Khoảnh khắc nhớ Tây Nguyên
Nhớ ngày xưa mình đi học Trường Nông Lâm Súc Cần Thơ, những môn thích nhứt là Nông học ,Thổ nhưỡng, Lâm học do Thầy Trần Đăng Hồng và Thầy Lê Quan Hồng giảng dạy. Các môn nầy tôi đạt điểm cao.
Ngày ấy được các Thầy truyền dạy cho chúng tôi biết về các loại đất và thảo mộc rừng Việt Nam trong đó Thầy có nói đến vùng đất Bazan và những khu rừng đa dạng sinh thái ở vùng Tây Nguyên. “Rừng vàng, biển bạc”, "Rừng điêu tàn tổ quốc suy vong". Các Thầy dạy là thế, nhưng Tây Nguyên ở đâu? Mà nó hấp dẫn tôi như mơ được có ngày đến đó. “Có thể Tết Công Gô mới đến được”. Nhưng rồi thời cuộc đẩy đưa tôi cũng đến được vào năm 1968 làm công tác dạy học.
Muốn đến được Tây Nguyên duy nhứt là đường hàng không là an toàn nhứt. Đường bộ có 3 ngã như tỉnh lộ 7 từ Phú Yên, Qui Nhơn- An Khê- Quốc Lộ 14. Tuy nhiên thời chiến tranh các con đường nầy luôn bị cắt đứt không an ninh nên ít ai dám đi dường như bỏ ngỏ.
Tây Nguyên là kết hợp các tên tỉnh xưa và nay như: Ban Mê Thuột ( Darlac) Kontum, Pleiku ( Giai Lai), Phú Bổn ( Ayunpa), Kiến Đức ( Đắc Nông) Lâm Đồng ( Đà Lạt). Thời nhà Nguyễn gọi là vùng “Hoàng Triều Cương Thổ” trực thuộc cung đình Huế quản lý.
"Hoàng triều là triều đại đang trị vì, cương thổ là vùng đất đai ở biên giới. Hoàng triều cương thổ là vùng đất đai ở biên giới, thuộc sự quản lý của triều đại đương thời. Qua Dụ số 6 ngày 15 Tháng Tư, 1950, Bảo Đại tách riêng phần cao nguyên Trung bộ ra và lập quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều cương thổ (tiếng Pháp: Domaine de la Couronne). Hoàng triều Cương thổ là tên gọi để chỉ vùng đất Tây Nguyên Việt Nam hiện nay gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Hoàng triều Cương thổ chính thức thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1950 rồi giải tán ngày 11 tháng 3 năm 1955. Tại vùng này thì Bảo Đại ngoài danh nghĩa Quốc trưởng ra vẫn giữ vai trò Hoàng đế".
Ngày 10 tháng 8, 1954, quy chế Hoàng triều cương thổ bị xóa bỏ. Thủ tướng Ngô Đình Diệm thông qua Dụ số 21 ngày 11 tháng 3, 1955 và Quốc trưởng Bảo Đại chấp thuận, chính thức sáp nhập Hoàng triều Cương thổ lại vào Trung phần chấm dứt đặc quyền của người Pháp và Quốc trưởng trên vùng Thượng và danh xưng Cao nguyên Trung phần được dùng lại.
Ngày nay ở Darlac ( TP Ban Mê Thuột) còn dấu tích của vua Bảo Đại là “Biệt Điện” vua Bảo Đại còn nguyên vẹn, nhưng xuống cấp trầm trọng tại vị số 4 đường Y Ngông TP Ban Mê Thuột.
Đến Tây Nguyên là đến những đồn điền Cao su, Cà phê, các cánh rừng nguyên sinh đa dạng thực vật, cao nguyên phẳng lặng, suối mơ rì rào băng qua nhiều ghềnh thác tạo nên bức tranh thủy mạc hoàn hảo đẹp vô ngần. Các dân tộc người Thượng như Jarai, Bahna chung sống đoàn kết hữu hão thể hiện qua các lễ hội cồng chiêng, các sơn nữ phà ca duyên dáng làm tăng sức hấp dẫn du khách mỗi lần đến vùng nầy. Tây Nguyên cũng tạo hứng thú cho biết bao nhạc sĩ, thi sĩ sáng tác nhiều bảng nhạc làm say đắm biết bao giai nhân tài tử khách lãng du một lần ghé thăm.
Vào năm 1968 các Trung tâm Canh Mục Thượng, Canh Mục Sắc Tộc được chuyễn giao từ Bộ Canh Nông qua Nha Học vụ Nông Lâm Súc Sai gòn quản lý. Đến năm 1970 các trường Trung Học đệ nhứt cấp Nông Lâm Súc được thành lập và chiêu sinh giảng dạy đến 30/4/1975 đóng cửa. Trong 5 năm hoạt động, chỉ có NLS/Pleiku có mở thêm Đệ nhị cấp. Còn trước kia các học sinh đến lớp 10 phải chuyễn đến các trường như Bảo Lộc, Huế, Ninh Thuận …nên chỉ có những em đủ điều kiện chẳng có bao nhiêu, còn lại chuyễn qua trường phổ thông. Đó là lý do Nha đã mở thêm đệ nhị cấp ở Pleiku là hợp lý vô cùng. Nhưng lực bất tòng tâm…thật đáng tiếc thay…
Cuối năm 1970 tôi xin đổi về miền xuôi, ngày tiển anh đi đầy đủ Thầy trò ra tận sân bay tiễn biệt kinh thượng một nhà thật bùi ngủi kẻ ở người đi biền biệt. Mãi cho đến 46 năm sau tôi mới có dịp trở lại, nhưng vật đổi sao vời, chốn củ dấu vết người xưa không còn nữa…Mong ngày 28 tháng 4 năm 2018 họp mặt các trường NLS Tây Nguyên các em có mặt để nhìn nhau âu yếm tình nghĩa Thầy và Trò một thời lưu luyến ấy. . ./.
Võ Thanh Nghi ( Ksor Vo) / NLS Phú Bổn.
Lời nhạc: "Đường chiều sơn cước"
Chiều xưa em tiễn bước anh đi.
Tháng năm về đây nhớ nơi Kinh Kỳ.
Chiều rừng mây trắng lướt bay ngang.
Em ngồi em nhớ bóng ai khi chiều lang.
Lá đổ suối ngàn nhớ thương ôi ngập tràn.
Sầu thương năm tháng khó phôi phai.
Nhớ ai còn thương nhớ thương ai hoài.
Rừng chiều chim chấp cánh bay nhanh.
Bay từ muôn lối đến nơi rừng xanh.
Bay về Kinh Thành ước mơ se mộng lành.
Chập chờn làn khói tím bên mái tranh xưa
khơi bao niềm thương nhớ.
Rừng chiều quạnh hiêu bên vách đá cheo leo
như bao niềm ước mơ.
Đường về rừng cũ ôi sao quá bơ vơ
khi sương chiều lang xuống.
Ngập ngừng làn mây trôi đến nơi phương trời nào
những khi chiều buông.
Đồi cao dốc núi quá cheo leo.
Nhớ thương tràn dâng đến nơi thôn nghèo.
Tìm lại giây phút sống bên nhau.
Mơ ngày mai sẽ nối duyên trầu cau.
Cho tình ban đầu tháng năm thêm đẹp màu.
- - - - - - - - -- - - - -- - - -
***Kính mời quí vị thưởng thức nhạc phẩm: Đường chiều Sơn cước
Sáng tác Lê Dinh & Minh Kỳ
Ca sĩ Giao Linh- Trường Thanh trình bày
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/duong-chieu-son-cuoc-tui-
Biệt điện vua Bảo Đại Tọa lạc số 4 Y Ngông -TP Buôn mê thuột
Biển Hồ Pleiku
Nhà thờ gổ kontum
Sơn nữ Phà Ca Kontum với trai làng Ban Mê
Cồng chiêng Tây Nguyên