị ngập lụt không thua gì xứ Tân Châu, Hồng Ngự....
Một ông : " Nói tới nói lui, phải nhìn nhận dân miền nam mình giỏi thật, cả triệu dân Bắc di cư 54, dân nam ôm và lo tuốt, không một ai đói cả...."
......
Tụi trẻ chúng tôi chỉ nghe lóm, nhưng rất thích vì nhờ thế mà biết được gốc tích dòng họ và hiểu thêm ít nhiều diễn biến thời sự....
Ngày hôm sau, các Bác, Chú lần lượt ra về còn tôi ở lại chơi thêm vài hôm rồi cùng anh Hồng về Cần Thơ.
x x x
Tổng quan những con Kinh chính liên quan với 2 sông Cái Bé và sông Cái Lớn :
-Kinh Thị Đội nối với Kinh Thốt Nốt tại xãThạnh Hưng, Giồng Riềng chảy vào sông Cái Bé.
- Kinh Xà No từ sông Cần Thơ tại Phong Điền chảy về Vị Thanh chảy vào sông Cái Lớn
Trước khi lập dự án đào một con kinh cho mục đích cấp hay thoát nước,
các kỹ sư phải đo đạc, lấy dữ liệu lập. bản đồ, tính toán mực nước đầu và cuối
sao cho khi hoàn tất nước phải chảy theo hướng đã định. Những con kinh hiện
hữu có mục đích giảm áp lực nước dòng sông Hậu, sông Tiền, tháo phèn vùng
trũng và tưới tiêu ruộng đồng. Nay do tình hình thiếu nước phục vụ cho nông
nghiệp, người ta khoá các cửa sông bằng các con đập để giữ ngọt, ngăn mặn.
Đắp đập ngăn nước sông Cái Bé và sông Cái Lớn tất dẫn đến :
- Mực nước cuối các con kinh dâng cao, tính chất bình thông nhau mất tác dụng, các con kinh sẽ không còn hút nước giảm áp trên sông Hậu
- Sẽ gây ngập nhiều khu vực thấp, gây biến đổi môi sinh, một. số động vật, thực vật sẽ bị huỷ diệt...( kinh nghiệm từ Hà Lan )
- Biến động dân sinh: sẽ ngập một số khu vực thấp, trước nhất là các khu kết nối trực tiếp 2 con sông trên. Vùng bị ảnh hưởng lan toả rất lớn.
Sông Hậu do không còn tháo nước từ các kinh sẽ gây ngập nặng các khu vực 2 bên bờ...
Cặn bã, độc hại từ thượng nguồn bị tích tụ dẫn đến dịch bệnh...
......
Và những điều chưa lường trước....
Cần Thơ, 25. 5. 2018
Thanh Dang Ngoc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1063233 visitors (3178645 hits) |