|
|
|
QUYỂN 5 |
|
|
|
|
|
|
|
Về cội nguồn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16/1
Phóng sự, ký sự
Sông Mekong dài chừng 4200km, chỉ khoảng 200km cuối cùng chảy vào lãnh thổ Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Nó phải vượt qua nhiều nước khác nên ngoài vòng kiểm soát nước ta, mọi tác động quan trọng trên giòng chảy đều ít nhiều ảnh hưởng đến các cư dân trên lưu vực cuối cùng này. Và điều lo lắng nhất chính là việc xây dựng các con đập ở thượng nguồn, khiến trong nhiều năm trở lại đây, mùa lũ An Giang không còn nước!
Cha mẹ, Ông Bà... của các cháu tôi, là cư dân lâu đời ở Long Xuyên, Châu Đốc. Tôi dẫn chúng về Vàm Cống, thăm nơi chôn nhau, cắt rún của Bà,thăm bến sông xưa nơi cha các cháu xuống thuyền vượt biển hồi 1978.
Về Long xuyên thăm nhà xưa mà Ba Mẹ các cháu từng sinh sống(hẽm 7), dù đang cho thuê, nhưng tôi vẫn yêu cầu khách giữ nguyên bàn thờ Ông Bà cố của các cháu.
Lên Châu Đốc, rong chơi 1 chút trên thượng nguồn giòng Bassac, ghé làng bè nhìn phía bên kia sông là làng Châu Phong, đang còn ngôi mộ nhỏ của Ông Cố của các cháu, mà tôi vẫn thay mặt Anh Chị Hai tôi lên tảo mộ vào mỗi cuối năm!
Con cá basa bây giờ không còn là thế mạnh xuất khẩu, nên làng bè đã mất đi cái nhộn nhịp một thời! Dẫu sao, với các cháu, đây chắc chắn là 1 trãi nghiệm thú vị mà nước Mỹ xa xôi giàu có, không thể nào mang lại!
Một bữa bánh xèo Cử Trị Châu Đốc mà Ông Bà 6 Hoàng& Nhân chiêu đãi, giúp mọi người thoải mái tiếp tục cuộc hành trình đi về phía Thất Sơn, vùng đất bán sơn địa với nhiều truyền thuyết huyền bí còn lưu lại từ thuở Ông Cha ta mở cỏi! Tôi muốn đưa các cháu thăm vùng này còn bởi vì đây từng là nơi Ông Nội chúng từng đóng quân trong những năm chiến tranh ác liệt. Tất cả đều đã qua, không thể nào thay đổi, chỉ có những núi đá, những lô cốt... mang đậm dấu ấn của một thời cốt nhục tương tàn, một thời không đáng có đã để lại biết bao "di chứng" mà nhiều nước trong khu vực may mắn chẳng phải kinh qua! Bây giờ, nhìn lại chúng chỉ để ngậm ngùi và mong ước chẳng phải gặp lại điều tương tự trong tương lai!
Đưa các cháu lên thăm pháo đài núi Sam để thấy một vùng đồng bằng xanh lúa bên dưới, mà đáng lẽ mùa này ngập tràn biển nước, nhưng giờ thì chẳng còn như trước, vì các đập chặn nước từ phía Trung Quốc, chị bán hàng trên đỉnh núi Sam cũng biết điều này!
Chuyến đi tiếp tục vào Nhà Bàn, Tịnh Biên, núi Két, Tri Tôn làm bọn trẻ thích thú!
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP |
|
|
|
|
|
|
VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
huunghi68dvb@yahoo.com
Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com
Sáng lập : Dr TRẦN ĐĂNG HỒNG
Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)
Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III (2012) |
|
|
|
|
|
|
|
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/ |
|
|
|
Số lượt người đọc kể từ 5/3/2015: 1062021 visitors (3175292 hits) |