( PHẦN 1 )
Nếu tôi không gặp ông ta trên chuyến xe ngày hôm ấy, tôi có lẻ không bao giờ tin được trên đời này có một người cha nuôi như thế.
Theo thông lệ, tôi đã phải đứng sắp hàng trước quầy bán vé rất sớm. Có vài ba người đã đứng trước đó từ lúc nào không rõ. Một trong số họ là một ông cụ già nhưng có vẻ mẫn cán, nhanh nhẹn nhưng trầm tĩnh. Tôi tiến đến ngay sau lưng ông và đứng yên cho đến lúc quầy vé mở cửa. Bảo Lộc sáng hôm ấy lạnh và nhiều sương mù. Tôi cảm thấy cô đơn và tủi thân. Hàng năm tôi phải lên đây tá túc 3 tuần lể nghỉ hè tại nhà Má Chánh vì không còn chổ nào tốt hơn mà tôi có thể tìm thấy.
- Cậu mới lên đây lần đầu tiên à.
Ông già quay xuống hỏi tôi để làm quen.
- Cháu về đây nghỉ hè.
Tôi lịch sự trả lời ngay và nhìn thoáng qua người hành khách sắp đi cùng xe. Thật ra tôi chưa trả lời chính xác câu hỏi ấy. Từ lần đầu tiên đi nộp đơn chuyển trường tháng 6-71 đến nay tháng 9-77, tôi lên Bảo Lộc khoảng 20 lần.
- À, vậy cậu là sinh viên hả? Hạnh phúc quá nhỉ? Tôi đã từng mơ ước được làm sinh viên như cậu.
Tôi định hỏi ông thêm nhưng tiếng động từ trong quầy vé đã cắt lời tôi. Hôm nay không có quá nhiều khách. Hàng người không quá dài và không có cảnh chen lấn. Lần lượt ông già ấy mua được vé xong đến phiên tôi. Chúng tôi cùng bước ra khỏi phòng vé. Ông già móc trong cái xách tay cũ nhà binh một cái áo len màu xanh đậm. Chìa cái áo len cho tôi, ông ta từ tốn nói.
- Cậu mặc vào đi. Một lát nửa xuống đèo cậu bị lạnh đấy.
Tôi lí nhí nói cảm ơn và trồng cái áo len vào môt cách ngoan ngoản. Thật ra cái phong cách của ông ta khiến tôi như bị thôi miên.
- Ta ra đây uống cà phê nhé! Trời còn sớm mà.
Tôi riu ríu bước theo chân ông ta như một đứa con nhỏ đi theo chân của cha nó vậy.
Ngồi trong quán tôi mới nhận ra mình nhầm to rồi. Ông ta thật ra không già lắm. Gương mặt xương xẩu và râu ria tua tủa khiến ông ấy trông thấy già hơn trước tuổi rất nhiều.
- Cậu cũng uống cà phê đen chứ hả? Tôi thì lúc nào cũng vậy. Cậu học ở trường nào? Năm thứ mấy rồi? Hè không đi đâu chơi à?
Tôi lịch sự, nhỏ nhẹ trả lời các câu hỏi và ngồi yên trên cái nghế đẩu thấp.
- Cậu uống đi kẻo nó nguội. Tôi mừng cho cậu. Thời buổi này mà còn đi học được thì còn gì bằng? Nhà ba má ở đâu? Có nhiều anh em không? À, quên nữa rồi. Tên cậu là gì?
Chưa khi nào tôi nói dối với ai điều gì. Nghe những gì tôi kể hết về hoàn cảnh và lý do tôi lên đây, ông có vẻ ngạc nhiên và lo cho tôi. Ông bóp trán suy nghĩ giây lác rồi bảo tôi cuối tuần này về nhà ông ấy chơi vì sẽ có mấy việc ông ấy cần tôi và cũng có mấy việc ông ấy muốn kể cho tôi nghe nữa. Lời nói ấy chất chứa vừa chứa đựng sự thúc giục vừa hàm ý ra lệnh cho tôi. Tôi ghi chép địa chỉ và hứa sẽ đến.
Khi xe chạy ngang cổng trường Nông Lâm Súc tôi liếc mắt vào và kể cho ông ta nghe đôi chút về ngôi trường này và về cái ước mơ trở lại Bảo Lộc này để sinh sống đến hết đời tôi một cách tha thiết, lảng mạn. Tôi không chú ý rằng ông ấy có vẻ rất đăm chiu tư lự. Tôi sau đó lặng thinh như để cho ông ấy có thể suy nghĩ ra điều gì đó. Ông ta chậm rãi kể cho tôi nghe về cái điều mà tôi không bao giờ có thể quên được.
“Tôi cũng có gia đình như bao nhiêu người khác vậy. Ba má tôi bị thương nặng trong một trận pháo kích và đã bỏ tôi lại lúc tôi mới lên 10. Tôi sống với ông bà nội và không được may mắn, không được đi học, không được dạy bảo cho nên người. Ông thì say sưa rượu chè. Bà tôi thì tha hồ cờ bạc. Đến năm 18 tuổi, tôi trốn đi lính. Họ không hề tìm thăm tôi. Họ cũng không hề biết tôi còn sống hay đã chết tự lúc nào.
Sau này, tôi tình cờ biết rằng cha tôi là con nuôi của hai ông bà.
Từ trong quân trường tôi đã kết thân với Long, một con người chân chính tốt bụng thiệt thà. Nó lớn hơn tôi hai tuổi và vì một lần thi rớt, nó buồn quá cũng bỏ nhà đi lính như tôi. Hai đứa tôi tự chọn vào chung trại và đã thề sống chết có nhau. Ra trường, tụi tôi về chung đơn vị, chia nhau nhiều thứ, trừ tình yêu mà nó dành cho Thúy Vân. Nhiều lần nó đã tâm sự với tôi rằng:
“Tao có thể làm bất cứ điều gì để khiến cho nàng được hạnh phúc như những ngày đầu tụi tao thương nhau. Tao cố chờ đến ngày giải ngũ, về quê, lấy nàng làm vợ, và rồi có con cái, có những thứ bình thường nhất trên đời này.”
Nó thì như thế. Còn tôi thì không có ai thương. Tôi xấu xí, cộc cằn, thô lỗ, ít học, ít kiến thức và ít tình yêu nữa chứ.”
Châm một điếu thuốc nữa, ông nheo mắt nhìn tôi xem chừng như muốn hỏi tôi có hút thuốc không, muốn nghe ông ta kể tiếp. Ông ấy đã làm tôi kính phục vì cái phẩm chất rất đời thường và cách nói chuyện rất bình thường của ông ta. Tôi ra dấu tôi không hút thuốc và nhẹ nhàng cám ơn ông.
Xe xuống hết đèo Bảo Lộc. Lòng tôi cũng xuống hết niềm u uất. Tôi nhớ ngay đến câu phương châm mà Long Kh’mer và Khuê Bầu chọn:
“Đọc vạn thư bất như hành thiên lý lộ.”
Tôi đã chưa đọc nhiều như “vạn thư” mà cũng đã chưa đi nhiều cở “thiên lý”. Hôm nay trong chuyến đi về Sài Gòn rất bình thường này, tôi đã gặp con người rất bình thường này nhưng tôi nhận ra một điều khá đặc biệt: “Hạnh phúc ở trong tầm tay của chúng ta.” Tôi tự ngẫm lại cuộc đời mình. Những gì tôi đã cho là bất hạnh có phải thật sự bất hạnh không? Những cái tôi đã tự cho là mình thiếu thốn đó có phải thật là sự thiếu thốn không? Hạnh phúc có tùy vào cái ta có hay là tùy vào cách ta suy nghĩ? Hàng chiều tôi tập đá banh. Hàng tối tôi đánh đàn classic. Hàng năm tôi lên Bảo Lộc nghỉ hè với gia đình Má Chánh, nơi có mọi thứ mà tôi muốn có: công việc- lò làm nem có tiếng ở Bảo Lộc, niềm vui, tiếng cười- anh Từ là một cây tếu lâm, bửa cơm ngon- có thịt mỡ, có nhạc hòa tấu nghe suốt ngày- do chính Ba Chánh tuyển chọn- và có dịp đi đá banh- Thi Lùn đang đá cho đội Huyện B’lao mà. Những gì đến nay tôi có được lại là điều mà nhiều người thèm muốn. Những gì đến nay tôi thèm muốn lại là điều mà họ đã chán chường. Thầy Vũ Thủy dạy triết học đã giúp tôi hiểu ra một số điều. Một trong số đó là:
“Cái rác thải của người này có thể là của cải đối với người khác.”
Tôi ngồi yên trong lúc ông hành khách ngồi kế bên đã ngủ từ nảy giờ. Tôi nhắm mắt để nhớ lại những gì đã xảy ra. Tôi cố điểm lại những gì tôi đã làm và chưa làm được. Tôi lại bổng hình dung ra những gì có thể xảy đến với tôi trong tương lai. Tiếng kêu to của anh phụ xế làm tôi giật mình.
- Tới trạm Madaguoi rồi cô bác ơi. Ai có hóa đơn mua hàng chuẩn bị trình thuế vụ. Lẹ lẹ về Sài Gòn cô bác ơi!
Ông già ngồi bật dậy, dụi mắt, ông ta kề tai tôi thì thào:
- Nếu tụi thuế vụ có hỏi, cậu nhận giùm tôi là có một bao trà tươi của cậu nhé?
Tôi thản nhiên nhận lời nhưng lại thật ngố nghế hỏi ông:
- Bao trà nào?
- Mỗi người chỉ được chở một bao thôi. Tôi chất trên mui tới ba bao lận. Tôi trả tiền cho thằng phụ xế để nó nhận một bao rồi. Cậu giúp tôi được chứ?
- Ôi thế thì có gì đâu. Bác yên chí đi.
Qua xong trạm Madaguoi, cái trạm hắc ám nhất, mọi người thở phào nhẹ nhỏm. Tôi chẳng nghĩ ngợi gì. Ông già hơi nghiên người qua tôi nói vừa đủ cho tôi nghe:
-Tôi có chứa gỗ lậu trong mấy bao trà. Tôi đã chung chi trước rồi nhưng mình phải có hành khách nhận bớt đi cho tụi nó vui lòng cho qua vậy mà. Cảm ơn cậu nghen.
-Dạ đâu có chi Bác. Tại cháu không biết.
- Trong mỗi bao, tôi chất một bộ ghế đai bằng gỗ Cẩm Lai, tháo rời ra. Về Sài Gòn có mối mua sẳn rồi. Trà xanh thì bán cho dân Chợ Lớn pha chế. Tôi chất hàng từ hồi khuya này lận. Mỗi chuyến đi tôi kiếm được ít tiền. Tôi để dành cho con tôi ăn học.
Thật bất ngờ, tôi nhìn ra hướng cửa sổ giải bộ như tôi không có cảm giác gì. Thật ra tôi đã thì thầm: “cho con tôi ăn học.”,“rồi thế nào mình sẽ đến nhà ổng xem sao!”
Cái nóng nực oi bức dần dần làm tôi khó chịu. Tôi cởi cái len ra và trao lại cho ông ta. Mọi người đều kéo cửa sổ lên hết để đón gió vào. Tôi có dịp nhìn kỹ ông ấy. Gương mặt chử điền như Từ Hải. Đôi vai rộng và đôi mày đậm rất hợp với bộ ria mép và một ít râu quai nón. Đôi mắt, không to tròn, nhưng với cái quầng thâm mất ngủ, báo hiệu rằng ông phải làm rất vất vả và thường thức khuya. Tóc hơi ngả sang mầu muối tiêu, dấu hiệu tuổi 40-50, gần gấp đôi tuổi của tôi. Cái áo khoác nhà binh cũ kĩ, dơ bẩn, cho người đối diện nhiều ấn tượng khác nhau. Với tôi, quá quen thuộc- Long Kh’mer thường mặc lắm, đây là cái dấu hiệu phong trần, lam lũ. Đối với một phụ nữ thông thường, cái áo ấy là cái biểu hiện sự dơ bẩn tội lỗi. Đối với giới trí thức, có của cải, đây là cái dấu hiệu tồi tàn, mạc hạng. Đôi môi thâm, hàm răng nhiều vết dơ bẩn, có lẻ do hút thuốc lá đen chăng? Những điều ấy đối với tôi là rất đẹp. Nhưng có mấy ai thích loại người như thế này đâu khi mà ở chổ nào thiên hạ đọc hoặc nghe thấy cái khẩu hiệu: “lao động, kinh tế mới…”
Xe đến Định Quán. Mọi người xuống xe ăn trưa. Khi tôi chưa biết làm thế nào, thì tôi được ông ta mời tôi:
- Xuống xe đi. Tôi đãi cậu cái thứ này.
Tôi một lần nữa làm theo lời của ông ta như một đứa con ngoan theo lời cha nó ra lệnh vậy. Đặt chân phải xuống đất xong, tôi xoay lại ngay để đở ông già “Từ Hải” của tôi xuống. Tôi thật choáng khi nhận ra ông có một ống chân giả bên trái. Đi khập khiểng, nhưng khá nhanh nhẹn, ông ta tiến tới một cái bàn trong góc quán và ra lệnh cho tôi ngồi xuống.
- Tôi bị thương nhẹ thôi còn bạn tôi đã ra đi luôn rồi.
Tôi lặng thinh, ngồi nhẹ xuống cái ghế dựa bẩn thỉu cũ kĩ như sợ gây ra tiếng động làm cắt dòng suy tưởng của ông.
- Cậu ăn cơm xườn nhé? Tôi thì ăn chay mấy năm nay rồi.
Ông gọi cho tôi một dĩa cơm với miếng thịt to nhất. Chỉ tay người tôi, ông ta phê phán:
- Thanh niên gì mà ốm yếu thế. Thiếu ăn lắm hả cháu? Thôi, tự nhiên nhé.
Ông ta rút ra trong túi áo dưới bên phải một cái chai nhỏ, chai nước tương. Tôi không thấy thật ngon miệng vì cái cảm giác rất kỳ lạ chi phối. Cho tới khi ấy, cha tôi chưa có lần nào dắt tôi đi ăn một tiệm quán nào cả theo như tôi nhớ. Cho tới khi ấy tôi chưa có lần nào ngồi đối diện với một người đàn ông kẻ có rất nhiều điều để tôi suy nghĩ. Ông gọi cho tôi ly sữa đậu nành. Châm một điếu thuốc, ông ta nhâm nhi ly cà phê đen nữa. Trong khói thuốc tỏa lơ lửng mông lung ấy, tôi có cảm giác như ông ấy sẽ rất gần với tôi cả về tinh thần lẩn thể xác. Giọng nói chậm buồn làm tôi cảm thấy buồn theo.
- Trong một hôm lên thăm đồn, Thúy Vân bị kẹt trong một trận pháo kích. Một quả pháo đã phá tan tành cái lô cốt hai vợ chồng nó ngủ. May là con bé Long Vân, hai tuổi, hôm đó bị bệnh ở nhà với bà ngoại. Nếu không thì chắc chắn là…
Tôi nhận ra ngay cái nghẹn lời của ông già tội nghiệp. Còn tôi, hai hàng nước mắt vừa tuôn nhanh, nóng hổi. Tôi chợt cảm thấy rất lạnh. Mọi người xung quanh không thể nào hình dung điều gì đang diển ra ở đây, giữa hai chúng tôi. Họ lục đục kéo nhau lên xe khi vừa nghe anh chàng lơ xe nhắc gọi.